Nước Đức 1918 – 1929

1. Cao trào cách mạng ở Đức trong những năm 1918 – 1923 

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, CNTB Đức đã phát triển đến một trình độ cao nhưng nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản ở đây vẫn chưa hoàn thành. Sự phát triển cực kì trái ngược nhau giữa trình độ sản xuất tiên tiến và chế độ chính trị lạc hậu, phản động đã mang sẵn trong lòng nó những mâu thuẫn gay gắt. 

Giai cấp thống trị Đức đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và đã bị thất bại thảm hại, phải đầu hàng không điều kiện và phải chấp nhận hòa ước Vécxai. 

Tai họa của cuộc chiến tranh càng làm cho mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến tột đỉnh. Tình thế của cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ cù, xây dựng chế độ mới nhanh chóng chín muối. 

Cuộc cách mạng bắt đầu bùng nổ ngày 3-11-1918 bằng một cuộc khởi nghĩa của thủy thủ ở Kien. Công nhân Kien đã ủng hộ những người khởi nghĩa, họ tuyên bố tổng bãi công. Ngay sau đó ở Kien đã lập ra các Xô viết đại biểu công nhân và thủy thủ. Xô viết này bắt đầu vũ trang cho quần chúng. 

Chỉ trong vòng một tuần lễ sau đó, ở Liubếch, Hànbuốc, Brêmen, Laixích, Muyních và nhiều thành phố khác lần lượt nổ ra các cuộc khởi nghĩa. Quần chúng khởi nghĩa đã lật đổ các chính phủ phản động, thành lập chính quyền Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Giai cấp nông dẫn và tầng lớp tiểu tư sản cũng tham gia cách mạng ngày càng đông đảo hơn. Làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nông dân đã lan ra khắp vùng Vittenbécgơ, Bađen, Braosvích và một số vùng khác. 

Ngày 9-11-1918, công nhân và binh lính ở Béclin đã tổng bãi công và khởi nghĩa vũ trang Quần chúng khởi nghĩa đã đập tan sự kháng cự của bọn sĩ quan quân đội trung thành với chính phủ, chiếm được thành phố. Vua Đức Vinhem II bắt Lộc phải thoải vị và rời đất nước. Nền quân chủ bị lật đổ. Đại diện của Đảng Xã hội dân chủ cánh hữu theo đường lối cải lương đã đứng ra thành lập chính phủ mới thay thế cho Chính phủ Bađen vừa buộc phải từ chức. 

Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Xô viết Béclin đã họp ngày 10 – 11. Hội nghị đã phê chuẩn Chính phủ xã hội – dân chủ (do Ebe cấm đầu) và gọi chính phủ ấy là “Xô viết dại biểu toàn quyền của nhân dân”. Chính phủ đã đề ra một số cải cách có tính chất tiến bộ: tuyên bố tự do hội họp, lập hội, bảo chí, tuyên bố quyền đấu phiếu phổ thông, ngày làm 8 giờ; khôi phục và mở rộng đạo luật bảo hộ lao động, tuyên bố ăn xá tù chính trị… 

Những biện pháp như vậy không đụng chạm đến cơ sở của chế độ tư bản. Vì vậy, những người công nhân và binh lính cách mạng, dưới sự lãnh đạo của liên đoàn “Xpactacut” – một phải tà của Đảng Xã hội-dân chủ được tách ra trong thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kiên quyết đấu tranh đòi lật đổ CNTB, thành lập chế độ XHCN. Nhưng chính đảng kiểu mới của giai cấp vô sản chưa thành lập, các phong trào vô sản bị phản tán và không có một trung tâm thống nhất, trong khi đó đa số công nhân chịu ảnh hưởng của các lãnh tụ cánh hữu của Đảng Xã hội – dân chủ. 

Ngày 16-12-1918, Đại hội Xô viết toàn Đức đã khai mạc ở Béclin, Đại hội, trong đó đa số là đại biểu xã hội dân chủ phái hữu và phải trung, đã thông qua nghị quyết trao quyền cho chính phủ và quyết định triệu tập hội nghị lập hiến, nghĩa là về thực chất đã thủ tiêu Xô viết. 

Trong điều kiện cuộc đấu tranh được đẩy mạnh, hội nghị đại biểu của Liên đoàn Xpactacút và các nhóm cánh tả khác đã thông qua nghị quyết thành lập Đảng Cộng sản. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Đức đã họp trong hai ngày 30-12-1918 và 1-1-1919. Đại hội đã thông qua cương lĩnh của Đảng trong đó đặt ra nhiệm vụ lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, thiết lập nên chuyên chính vô sản. 

