Nguyên nhân và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

1. Nguyên nhân 

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả tất nhiên của sự phát triển kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỉ XX. Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới – giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 

Quy luật phát triển không đều giữa các nước tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội. Một số nước đi vào con đường từ bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học kĩ thuật nên đã có độ tăng trưởng nhảy vọt, vượt qua các nước tư bản cũ. Vào năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913 Mĩ và Đức lại chiếm địa vị đó. 

Những nước phát triển sau cần có thị trường trong khi những nước đi trước tuy đã chiếm một số lớn thuộc địa, nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị trường mới. Nhưng thế giới đã bị chia xong, không còn có “chỗ trống” như trong thế kỉ trước đây nữa. Do đó, nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc để giành giật của nhau thị trường thuộc địa và phân chia lại thế giới. Những cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối của thế kỉ XIX và đầu thế kỷ thứ XX : – chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898), chiến tranh Anh – Boo (1899 – 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). 

Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh với nhau để chia lại đất đai trên thế giới. Đế quốc Đức hung hãn nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa. Từ đó, ở châu Âu hình thành 2 tập đoàn gây chiến, chống đối nhau : một bên là Đức, Áo – Hung và Thổ Nhĩ Kì : một bên là Anh. Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang 

Khi phát động chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Đức muốn tiêu diệt kẻ kình địch của mình là Anh, Pháp và Bỉ để chiếm thuộc địa của các nước đó, làm suy yếu Nga hoàng, giật lấy Ba Lan. Ukraine và miễn gần biển Ban Tích ; Áo – Hung thì muốn chiếm Xécbi : Thổ thì mơ tưởng xâm chiếm miền Tơrăng Capca của Nga. Còn phe đối lập thì Anh muốn đánh tan Đức, để tiêu diệt kẻ địch thủ nguy hiểm nhất trên thị trường thế giới, giật của Thổ miền Medopotami và Palextin, củng cố địa vị của mình ở Ai Cập . Pháp mong lấy lại miền An Dát và Lôren đã bị Đức chiếm trước đây và xâm chiếm khu vực sông Xard ; Nga muốn sáp nhập Galixi vào minh, phân chia Thổ Nhĩ Kì, xâm chiếm Công tăng ti nốp và eo biển Hắc Hải. 

Nhật tham chiến đứng về phía Anh với mục đích chiếm các thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương và lợi dụng cuộc tranh chấp giữa các nước đế quốc để củng cố địa vị ở Trung Quốc. Ý lúc đấu ngả nghiêng giữa hai khối, đã tham gia liên minh Đức và Áo – Hung sau được Anh – Pháp – Nga hứa hẹn nhiều nên ngà theo. Còn Mĩ làm giàu rất nhanh trong cuộc chiến tranh này, giữ thái độ “trung lập”, mãi đến năm 1917 mới tham chiến. Mĩ bí mật bán vũ khí cho hai phe và lợi dụng sự kiệt quệ của hai bên để buộc các nước tham chiến kì một hòa ước phù hợp với tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ

Như vậy là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh. 

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra cuộc chiến tranh còn có một âm mưu khác : cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 ở châu Âu và cuộc Cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giải cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa sôvanh để ngăn cần sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới. Giai cấp cầm quyền các nước đều muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc. 

2. Tính chất 

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp hóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác. 

Về tính chất của cuộc chiến tranh này, Lênin đã chỉ rõ như sau : 

“Về cả hai phía, cuộc chiến tranh đó đều là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, điều đó hiện nay không còn phải bàn cãi gì nữa. (…) Chiến tranh vô luận là do giai cấp tư sản Đức hoặc do giai cấp tư sản Anh – Pháp tiến hành, cũng đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết, bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước.

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền. 

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. Không phải chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào, các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che giấu mục đích thật sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu tuyên truyền giả dối đó đã gây nên nhiều hậu quả tai hại trong phong trào công nhân và quần chúng nhân dân, không thấy rõ bản chất phản động của cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.