Phong trào công nhân trong những năm chiến tranh
1. Thái độ của các Đảng Xã hội dân chủ trong Quốc tế II đối với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Các đại hội của Quốc tế II họp ở Stuttgart. Copenhagen và Balo đã xét đến vấn đề thái độ của các đảng Xã hội dân chủ đối với cuộc chiến tranh thế giới sắp diễn ra. Trước sự đấu tranh của những lực lượng cách mạng trong Quốc tế II, trước hết là của Lênin và những người Bônsêvich Nga, các đại hội đó đã thông qua những nghị quyết cách mạng kêu gọi các Đảng Xã hội dân chủ và giai cấp công nhân. các nước đấu tranh kiên quyết để ngăn ngừa bọn đế quốc gây chiến tranh.
Đối với cuộc chiến tranh đang bắt đầu xảy ra, tính chất của nó, đứng về cả hai phe tham chiến, đều là chiến tranh đế quốc phản lại sự tiến bộ của lịch sử. Nhưng trong các Đảng Xã hội dân chủ ở tất cả các nước đã bộc lộ quan điểm và đường lối cơ hội. Những thủ lĩnh xã hội dân chủ bó tay trước cuộc chiến tranh, cho đó là điều tất yếu khách quan của chủ nghĩa tư bản, không có cách gì ngăn được. Họ tán thành khẩu hiệu “bảo vệ Tổ quốc”, ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ tư sản phản động không dám phát động công nhân đấu tranh. Trái lại, họ thúc đẩy công nhân nước này đi bắn giết công nhân nước khác để bảo vệ Tổ quốc” của bọn tư bản. Chủ trương sai lầm đó đã được chứng thực khi chiến tranh xảy ra. Ngày 4-8-1914, trong nghị viện Đức cũng như trong nghị viện Pháp. những nghị viên xã hội dân chủ đã bỏ phiếu tán thành ngân sách chiến tranh. Những đảng viên Đảng Xã hội Pháp và Bỉ đã tham gia các chính phủ tư sản phản động củng cố khối liên minh với giai cấp tư sản. Ở Anh, các lãnh tụ Công đảng ủng hộ chính phủ không điều kiện. Ở Nga, bọn Mensevich tham gia các tổ chức do chính phủ Nga hoàng lập ra.
Sự phản bội của lãnh tụ các đảng Xã hội dân chủ và Quốc tế II là kết quả tất nhiên của chính sách dung túng chủ nghĩa cơ hội trong một thời gian dài trước chiến tranh. Cuộc chiến tranh thế giới đã vạch trần bản chất tư sản của chủ nghĩa cơ hội là những kẻ công khai bảo vệ chủ nghĩa tư bản, chống lại giai cấp công nhân.
2. Sự tan rã của Quốc tế II và cuộc đấu tranh của Lênin cho một tổ chức quốc tế mới
Do chính sách sôvanh phản động mà khi chiến tranh bùng nổ. Quốc tế II bị tan rà, Lênin đã đấu tranh vạch mặt bọn chúng và chỉ ra rằng sự phá sản của Quốc tế II là hậu quả của sự phản bội không thể dung thứ được của số đông các Đảng Xã hội dân chủ đối với lí tưởng của mình, đối với những lời tuyên bố trịnh trọng ở các đại hội quốc tế Stata và Balơ… Số đông các Đảng Xã hội dân chủ đã đứng sang phía chính phủ nước mình”, ủng hộ giai cấp tư sản nước “mình” chống lại giai cấp vô sản.
Trong Quốc tế II lúc bấy giờ chỉ có Đảng Bônsêvích do Lênin đứng đầu là vạch ra một cương lĩnh mácxít cách mạng triệt để về vấn đề chiến tranh. Ngay từ những năm trước chiến tranh, Lênin và những người Bônsêvich đã tích cực hoạt động để tổ chức những lực lượng lẻ tẻ và chưa trưởng thành của cánh tả trong Quốc tế II. lôi kéo họ ra khỏi bọn cơ hội để tổ chức nhóm cánh tả rộng rãi. Trong thời gian đại hội Stuttgart (1907) cũng như đại hội Copenhagen (1910), Lênin đã triệu tập hội nghị những người cánh tả trong Quốc tế II. Nhưng hội nghị cánh tà cũng như lời kêu gọi của Đảng Bônsêvích chưa được hưởng ủng rộng rãi trong phong trào công nhân.
