Hội nghị Oasington và những hiệp ước được kí kết
Hội nghị Vécxai kết thúc, hệ thống hòa ước Vécxai được kí kết nhưng cả hai phe chiến thắng lẫn chiến bại đều không thỏa mãn. Đế quốc Mĩ nhân thời cơ thuận lợi ra sức củng cố quyền lực của mình trên thế giới. Do đó, mâu thuẫn Mĩ – Anh càng trở nên gay gắt. Tuy thế, hai đế quốc này vẫn nhiều lúc bắt tay nhau nhằm chống lại Pháp (định nắm quyền bá chủ ở lục địa châu Âu), hoặc chống lại Nhật (muốn nắm ưu thế ở Thái Bình Dương).
Mâu thuẫn Mỹ – Nhật càng trở nên gay gắt từ đầu thế kỉ XX, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời gian chiến tranh, lực lượng kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng, nhất là công nghiệp. Nhật Bản cũng đã dẫn dân xâm nhập vào Trung Quốc, bắt nước này kí với Nhật hiệp ước 21 điểm (công nhận ảnh hưởng và quyền lợi của Nhật ở Trung Quốc, và lôi kéo Trung Quốc tham gia chiến tranh). Để che giấu tham vọng của mình đối với Trung Quốc, Nhật cũng nêu thuyết “Châu Á của người châu Á”, mà thực chất là của Nhật. Trong khi đó thì đế quốc Mĩ, từ bên kia Thái Bình Dương, cũng đang hướng đôi mắt thèm thuồng sang khu vực này, nhất là đối với thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Ở nước Mĩ, sau khi thượng nghị viện không thông qua hòa ước Vécxai nghĩa là Mĩ không công nhận sự phân chia thế giới mới được quy định trong hệ thống hòa ước Vécxai), Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục tuyên truyền chống lại Đảng Dân chủ và Uynxơn. Năm 1920, Đảng Cộng hòa cẩm quyền. Hácđinh thắng cử lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện đường lối của mình về mọi mặt, nhất là về đối ngoại.
Ngày 25-8-1921, Mĩ kí hòa ước riêng rẽ với Đức theo quan điểm của Mĩ. Tháng 11-1921, Mỹ mới 8 nước là Anh, Pháp, Italia, Bỉ Hà Lan, Bố Đào Nha, Nhật Bản, Trung Quốc họp hội nghị ở Oasinhtơn. Nhiệm vụ của hội nghị là thảo luận và quyết định tỉ lệ hải quân giữa các cường quốc, các vấn đề ở Thái Bình Dương và Viễn Đông. Giai cấp thống trị Mĩ tuyên truyền rần rộ cho hội nghị này là hội nghị nhằm “hạn chế vũ trang”, phù hợp với lòng mong muốn hòa bình của nhân dân các nước và Hácđinh được đề cao như là vị cứu tinh của văn minh thế giới.
Phái đoàn của các cường quốc châu Âu và Mĩ đều do những nhân vật tiếng tam cầm đầu: trưởng đoàn Anh là bá tước Banphua (Balfour), Pháp là Bơriăng (Briand) và Xarô (Sarraut), Mi là Hingơ (Hughes). Mặc dù để quốc Mĩ cố che đậy cho hội nghị Oasinhtơn bằng những danh từ đẹp đẻ, nhưng mục đích của Mĩ đế ra cho hội nghị này thật rõ ràng; tìm cách củng cố vị trí của Mĩ trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ sở làm thiệt hại những quyền lợi của các “địch thủ” khác, trước hết là của Anh và Nhật.
Những nghị quyết quan trọng nhất của Hội nghị Oasinhtơn thể hiện tập trung trong 3 bản hiệp ước quan trọng nhất: Hiệp ước 4 nước, Hiệp ước 9 nước và Hiệp ước 5 nước.
Ngày 3-12-1921, bốn nước Mi, Anh, Nhật, Pháp đã kí hiệp ước gọi là “hiệp ước cùng đảm bảo không xâm phạm đến các đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương”. Đây chỉ là việc xác nhận lại về mặt pháp lí việc phân chia thuộc địa đã được tiến hành ở Hội nghị Vécxai (năm 1919) cho phù hợp với tình hình mới mà thôi. Đồng thời cũng nhân dịp này, Mi đã gây áp lực với Anh để Anh không gia hạn thêm Hiệp ước liên sinh Anh- Nhật (kí từ năm 1902), nhằm cô lập Nhật thêm một bước.
