Đạo Kitô trở thành tôn giáo phục vụ chế độ phong kiến
Đạo Kitô ra đời vào thế kỉ I sau CN ở phía đông đế quốc Roma. Lúc đầu, đạo Kito là tôn giáo của quần chúng bị áp bức, công khai lên án sự giàu có, lên án sự bóc lột, nên bị giai cấp thống trị Roma thẳng tay đàn áp. Dần dần, đạo Kitô biến chất, trở thành một tôn giáo có lợi cho giai cấp chủ nô, nên đến cuối thế kỉ IV được công nhận là Quốc giáo của đế quốc Rôma.
Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ diệt vong, đạo Kitô không những không bị suy sụp mà trái lại càng phát triển và trở thành công cụ đắc lực bảo vệ chế độ phong kiến. Đó là vì xã hội phong kiến và xã hội chiếm hữu nô lệ tuy khác nhau về phương thức bóc lột, nhưng cùng đều là xã hội có giai cấp. Đạo Kitô đã là công cụ phục vụ cho xã hội có giai cấp này thì cũng rất dễ thích nghi với một xã hội có giai cấp khác. Những luận điệu mà các giáo sĩ tuyên truyền, khi giảng đạo như hiện tượng không bình đẳng trong xã hội là do “chúa trời xếp đặt”, hoặc trong cuộc sống hiện tại bị khổ cực thì sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng v.v… rất phù hợp với yêu cầu và lợi ích của chế độ phong kiến.
Hơn nữa, trình độ phát triển thấp kém về kinh tế và văn hoá của các nước Tây Âu lúc bấy giờ chính là cơ sở tốt để các loại tư tưởng mê tín tổn tại và phát triển, bởi vậy những luận điệu bịp bợm do giáo hội Kitô truyền bá càng dễ dàng được các tầng lớp cư dân tin tưởng.
44 Để mê hoặc quần chúng phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, giáo lí của đạo Kitô thời trung đại nhấn mạnh thuyết con người sinh ra ai cũng có tội. Sở dĩ như vậy là vì thuỷ tổ loài người là Adam và Eva bị ma quỷ xúi giục đã làm trái với mệnh lệnh của Chúa trời nên đã phạm tội. Do đó, tất cả dòng giống của họ tức là toàn thể loài người phải mang cái tội truyền kiếp. Ngoài ra, mỗi người trong cuộc đời của mình còn phạm những tội lỗi riêng.
Bên cạnh thuyết người ta ai cũng có tội, giáo hội thời trung đại còn nêu ra thuyết ma quỷ đầu đâu cũng có và thường dụ dỗ con người làm việc xấu. Đặc biệt, ma quỷ thường sai khiến các mụ phù thuỷ có thể thiên biến vạn hoá để gieo rắc tai hoạ cho con người. Như vậy, ma quỷ là một hình tượng đối lập với Chúa trời. Nếu không tin có ma quỷ tức là cũng không tin có Chúa trời.
Do con người đây tội lỗi như vậy, nên sau khi chết sẽ bị đày đoạ ở địa ngục. Tuy nhiên, giáo hội Kitô có thể làm cho mọi người thoát khỏi sự trừng phạt sau khi chết và được hưởng hạnh phúc ở thiên đường. Giáo hội tuyên truyền rằng tầng lớp giáo sĩ là những kẻ được ban phúc lành vì khi phong những chức vụ thiêng liêng cho họ thì đồng thời cũng ban cho họ những quyền lực thiêng liêng. Bằng các nghi lễ như rửa tội, cho ăn bánh thánh v.v…. các giáo sĩ được nhân danh Chúa để ban phúc lành cho mọi người. Như vậy, giáo hội không những đã làm cho các tín đồ tin tưởng mù quáng vào sự cứu vớt do giáo hội đem lại cho họ mà còn tạo uy quyền rất lớn cho tầng lớp giáo sĩ. Trên cơ sở ấy, giáo hội thường dùng biện pháp khai trừ giáo tịch đối với từng người hoặc cả xứ để đe doạ mọi người nhằm buộc mọi người phải ngoan ngoãn phục tùng giáo hội.
Ngoài ra, để được ban phúc lành và được cứu vớt, giáo hội còn đề xướng chủ nghĩa cấm dục, thành lập các nhà tu kín, khuyến khích mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi khổ hạnh ở đời để sau khi chết được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn nơi thiên đường. Đồng thời, giáo hội còn chủ trương thờ các di vật của các thánh và hành hương đến các đất thánh để không những làm tăng thêm sự cuồng tín của mọi người mà còn để quyên tiền cho giáo hội.
Tóm lại, giáo lí của đạo Kitô thời trung đại chủ yếu nhấn mạnh sự cứu với linh hồn sau khi chết, khuyên quần chúng nhân dân phải an phận thủ thường, cam chịu mọi sự cực khổ ở đời, do đó đã có vai trò rất lớn trong việc làm tê liệt ý chí đấu tranh của quần chung bảo vệ đắc lực quyền lực của giai cấp phong kiến.