Cuộc hội nghị Diméevan (Thụy Sĩ) họp từ 23 đến 26-8-1915 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay go giữa những người cách mạng theo chủ nghĩa quốc tế và phái đa số Cauxky. Vì “phái giữa chiếm ưu thế, nên khi đó chưa thể thi hành một đường lối thực sự Bonsevich. Trong hội nghị, Lênin đã tổ chức ra “nhóm Dimmecvan” có 8 người và thông qua nhóm này, Lênin có thể đưa được nhiều nguyên lí của chủ nghĩa Mác cách mạng vào các nghị quyết của hội nghị.
Hội nghị Dimmecvan lần thứ 2 họp ở Kintan (Thụy Sĩ) vào ngày 20-4-1916. Lúc này nhóm “Dimmecvan tả” đã có 11 đại biểu.
Từ hội nghị Dimmecvan lần thứ nhất, phong trào chống chiến tranh đã lên mạnh. Ở Đức thành lập nhóm “Spartacus” tháng 1-1916 gồm những người phải tả trong đảng Xã hội dân chủ Đức. Đó là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng vì rằng lúc bấy giờ, đảng Xã hội dân chủ Đức là một đảng lớn, nước Đức lại đóng vai trò chủ yếu trong chiến tranh. Cương lĩnh của nhóm đã nêu lên việc thành lập “Quốc tế công nhân mới”, song chưa vạch rõ những hành động cụ thể chống chiến tranh. Do tình hình quốc tế thay đổi, quán chúng lao động ngày càng biểu lộ thái độ tích cực chống chiến tranh, nền thái độ các đoàn đại biểu cũng có sự thay đổi.
3. Sách lược của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đối với chiến tranh và cách mạng
Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đảng Bônsêvích do Lênin lãnh đạo không bị dao động, vẫn trung thành với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác cách mạng và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng Bônsevích đã giương cao ngọn cờ đấu tranh kiên quyết chống chiến tranh đế quốc và chống chủ nghĩa xã hội sô vanh.
Căn cứ vào những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề chiến tranh, Đảng Bônsêvích đã định ra sách lược của mình đối với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đối với chính phủ Nga hoàng Trung ương Đảng Xã hội dân chủ Nga đã ra một bản tuyên ngôn chống chiến tranh, trong đó nêu lên hai khẩu hiệu : “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến” và “làm cho chính phủ mình thất bại trong chiến tranh đế quốc”.
Khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến có ý nghĩa là quán chúng lao động các nước đế quốc, trước hết là công nhân, nông dân mặc áo lính phải quay súng chống lại các chính phủ tư sản nước mình, làm cách mạng lật đổ các chính phủ nước mình, chứ không phải chống lại anh em mình ở các nước khác.
Khẩu hiệu làm cho chính phủ tư sản nước mình thất bại là biểu hiện chủ nghĩa quốc tế vô sẵn vì nó xuất phát từ lợi ích của cách mạng vô sản thế giới, đồng thời là biểu hiện của lòng yêu nước chân chính của những người Bônsêvich.
Đó là sách lược duy nhất đúng đắn lúc bấy giờ, vì nó căn cứ vào tính chất đế quốc của cuộc chiến tranh, xuất phát từ sự trung thành với lợi ích của giai cấp vô sản và tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đảng Bônsêvich không chỉ kêu gọi chống chiến tranh, đình chỉ chiến tranh mà còn kêu gọi lợi dụng những khó khăn do chiến tranh gây ra đề lật đổ Nga hoàng, kêu gọi giai cấp vô sản và quán chúng các nước. cùng đứng lên đấu tranh cách mạng, kêu gọi binh sĩ quay súng chống Chính phủ đế quốc nước mình, đòi hòa bình chính nghĩa.
– Hoàn toàn không thỏa hiệp với giai cấp tư sản, cự tuyệt chính sách “hòa bình trong nước”.