Hiệp ước 9 nước được kí kết ngày 6-2-1922 công nhận nguyên tắc “hoản chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”, đồng thời cùng nêu nguyên tác “mở rộng của Trung Quốc” cho các nước tự do vào buôn bán trên cơ sở bình đảng Hiệp ước này do các nước đế quốc chủ nghĩa có ít nhiều quyền lợi khác nhau ở Trung Quốc cùng nhau kí kết nhằm chống lại lợi ích dân tộc của Trung Quốc, biển Trung Quốc thành một “thị trường chung của các nước đế quốc phương Tây và Nhật Bản. Giai cấp thống trị Trung Quốc đã chấp nhận những điều ước sỉ nhục đó và Mĩ là kẻ thù được nhiều lợi lộc nhất (bởi Mĩ đã vượt tất cả các nước tư bản chủ nghĩa khác về công nghiệp và thương nghiệp, do đó có khả năng loại trừ các đối thủ ra khỏi Trung Quốc bàng một cuộc cạnh tranh bình thường không đổ máu). Hiệp ước 9 nước còn thể hiện rõ sự cấu kết giữa các nước đế quốc chủ nghĩa nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ở các nước thuộc châu Á lúc bấy giờ.
Cùng ngày 6-2-1922, 5 cường quốc tư bản chủ nghĩa (Mĩ, Anh, Nhật, Pháp, Italia) kí với nhau bản hiệp ước gọi là “Hiệp ước hạn chế vũ trang và hải quân” nhằm quy định tỉ lệ hải quan cho mỗi nước. Trải qua cuộc đấu tranh gay go, cuối cùng các nước đế quốc đã thỏa thuận với nhau về tỉ lệ trọng tải tấu chiến của các nước. Mĩ và Anh bằng nhau – 525.000 tấn; Nhật – 315.000 tấn; Pháp và Italia bằng nhau – 175.000 tấn. Đồng thời các nước này cũng quy định tỉ lệ về hai loại tẩu chở máy bay và tấu tuần dương. Như thế là lực lượng hải quân của các đế quốc không những được duy trì mà còn tăng cường lên và Hiệp ước này được kí kết không phải “vì mục đích hòa bình” mà là vì quyền lợi của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Mĩ. Nhật và Pháp đều không thỏa mãn vì Nhật được xếp sau Mĩ và Anh, còn Pháp thì sau Nhật. Anh thì mất quyền bá chủ trước đây trên mặt biển và nguyên tắc trước kia quy định hải quân Anh phải bằng hải quân nước mạnh thứ 2 và thứ 3 trên thế giới cộng lại cũng không còn nữa (tỉ lệ mới là 5-5-3-1,75-1,75).
Hội nghị Oasinhtơn hoàn toàn có lợi cho Mĩ. Trước áp lực của Mỹ, Nhật phải từ bỏ một phần khá lớn ưu thế đã giành được trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Trung Quốc. Anh phải nhượng bộ Mĩ, nhận quyền bình đảng về hải quân và hủy bỏ Liên minh Anh – Nhật (nhằm chống lại Mỹ). Như thế và Mĩ năm được thị trường Viên Dâng và Trung Quốc, nâng cao địa vị hải quân của mình lên hàng đầu thế giới trước sự lùi bước tạm thời của các đế quốc khác, nhất là Nhật. Mĩ giữ được vai trò lãnh đạo ở Hội nghị Oasinhtơn là do kết quả trực tiếp của sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với hệ thống hiệp ước Oasinhtơn, Mĩ giải quyết quyền lợi của mình không phải trong “khuôn khổ” của hệ thống hòa ước Vécxai mà bằng cách lập thêm một “khuôn khổ” mới do Mỹ chi phối. Khuôn khổ mới này, một mặt chống lại khuôn khổ cũ của hệ thống hòa ước Vécxai (mà quốc hội Mĩ không thừa nhận), làm cho tác dụng thực tiễn của nó bị suy yếu đi, nhưng mặt khác lại bổ sung vào khuôn khổ cũ để hình thành nên một khuôn khổ mới vẽ tổ chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh. Đó là hệ thống Vécxai-Dasinhtơn.