Khái quát phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
1. Thời kỳ từ 1945 đến 1949
Thời kì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và lan rộng Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á, bước đầu làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân củ.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ latinh bước vào một thời kì phát triển mới.
Ở Inđônêxia, ngày 17-8-1945, nhân dân đã nổi dậy làm cuộc cách mạng tháng Tám và nước Cộng hòa Inđônêxia tuyên bố thành lập.
Tháng 8-1945, chớp thời cơ thuận lợi, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc, phong kiến, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam với tinh thần độc lập tự chủ, dựa vào sức mình, chủ động, sáng tạo, xóa bỏ xiềng xích nô lệ, tự thay đổi cuộc sống của mình, là thắng lợi mở đầu cho cao trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phối hợp với cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền và ngày 12-10-1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
Phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao mạnh mẽ ở Miến Điện, Mã Lai, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Xiri, Libăng…
Trước sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, các nước đế quốc cấu kết với nhau tìm cách đối phó. Được sự giúp đỡ của Mi, thực dân Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt phát động các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa trước đây: Inđôněxia (11-1945), Mã Lai (12-1945), ba nước Đông Dương (12-1946)… Phong trào giải phóng dân tộc bước vào một thời kì khó khan, quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ở một số nơi, bằng những cuộc chiến tranh xâm lược kết hợp với những thủ đoạn chính trị, các nước đế quốc đã tấn công vào phong trào giải phóng dân tộc.
Trong tình hình đó, ngày 1-10-1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Với diện tích bằng 1/4 châu Á và chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã phá vỡ một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
2. Thời kỳ từ 1949 đến 1954
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự can thiệp và giúp đỡ của Mi, các nước Anh, Pháp, Italia…, với chính sách “pháo hạm”, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ ở hầu hết các thuộc địa cũ của chúng ở Đông Nam Á.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam (5-1954) đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc trên thế giới cùng tiến tới mạnh mẽ. Như một phản ứng dây chuyền, trong nửa sau những năm 50, phong trào đấu tranh đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục.
3. Thời kỳ từ 1954 đến 1960
Phong trào giải phóng dân tộc bao trùm các nước Trung Đông lan nhanh sang châu Phi và Mi latinh. Chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể ngăn cản nổi phong trào giải phóng của các dân tộc. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan ra nhanh chóng.
Chỉ 5 tháng sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 1-11-1954 cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Angiêri bùng nổ và thắng lợi, chấm dứt 124 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Tháng 4-1955, Hội nghị Băng đung được triệu tập với sự tham gia của 29 nước Á, Phi, đại diện cho hơn một nửa phần nhân loại. Hội nghị Bangdung đánh dấu việc các nước Á-Phi bắt đầu bước lên vũ đài quốc tế và tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, các dân tộc ở Á-Phi đã đoàn kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc thực dân Sau hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ như vũ bão, nhiều nước Á-Phi-Mĩ latinh giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau. Năm 1956, ba nước Tuynidi, Marốc, Xuđăng ở Bắc Phi giành được độc lập. Tháng 3-1957, nhân dân Bờ Biển Vàng (thuộc địa của Anh) tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Gana, mở đầu thời kì vùng dạy của các dân tộc ở Tây Phi và châu Phi xích đạo. Ngày 14-7-1958, cách mạng Irắc bùng nổ, lật đổ chế độ quân chủ phản động Phâyxan Nuri Xait, phá vỡ khối quân sự Bátđa, đánh dấu thắng lợi to lớn đầu tiên ở vùng Tây A.
Ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba thắng lợi, mở đầu thời kì bão táp cách mạng ở Mĩ latinh, nơi được mệnh danh là “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Cách mạng Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.
Với tất cả sự khôn ngoan xảo quyệt và thấy rõ không thể đè bẹp ý chí độc lập của các dân tộc, các nước phương Tây đã thay đổi thủ đoạn: tuyên bố trao trả độc lập cho các dân tộc, nhưng thật ra là để “đi nhưng mà ở bằng việc kí kết các hiệp định khống chế, nô dịch dưới những hình thức mai.
Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Nam châu Phi”, với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, biến châu Phi thành “lục địa trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân. Ở nơi hậu cứ cuối cùng này, trong năm 1960, bằng cách buộc phải công nhận hàng loạt nước châu Phi độc lập, các nước đế quốc phương Tây đã phải thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
4. Thời kỳ từ 1960 đến 1975
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển sâu rộng, đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của chúng
Từ năm 1945 đến 1965 đã có khoảng 40 nước ở Á, Phi, Mỹ latinh giành được độc lập. Nếu như năm 1939, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc rộng tới 91.900.000 km2 (bằng 3/5 diện tích lãnh thổ thế giới) với số dân trên 1,5 tỉ người (bằng 2/3 dân số thế giới), thì tới năm 1967 chỉ còn 6,2 triệu km? đất đai và 35 triệu người (tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi). Đó là thắng lợi vô cùng to lớn của phong trào giải phóng dân tộc.