Ngày 5-1-1919, đã có 15 vạn người tham gia biểu tình ở Béclin. Ngày hôm sau, số người biểu tình lên tới 20 vạn. Chính phủ Êbe chạy trốn khỏi trụ sở, nhưng “Ủy ban cách mạng” – được thành lập trước kia với mục đích “đấu tranh chống chính phủ” – lại không để ra biện pháp cướp chính quyền. Trong khi đó, phải độc lập” (nắm đa số trong ban lãnh đạo cách mạng) lại quyết định đàm phán với chính phủ. 

Lợi dụng thời gian tạm nghỉ này, Chính phủ Êbe đã tập trung các lực lượng vũ trang, kể cả các lực lượng được coi là phản động trước đây, để đàn áp cuộc cách mạng vô sản ở Béclin. Cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp nhanh chóng. Lãnh tụ của Đảng Cộng sản – Cac Lipnếch và Rôda Lucxambua bị bắt và bị giết. 

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa tháng Giêng của những người vô sản Béclin, chính phủ đã nhanh chóng chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội. Quốc hội đã họp ở thị xã tỉnh Vaima ngày 6-2-1919, và ngày 31-7-1919 đã thông qua hiến pháp – Hiến pháp Vaima, đặt cơ sở pháp lí cho chế độ cộng hòa ở Đức sau chiến tranh. 

Hiến pháp Vaima quy định thành lập những cơ quan chính quyền trung ương như quốc hội gồm 2 viện: Viện liên bang, bao gồm đại biểu những tỉnh lớn và nghị viện do những công dân nam nữ từ 20 tuổi trở lên bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Hiến pháp cũng tôn trọng quyền tự do dân chủ và sáng kiến của nhân dân bằng cách trưng cầu dân ý. Nhưng mặt khác, quyền hành pháp cũng rất lớn. Tổng thống do phổ thông đầu phiếu bầu ra với nhiệm kì 7 năm, có quyền chọn bộ trưởng, giải tán quốc hội. Tổng thống kiêm tổng chỉ huy quân đội và có quyền sử dụng vũ lực trong trường hợp “trật tự an ninh xã hội bị đe dọa”. Hiến pháp Vaima đánh dấu giai đoạn đầu tiên của cách mạng Đức sau chiến tranh đã chấm dứt. Lịch sử gọi đây là cuộc Cách mạng tháng 11 ở Đức. 

Mặc dù còn nhiều hạn chế, Cách mạng tháng 11 có ý nghĩa và ảnh hưởng rất to lớn. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành bằng phương pháp vô sản ở mức độ nhất định. Cuộc đấu tranh quần chủng hết sức to lớn của giai cấp vô sản ở một trong các nước tư bản phát triển nhất châu Âu đã đưa đến lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập chế độ cộng hòa. Tuy thế, cách mạng vẫn không động chạm gì đến quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. 

Cách mạng tháng 11 ở Đức đã đẩy mạnh cuộc hiến động cách mạng ở châu Âu và là sự ủng hộ quan trọng đối với nư Cộng hòa Xô viết Nga, tạo điều kiện cho nước này hủy bỏ hòa ước Børét-Litốp và ngăn cản nước Đức can thiệp chống Nga Xô viết. 

Ngày 28-6-1919, Chính phủ Đức đã kí Hòa ước Vécxai, xác nhận thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, buộc Đức phải bồi thường chiến tranh. Đầu năm 1920, Chính phủ Đức buộc phải giảm số quân đội xuống 10 vạn. Sự kiện này đã làm cho giới quân phiệt cam tức, chúng đã tổ chức phản loạn vũ trang, hòng thủ tiêu hoàn toàn thành quả cách mạng của nhân dân Đức, xóa bỏ hiến pháp Vaima, xây dựng nền độc tài quân sự và phục hồi để chế. Tháng 3-1920, quân phản động tấn công và chiếm Béclin, lập chính phủ mới do Phôncấp, một công chức cao cấp của nước Đức quân phiệt trước đây, cầm đầu. Tổng thống Êbe và chính phủ phải bỏ chạy về thành phố Stútga. Đức phải bối thường chiến phí 132 tỉ mắc. Ngày 31-8-1921, nước Đức đã nộp hối thường 1 tỉ đầu tiên. Sự kiện này làm cho tình hình tài chính vốn kiệt quệ sau 4 năm chiến tranh, đã trở nên hoàn toàn rối loạn. 

Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Xô viết Béclin đã họp ngày 10 – 11. Hội nghị đã phê chuẩn Chính phủ xã hội – dân chủ (do Êbe cấm đầu) và gọi chính phủ ấy là “Xô viết đại biểu toàn quyền của nhân dân”. Chính phủ đã đề ra một số cải cách có tính chất tiến bộ: tuyên bố tự do hội họp, lập hội, bảo chí, tuyên bố quyền đầu phiếu phổ thông, ngày làm 8 giờ; khôi phục và mở rộng đạo luật bảo hộ lao động, tuyên bố ăn xá tù chính trị… 

Những biện pháp như vậy không đụng chạm đến cơ sở của chế độ tự bản. Vì vậy, những người công nhân và binh lính cách mạng, dưới sự lãnh đạo của liên đoàn “Xpactacút” – một phái tả của Đảng Xã hội-dân chủ được tách ra trong thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kiên quyết đấu tranh đòi lật đổ CNTB, thành lập chế độ XHCN. Nhưng chính đảng kiểu mới của giai cấp vô sản chưa thành lập, các phong trào vô sản bị phân tán và không có một trung tâm thống nhất, trong khi đó đa số công nhân chịu ảnh hưởng của các lãnh tụ cảnh hữu của Đảng Xã hội – dân chủ. 

Ngày 16-12-1918, Đại hội Xô viết toàn Đức đã khai mạc ở Béclin, Đại hội, trong đó đa số là đại biểu xã hội dân chủ phái hữu và phái trung, đã thông qua nghị quyết trao quyền cho chính phủ và quyết định triệu tập hội nghị lập hiến, nghĩa là về thực chất đã thủ tiêu Xô viết. 

Trong điều kiện cuộc đấu tranh được đẩy mạnh, hội nghị đại biểu của Liên đoàn Xpactacut và các nhóm cánh tả khác đã thông qua nghị quyết thành lập Đảng Cộng sản. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Đức đã họp trong hai ngày 30-12-1918 và 1-1-1919. Đại hội đã thông qua cương lĩnh của Đảng, trong đó đặt ra nhiệm vụ lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, thiết lập nên chuyên chính vô sản. 

Ngày 5-1-1919, đã có 15 vạn người tham gia biểu tình ở Béclin. Ngày hôm sau, số người biểu tình lên tới 20 vạn. Chính phủ Éhe chạy trốn khỏi trụ sở, nhưng “Ủy ban cách mạng” – được thành lập trước kia với mục đích đấu tranh chống chính phủ” – lại không để ra biện pháp cướp chính quyền. Trong khi đó, phải “độc lập” (nấm đa số trong ban lãnh đạo cách mạng) lại quyết định đàm phán với chính phủ. 

Lợi dụng thời gian tạm nghỉ này. Chính phủ Êbe đã tập trung các lực lượng vũ trang, kể cả các lực lượng được coi là phản động trước đây, để đàn áp cuộc cách mạng vô sản ở Béclin. Cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp nhanh chóng. Lãnh tụ của Đảng Cộng sản – Cac Lipnếch và Rôda Lucxambua bị bắt và bị giết. 

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa tháng Giêng của những người vô sản Béclin, chính phủ đã nhanh chóng chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội. Quốc hội đã họp ở thị xã tỉnh Vaima ngày 6-2-1919, và ngày 31-7-1919.

Ngày 12-1-1923, quân đội Pháp và Bỉ chiếm đóng hạt Rua. Vùng Rua là nơi sản xuất 90% than. 70% gang toàn nước Đức. Việc vùng Rua bị chiếm đóng là một thảm họa cho nền kinh tế Đức, khắp nơi nhà máy đóng cửa sổ công nhân thất nghiệp lên tới 5 triệu, đồng Mác sụt giả, giá sinh hoạt tăng vọt. Phong trào bãi công của công nhân diễn ra khắp nơi. 

Trước phong trào đấu tranh ngày càng mở rộng, chính phủ Cunô buộc phải từ chức. Chính phủ mới, do Størédơman, lãnh tụ “Đảng Nhân dân” đứng đầu, là “Nội các liên hợp” rộng rãi (trong đó có 4 đảng viên xã hội dân chủ). Nhưng chính phủ liên hợp” này thực tế do Xéctơ, tư lệnh quân đội Đức, cấm đấu và hắn đã ra lệnh tăng cường đàn áp phong trào công nhân. Cuộc đấu tranh của quần chúng càng trở nên quyết liệt. 

