Tình hình nước Đức nửa đầu thế kỉ XIX

1. Tình hình kinh tế – chính trị nửa đầu thế kỉ XIX 

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Theo quyết nghị của hội nghị Viên (1815), đất nước này được coi là một liên bang bao gồm 31 tiểu vương quốc tách biệt nhau và 4 thành phố tự trị (Bremen, Hamburg, Liubêch, Phrăngphua trên sông Mainơ). Cơ quan tối cao của Liên bang là Hội nghị Liên bang bao gồm đại diện các tiểu vương quốc không có mối liên hệ vững chắc, không có quyền lực thực tế. Liên bang Đức không có ĐỘ quan lập pháp và hành pháp chung, không có quân đội, tài chính và ngoại giao chung Toàn bộ quyền lực ở trong tay giai cấp quý tộc phong kiến của từng vương quốc. Cho nên, trên thực tế, Liên bang Đức vẫn nằm trong tình trạng bị chia cắt về hành chính, quan thuế, đo lường và tiền tệ. Tình trạng đó gây nên nhiều trở ngại đối với sự phát triển của đất nước. 

Tuy nhiên, do sự tiến bộ kĩ thuật ở châu Âu, kinh sẽ công thương nghiệp Đức bắt đầu phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Năm 1822, cả nước Đức mới có 2 máy hơi nước, đến năm 1847 đã sử dụng 1139 máu. Năm 1825, chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơn. nước xuất hiện trên sông Ranh. Năm 1835, đường xe lửa đầu tiên được khánh thành mười năm sau chiều dài đường lên tới 2.300km Giới tư hàn Đức bộ vốn vào các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là khai mỏ và hóa chất. Các trung tâm công nghiệp mới xuất hiện : Ranh Vetxphalen, Solédiên, Xắcxôni… 

Trong khoảng ba mươi năm (1818 – 1848), dân số Beclin tăng gần gấp hai lần. Năm 1834 ‘Đổng minh quan thuế được thành lập gồm 18 quốc gia Đức, tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho sự phát triển công thương nghiệp. Trong khi đó, nông thôn vẫn duy trì quan hệ bóc lột phong kiến. Giai cấp quý tộc phong kiến nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị, chi phối mọi hoạt động trong nước. Do ảnh hưởng của sự du nhập kĩ thuật vào nông thôn, một bộ phận ruộng đất được chuyển sang kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Trong những ấp trại này, người ta sử dụng các loại máy nông nghiệp, phân bón hóa chất và tuyển nhân công làm thuê. Tuy vậy, mọi hình thức bóc lột phong kiến vẫn không bị bãi bỏ.

2. Sự phân bố các lực lượng giai cấp trong xã hội 

Những biến chuyển kinh tế dẫn đến sự thay đổi về phân bố lực lượng giai cấp trong xã hội. Giai cấp quý tộc phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị trong bộ máy nhà nước. Đặc biệt là triều đình vua Phổ Phridrich Vinhem III có ảnh hưởng lớn đối với các tiểu quốc vương khác. Vinhem III (1770 – 1840) không chịu thực hiện những điều đã hứa hẹn trước đây về việc ban hành hiến pháp, vẫn ngoan cố tăng cường quyền lực của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Do đó, tình trạng đất nước bị chia cắt với quyền lực vô hạn của các tiểu vương quốc là một trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. 

Giai cấp tư sản Đức ra đời và lớn lên cùng với sự phát triển của công thương nghiệp. Đặc biệt là ở miền Tây Nam giáp nước Pháp. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nên giai cấp tư sản ở đây có thể lực đáng kể. Cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 ở Pháp và cuộc cải cách tuyển cử năm 1832 ở Anh càng thôi thúc giai cấp tư sản Đức bước vào đấu tranh. Mục tiêu của họ là chống lại chế độ quân chủ phong kiến và tiến hành thống nhất đất nước, tạo nên thị trường dân tộc Đức. 

Giới trí thức, sinh viên, tiểu tư sản và tư sản dân chủ có thái độ cấp tiến hơn. Họ đòi hỏi một nền dân chủ thực sự và thiết lập chế độ cộng hòa. Tháng 5-1832 sinh viên dẫn đấu nhiều cuộc biểu tỉnh ở các thành phố lớn, thu hút 30 ngàn người tham gia “Hội nhân quyền” bí mật thành lập ở Hexen và Đamxtat. Ngoài sinh viên và trí thức còn có nhiều thợ thủ công và dân nghèo thành thị gia nhập hội. Năm 1834, ‘Hội nước Đức trẻ được thành lập. Cương lĩnh của hội đề ra việc thành lập nước Đức thống nhất, thực hiện quyền bình đảng chính trị và xã hội, xóa bỏ đặc quyền phong kiến, ban hành quyền tự do kinh doanh công thương nghiệp, tự do báo chí và hội họp. 

Đông đảo nông dân Đức sống trong tình trạng vô cùng cực khổ, gánh nặng tỏ thuế và các thứ nghĩa vụ phong kiến đè nặng lên đời sống của họ. Họ mong muốn có mảnh ruộng cày cấy, nhưng hầu hết đất đai tập trung trong tay bọn quý tộc. Bên cạnh những người tiểu nông và tá điền, đã bắt đầu xuất hiện công nhân nông nghiệp. Tình cảnh của họ cũng chẳng sáng sủa gì hơn vì họ vừa bị bóc lột giá trị thặng dư, vừa phải đóng góp nghĩa vụ phong kiến. Do đó, nông dân nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống bọn quý tộc địa chủ, nhưng vì thiếu tổ chức và lãnh đạo nên không tránh khỏi thất bại. 

Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh theo sự phát triển của nền công nghiệp. Đó là một giai cấp mới trong xã hội, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến. 