Trước ý chí độc lập của các dân tộc, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 15 (1960) đã thông qua văn kiện “Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa”.
Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân vi phạm nguyên tác quan trọng nhất của luật pháp quốc tế, khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Tiếp đó, khóa họp 18 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1963) thông qua “Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc”. Tuyên ngôn đòi xóa bỏ mọi đạo luật, mọi quy chế phân biệt chủng tộc, lên án mọi hoạt động tuyên truyền của các tổ chức phân biệt chủng tộc.
Sự ra đời của hai bản Tuyên ngôn có ý nghĩa lịch sử đó không phải là ngẫu nhiên. Bởi lẽ vào lúc này, những tàn tích của chủ nghĩa thực dân cũ vẫn còn tồn tại dưới hai hình thức: ách thống trị thuộc địa của thực dân Bồ Đào Nha (ở Anggôla, Modāmbích…) và chế độ phân biệt chủng tộc của thực dân da trắng ở Nam Phi (Tây Nam Phi, Nam Rôdedia và Liên bang Nam Phi).
Bàng cuộc đấu tranh vũ trang kiên trì từ đầu những năm 60, nhân dân Anggôla, Môdambích, Ghine Bitxao đã buộc thực dân Bồ Đào Nha phải. trao trả độc lập cho các nước này. Năm 1976 những tên linh thực dân cuối cùng phải rút khỏi ba nước này.
Cũng trong năm 1975 lịch sử, thắng lợi vĩ đại của nhân dân ba nước Đông Dương đã đánh dấu mốc: nhân dân ba nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước (Campuchia còn phải trải qua thời kì chiến tranh chống bọn diệt chủng Ponpot-lêng Xari).
5. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Thời kì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở Nam Phi nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc – ách thống trị cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ. Ở Trung Đông, cuộc đấu tranh của phong trào kháng chiến Palextin đạt được những thắng lợi to lớn và mở ra con đường hòa bình cho việc giải quyết các vấn đề ở Trung Đông
Sau nhiều thập niên đấu tranh bền bỉ, tới đầu năm 1980 nhân dân Nam Rôđêdia đã giành được thắng lợi. Bằng thắng lợi trong cuộc bầu cử 2-1980, chính quyền của người da đen được thành lập. Ngày 18-4-1980, Nam Rôđêdia tuyển bố trở thành nước Cộng hòa Dimbabuê.
Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), nhân dân Tây Nam Phi đã xóa bỏ ách thống trị thực dân ngoại bang kéo dài 105 năm và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Namibia (3-1991). Như vậy, sào huyệt cuối cùng của chế độ phân biệt chủng tộc chỉ còn ở Liên bang Nam Phi. Trước sự lên án mạnh mẽ và quyết liệt của dư luận thế giới, kể cả Liên Hợp Quốc, và nhất là cuộc đấu tranh kiên cường của cộng đồng người da đen, cuộc thương lượng đàm phán kéo dài nhiều năm giữa chính quyền Liên bang Nam Phi và tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã đi tới kết quả. Tháng 2-1990, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Phi Đo Clec tuyên bố từ bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và tháng 11-1993 với sự nhất trí của 21 chính đảng, bản dự thảo Hiến pháp Liên bang Nam Phi đã được thông qua, chấm dứt sự tồn tại 341 năm của chế độ Apácthai. Trong cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), các lực lượng tiến bộ đã giành được thắng lợi to lớn: lãnh tụ Đại hội các dân tộc Phi (ANC) – Nenxơn Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Liên bang Nam Phi. Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đánh dấu sự tan rã của chế độ phân biệt chủng tộc đầy dã man và bất công, một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Á, Phi và Mĩ latinh đều bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Công cuộc này được bắt đầu ở những thời gian sớm muộn khác nhau, nhưng đối với tất cả các nước đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, bởi vì “cuộc chiến đấu vì sự phát triển sẽ khó khăn hơn cuộc chiến đấu vì tự do”.
Sau khi giành được quyền độc lập về chính trị, các nước Á, Phi, Mỹ latinh đã tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội. Nhiều nước đã đạt được những tiến bộ ở mức độ khác nhau và có những biến đổi nhất định trong đời sống kinh tế xã hội. Nền kinh tế nhiều nước có sự tăng trưởng rõ rệt. Trong vòng 25 năm, từ 1950 đến 1975, tổng sản lượng quốc dân của các nước mới giải phóng tăng lên gấp ba, sản lượng công nghiệp tăng gấp năm và sản lượng nông nghiệp tăng gấp 2 lần. Như vậy, sự độc lập về chính trị đã có tác dụng mở đường cho sự phát triển về kinh tế của các nước. Các nước mới giành được độc lập không còn hoàn toàn là hậu phương dự trữ chiến lược của các nước đế quốc. Trên lĩnh vực kinh tế, các nước thế giới thứ ba đã giành được quyền chủ động nhất định trong quan hệ với các nước đế quốc.