Ngày 23-10-1923, bùng nổ cuộc khởi nghỉa vũ trang ở Hambuộc, dưới sự lãnh đạo của E. Tenloman. Quán chúng khởi nghĩa đã dựng lên nhiều công sự ở trong thành phố. Chính quyền Xô viết được tuyên bố thành lập dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản. Sau khi thấy cuộc khởi nghĩa không có hi vọng giành được thắng lợi do tương quan lực lượng quá chênh lệch, E. Tenløman đã lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa tổ chức rút lui có trật tự, bảo toàn được lực lượng cách mạng. 

Cuộc khởi nghĩa của công nhân Hãmbuộc là âm hưởng cuối cùng của bão táp cách mạng vô sản ở Đức trong những năm 1918 – 1923. 

2. Sự phục hồi kinh tế, chính trị của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Đức trong những năm 1924 – 1929 

Cuối năm 1923, nước Đức đã vượt qua được con khủng hoảng kinh tế và chính trị sau chiến tranh. Giai cấp tư sản Đức đã đàn áp được phong trào chống đối của quần chúng nhân dân, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của Mi và Anh để khắc phục tình trạng hỗn loạn về tài chính sau chiến tranh, tạo đà cho công nghiệp được khôi phục và phát triển. 

Trước tiên, theo đề nghị của ngoại trường Mĩ, một ủy ban xác định lại số tiến mà Đức phải trả. Đó là kế hoạch Daoxo (Dawes) mang tên người soạn thảo ra nó là một nhà ngân hàng ở Chicago. Tháng 4 – 1924, hội nghị các nước thắng trận họp ở Luân Đôn đã thông qua kế hoạch này. 

Kế hoạch Đaoxơ quy định tổng số bồi thường của Đức là 130 tỉ mác. Năm thứ nhất (kể từ tháng 8 – 1924), Đức phải trả 1 tỉ mác; năm thứ hai 1,2 tỉ; năm thứ ba 1,5 tỉ, năm thứ tư 1,7 tỉ và từ tháng 8 – 1928 trở đi mỗi năm 2,5 tỉ. Bên cạnh “kế hoạch Đaoxơ”, Mi, Anh, Pháp lại kí hiệp ước cho Đức vay 800 triệu mác làm vốn để khôi phục nên kinh tế, trong đó Mĩ bỏ ra 460 triệu mác.

Năm 1928, tiếp theo việc Đức không trả nợ, một lần nữa kế hoạch Đạoxơ lại được điều chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng cho Đức. Sự điều chỉnh này được mang tên là “kế hoạch Yơng” (lấy tên người chủ ngân hàng Mĩ Yơng – Owen D. Young) để xưởng ra. Kế hoạch Yơng được các nước Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Bỉ và Đức thông qua năm 1929, kế hoạch này quy định tổng số bởi thường chiến tranh Đức sẽ phải trả là 113,9 tỉ mác trong thời hạn kéo dài tới 60 năm. 

Thực chất của các kế hoạch này là dọn đường cho tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Mĩ, có thể đầu tư rộng rãi vào Đức. Từ năm 1924 – 1929, các nước đầu tư vào Đức khoảng 10 – 15 tỉ mác, trong đó 70% là của Mĩ. Số tiến khổng lồ này đã tạo điều kiện trang bị cho Đức những kĩ thuật hiện đại. nâng cao năng lực sản xuất. Từ năm 1925, nền công nghiệp Đức phát triển mạnh. Đến năm 1927, giá trị xuất khẩu của Đức đã đạt được mức trước chiến tranh. Năm 1929, tổng sản lượng công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, một lần nữa vượt qua Anh, Pháp. 

Công nghiệp Đức tập trung mạnh mẽ, do đó lực lượng sản xuất ngày càng lớn. Năm 1928 – 1929, tờrớt thép sản xuất 43% sắt 41% thép của toàn nước Đức và có một nửa thiết bị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cổng ti hóa học I.G Phácben sản xuất 25% phân hóa học, 80% cao su tổng hợp. 100% đầu xăng tổng hợp và thuốc nhuộm của nước Đức. Năm 1929, các ngân hàng Béclin đã chiếm 67,5% tổng số tiền gửi của cả nước Đức. 

Trên cơ sở kinh tế được khôi phục, tỉnh hình chính trị của Đức cũng được củng cố cả về phương diện đối nội và đối ngoại.