– Thành lập những tổ chức bất hợp pháp hiện chưa có trong những nước mà ở đó công tác của các tổ chức hợp pháp bị trở ngại.
– Ủng hộ sự thân thiện của binh lính ngoài mặt trận.
– Ủng hộ mọi hình thức đấu tranh cách mạng có tính chất quần chúng của giai cấp vô sản.
Các đảng tư sản và giai cấp tư sản buộc tội cho những người Bônsêvich chống khẩu hiệu “bảo vệ Tổ quốc” của giai cấp tư sản trong chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là phản bội, là không có tinh thần yêu nước. Nhưng những người Bônsêvich không chống lại Tổ quốc nói chung mà chỉ chống lại Tổ quốc của địa chủ và từ sản.
Bàn về khả năng cách mạng ở nước Nga, Lênin vạch ra rằng không nên xem cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa xảy ra ở một nước nào đó trong thời kì đế quốc chủ nghĩa là một hiện tượng riêng lẻ, cổ lập. Tất cả các nước đế quốc đều câu kết với nhau về mặt kinh tế và chính trị, thiết lập một hệ thống đế quốc chủ nghĩa thế giới thành một dây xích có những khâu gắn bó với nhau. Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể tiến hành cùng một lúc trong toàn bộ hệ thống các nước đế quốc. Nó sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của dây chuyền đó, tức là ở một nước hay một số nước, ở đó những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản đạt tới điểm cực kì gay gắt, giai cấp thống trị tỏ ra bất lực trước phong trào cách mạng, còn lực lượng cách mạng thì rộng lớn và có tổ chức, có những điều kiện thuận lợi nhất để lật đổ chủ nghĩa tư bản. Khâu yếu nhất không nhất thiết phải ở một nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao, mà có thể ở một nước tư bản kém phát triển. Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một nước sẽ làm rung chuyển toàn bộ các khâu của hệ thống đế quốc chủ nghĩa và làm suy yếu hệ thống đó, đồng thời làm cho cuộc cách mạng mau chín muối ở các nước tư bản khác.
Thất bại ở ngoài mặt trận, kinh tế bị phá sản ở hậu phương, hàng triệu người bị chết, sức sản xuất bị tàn phá ghê gớm. Những điều đó đã chứng tỏ chế độ Nga hoàng và giai cấp thống trị đã đưa nước Nga đến bờ thảm họa. Thủ tiêu chế độ chuyên chế, rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc đã trở thành một sự cần thiết khách quan. Nước Nga ở vào đêm trước của cuộc cách mạng sắp bùng nổ.
Những người Bônsêvich Nga đã dựa vào lí luận của Lênin về chiến tranh, hòa bình và cách mạng, tích cực lãnh đạo quần chúng thực hiện sách lược của Đảng trong thời kì chiến tranh, đẩy mạnh cách mạng.
Đầu năm 1917, các cuộc bãi công kinh tế đã chuyển thành bãi công chính trị, khởi nghĩa vũ trang nổi lên khắp nơi. Đảng Bonsevich ra hiệu triệu đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng. thành lập chính phủ lâm thời.
Do ảnh hưởng của những sự kiện cách mạng và hoạt động dũng cảm của những người Bônsêvich và công nhân, binh lính của chính phủ bắt đầu dao động. Sáng ngày 27-2 (theo lịch Nga) binh lính không chịu bắn vào công nhân biểu tình và nhảy sang hàng ngũ cách mạng. Thủ đô hoàn toàn vào tay nhân dân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Chế độ chuyên chế Nga hoàng chấm dứt. Cuộc Cách mạng tháng Hai 1917 thắng lợi
Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga không dừng lại ở đó, mà chỉ là bước đầu để tiến sang nước thứ hai là cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Cuộc chiến tranh đã kéo dài ba năm làm cho cả hai bên tham chiến đấu kiệt quệ và mệt mỏi. Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Giai cấp vô sản Nga lật đổ giai cấp tư sản, thành lập chính quyền Xô Viết do Đảng Bônsêvich lãnh đạo. Lịch sử nước Nga bước sang trang mới. Nó có tác động trực tiếp đến diễn biến của chiến tranh và ảnh hưởng sâu rộng đối với lịch sử thế giới.