Tuy vậy, những thành tựu đã đạt được chưa đủ để làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc nặng nề do ách thống trị thuộc địa hàng trăm năm để lại. Chẳng những thế, những tiến bộ về kinh tế, xã hội mà các nước Á, Phi và Mĩ latinh phải trải qua đấu tranh gian khổ mới giành được, lại bị xói mòn bởi những thủ đoạn xâm nhập và bóc lột của các đế quốc bên ngoài, mà lực lượng xung kích là các công ti xuyên quốc gia và đa quốc gia hùng mạnh. Nền độc lập chính trị của các nước mới được giải phóng chưa được củng cố vững chác bởi vì trước hết họ chưa có được một nền kinh tế tự chủ vững chắc.
Tinh hình kinh tế của các nước Á, Phi, Mĩ latinh nhìn chung cho tới những năm 70 còn gặp nhiều khó khăn với cán cân thương mại thiếu hụt nặng nể, lạm phát diễn ra nghiêm trọng, nợ nước ngoài chồng chất tới mức khó có thể thanh toán nổi (1965: 38,1 tỉ USD; 1974: 140 – 160 tỉ USD; giữa những năm 80 – 451 tỉ USD và đầu những năm 90 – khoảng 1300 tỉ USD). Tỉ trọng của các nước “thế giới thứ ba” trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của thế giới còn rất nhỏ (chỉ 10 – 12%), trong khi số dân chiếm khoảng 70% dân số thế giới. Khoảng cách thu nhập bình quân đầu người ngày càng xa, rất chênh lệch so với các nước tư bản phát triển cao.
Giới cầm quyền các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã hết sức cố gắng tìm kiếm những giải pháp, chiến lược phát triển đất nước. Thực tế đã diễn ra không ít những thang trầm, lúng túng, thậm chí thất bại trong cuộc chiến đấu chống đói nghèo, lạc hậu, đẩy khó khăn, gian khổ. Cho tới nay, chưa phải số đông các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã có những lời giải tốt cho những ẩn số phát triển. Nhưng có thể khẳng định rằng một số nước đã có những thành công đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đã “hóa rồng”, trở thành những nước “công nghiệp mới” (NICs), chủ yếu ở châu Á và Mĩ latinh.
Trong khi đó ở châu Phi, tỉnh hình lại diễn ra hết sức khó khan. Từ chỗ đầy triển vọng vào những năm 60, sau khi được giải phóng, ngày nay hình ảnh châu Phi trước thế giới là đói kém, thiếu thốn trầm trọng bệnh dịch và những rối ren triển miền về chính trị, xung đột, nội chiến và các cuộc chiến tranh biên giới, các dòng người tị nạn, di cư… Các quốc gia châu Phi trong thập niên qua đã không ngừng tìm kiếm những giải pháp khắc phục các loại khủng hoảng với không ít những thử nghiệm chính trị, cải cách kinh tế cùng nhiều “kế hoạch khẩn cấp” của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế… Tuy thế, tình hình vẫn chưa có những cải thiện căn bản và châu Phi vẫn còn được coi là lục địa nghèo nàn lạc hậu trên bản đồ thế giới.
Từ sự phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập có chủ quyển từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Phong trào không liên kết được hình thành tại hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp ở Beôgrát tháng 9-1961. Đó là phong trào quốc tế rộng lớn bao gồm những nước có chính sách đối ngoại không liên kết, không tham gia vào bất cứ khối, nhóm quân sự – chính trị nào. Phong trào không liên kết chủ trương chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh giành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, hợp tác quốc tế trên cơ sở công bằng và cùng có lợi, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lí, bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc.
Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, từ 25 nước thành viên khi mới thành lập, đến Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ XI (năm 1995).
Phong trào không liên kết đã có 109 nước thành viên (Cộng hòa Liên bang Nam Phi là thành viên thứ 109 của Phong trào không liên kết).
Cùng với phong trào không liên kết, 77 nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh đã sáng lập tổ chức G77 (6-1964) với mục tiêu : đoàn kết, thống nhất quan điểm trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát . triển (UNCTAD), khẳng định tiếng nói chung của các nước đang phát triển trong các diễn đàn kinh tế và phát triển. Đến nay, G77 đã có 133 nước thành viên, đại diện cho 85% dân số thế giới.