Tháng 10–1925, Hiệp ước Lôcácnô (Locarno) được kí kết giữa Đức với Anh, Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Ba Lan, Thụy Sĩ và được Mĩ tán thành. Theo hiệp ước này thì Đức, Bỉ và Pháp cùng cam kết không vi phạm biên giới phía tây đã được quy định trong hòa ước Vécxai. Nam 1926, Đức vào Hội Quốc liên, địa vị quốc tế được củng cố thêm một bước mới. Mặt khác, năm 1925 Đức kí hiệp ước thương mại với Liên Xô và tháng 4 – 1926 lại kí hiệp ước không xâm phạm Liên Xô. Đến đây, nước Đức đã tỏ ra dù mạnh để có một đường lối đối ngoại độc lập hơn và xúc tiến âm mưu chống lại sự ràng buộc của hệ thống Vécxai. 

Về mặt đối nội, chế độ cộng hòa Vaima được củng có. Ngày 28-2-1924, chính quyền bãi bỏ lệnh giới nghiêm, dựa vào bộ máy quân sự và cảnh sát đã đủ mạnh để duy trì trật tự chính trị – xã hội bàng những biện pháp thông thường của chế độ đại nghị. Các chính đảng và các tổ chức của giai cấp tư sản lấy lại vị trí đã mất của mình nhờ vào chính sách hợp tác giải cấp của Đảng xã hội – dân chủ nắm quyền. Quá trình hợp tác hóa sản xuất TBCN đương nhiên cũng làm cho địa vị của giai cấp tư sản, nhất là bản độc quyền, củng cố và tăng cường địa vị của mình. Năm 1925, Ebe chết, cuộc bầu cử tổng thống đã được tổ chức. Khối liên minh các đảng phải hữu đã lợi dụng tinh thần chống lại hòa ước Vécxai của quần chúng và đưa Hinđenbua ra ứng cử tổng thống. 

Việc Hindenbua trúng cử tổng thống và chính phủ mới được thành lập đã thiên sang hữu chứng tỏ giai cấp tư sản Đức đã tăng cường tính chất chuyên chính giai cấp, mặc dù về hình thức chế độ chính trị vẫn là chính thể cộng hòa đại nghị do Hiến pháp Vaima quy định. Chính quyền mới đã thi hành chính sách hạ mức thuế cho các nhà tự bàn trong khi lại tăng thuế các hàng hóa thường dùng của nhân dân. Đồng thời chính phủ tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, xóa bỏ những thành quả của họ đã đạt được trong cuộc Cách mạng tháng Mười một 1918. Việc chuẩn bị chiến tranh phục thủ cũng được tiến hành rất tích cực thanh niên được huấn luyện quân sự, tuy không có binh phục nhưng có thể nhanh chóng trở thành nòng cốt cho việc xây dựng một đội quân chính quy hiện đại. “Quân đội quốc phòng” bắt đầu được vũ trang lại và được hiện đại hóa. Việc chế tạo các tuần dương hạn và những tấu ngầm mới, các vũ khí hạng nặng có sức công phá cao được xúc tiến ráo riết. Dưới sự che chở của Hindenbua, các tổ chức quân phiệt, phản động ở các địa phương bắt đầu ngóc đầu dậy và tăng cường hoạt động. 

Chính đảng phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc Đức là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), xuất hiện từ năm 1919. Từ năm 1920, khi Hitle (Hitler) làm lãnh tụ đảng này, cương lĩnh của đăng được công bố với những nội dung hết sức mị dân và lừa bịp hòng mở rộng ảnh hưởng của nó trong quán chúng. Năm 1923, Đảng Quốc xã của Hitle gây ra vụ phiến loạn nhàm lật đổ chính quyền địa phương Bavie (thường gọi là vụ “phiến loạn tiệm bia”) nhưng bị thất bại. Sau một thời gian phát triển ổn định, bọn tư bản lũng đoạn Đức công khai ủng hộ cho Đảng Quốc xã. Giới cầm quyền Đức cũng dung túng cho hoạt động của bọn chúng. Vì vậy, trong thời kì này Đảng Quốc xã lại tăng cường hoạt động, mở rộng ảnh hưởng của mình, công khai lên tiếng đòi xét lại biên giới của nước Đức, công khai chống lại trật tự thế giới theo hệ thống Véxai – Oasinhtơn, ra sức đầu độc chủ nghĩa sôvanh và thù ghét người Do thái trong quần chúng nhân dân.