Đời sống của công nhân Đức rất khổ cực, mức sống thấp hơn nhiều so với công nhân Anh và Pháp. Ngày lao động kéo dài 14 – 16 giờ, tiền lương rất thấp, nhất là đối với lao động phụ nữ và trẻ em, điều kiện ăn ở rất thiếu thốn. Vì vậy, công nhân sớm tiến hành đấu tranh phản kháng từ hình thức phá máy, lăn công đến biểu tình bãi công. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Solédiễn năm 1844. 

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân Đức đã thành lập những tổ chức đấu tiên của mình. Nam 1833, một số công nhân Đức ở Pari thành lập *Đồng minh nhân dân Đức”, chịu ảnh hưởng của những người cộng hòa tiểu tư sản.

Ngay sau đó, “Đồng minh những người bất hạnh” được thành lập. Mục tiêu chủ yếu của Đông minh là thiết lập một nước Đức thống nhất theo chế độ cộng hòa dân chủ. Năm 1836, do sự bất đồng ý kiến giữa những người công nhân và phái dân chủ tiểu tư sản trong tổ chức. Đóng minh bị phân hóa. Một số người có tinh thần đấu tranh tích cực lập một hội mới là “Đồng minh những người chính nghĩa”. Lần đầu tiên, họ đưa ra yêu sách đòi xóa bỏ chế độ tư hữu, vì theo họ đó là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng trong xã hội. Những người đại biểu của đồng minh là Cac Sappo, Henrich Baud và Vinhem Vaitolinh. Vaitolinh được coi là nhà tư tưởng của “Đồng minh những người chính nghĩa”, chủ trương tiến hành cách mạng để lật đổ chế độ cũ, nhưng không nhận thức được thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp và sứ mệnh của giai cấp vô sản. 

Trong những năm 40, Các Mác (1815– 1883) và Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895) là những người đầu tiên nhận thức về vai trò vĩ đại của giai cấp vô sản. Các ông tham gia tích cực vào phong trào công nhân châu Âu, xây dựng học thuyết cách mạng và năm 1847 đã khởi thảo bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, bản cương lĩnh của giai cấp vô sản. Mác và Ăngghen đã đặt nền tảng đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội khoa học. 

3. Tình thế cách mạng 

Do sự chuyển biến về kinh tế và chính trị, những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đức ngày càng lộ rõ. Bước vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân cùng đông đảo quần chúng lao động với giai cấp quý tộc phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc. Thực chất, điều đó phản ánh mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển với quan hệ sản xuất phong kiến lục hậu đang kìm hãm sức sản xuất. Đối với các đặc điểm của tình hình nước Đức, vấn đề chủ yếu phải giải quyết là lật đổ nén quân chủ chuyên chế phong kiến, thống nhất nước Đức và xây dựng một nhà nước cộng hòa dân chủ, giải phóng giai cấp nông dân và tạo điều kiện phát triển chủ nghĩa tư bản. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. 

Nhưng nước Đức giữa thế kỉ XIX lại xuất hiện một mâu thuẫn mới. Giai cấp công nhân Đức ngày càng lớn mạnh và bước đầu tiến hành đấu tranh giành quyền lợi cho mình. Cho nên, mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tinh hình. 

Vụ mất mùa và cuộc khủng hoảng công thương nghiệp năm 1847 làm cho nước Đức gặp nhiều khó khăn. Đời sống của quần chúng lao động càng thêm khổ cực. Ở nhiều thành phố, hàng ngàn người xuống đường chống chính phủ. 

Cùng thời gian đó, Chính phủ Phổ làm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thiếu tiên, buộc phải tìm đến giai cấp tư sản để vay. Nhà vua Phổ Phridrich Vinhem IV (1795–1861) lên ngôi từ năm 1840, phải triệu tập Hội nghị Liên bang ở Berlin ngày 11-4-1847 gồm đại biểu các tỉnh thuộc Phổ. Nhưng giai cấp tư sản dưới sự lãnh đạo của các đại biểu tư sản miền sông Ranh bát nhà vua phải nhận điều kiện chính trị mới cho vay tiền. Vinhem IV không chấp thuận, liên giải tán Hội nghị Liên bang. Việc đó đã gây nên sự căm phẫn trong giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. 

Nhiệm vụ chính của cuộc cách mạng là thống nhất đất nước xóa bỏ sự cách biệt về chính trị và kinh tế giữa các vương quốc, thống nhất quốc gia dân tộc. 

Phân tích lực lượng giai cấp ở Đức lúc bấy giờ, Mác và Ăng ghen đã nhận định rằng trong điều kiện lịch sử năm 1848, giai cấp tư sản có thể lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Họ đòi bãi bỏ quyền phong kiến với quý tộc, nhưng không nghĩ đến việc lật đổ chế độ chuyên chế. Họ muốn tự do để đạt ý kiến nên đòi quyền tự do báo chí, diễn đàn và hội họp. Họ muốn lập một chính phủ toàn nước Đức để có thị trường nội địa chung, bảo đảm quyền lợi trên thị trường quốc tế. Nhưng họ chủ trương thống nhất nước Đức bằng con đường cải cách, lập chế độ lập hiến mà các vương quốc vẫn giữ nguyên quyền hạn cũ. Giai cấp tư sản Đức không muốn nổ ra một cuộc cách mạng, bởi vì chính họ không thể nào quên được cuộc khởi nghĩa của những người công nhân dệt ở Saledieng và cuộc cách mạng tháng Hai ở Pháp. 

Mác và Ăngghen viết “Những yêu sách của Đảng Cộng sản Đức là bản cương lĩnh chính trị của Đồng minh những người cộng sản nhằm giải quyết triệt để những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Đức, tạo ra tiền để cho giai cấp vô sản giành chính quyền, chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.