Phong trào đấu tranh cách mạng ở Ba Tư cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX

1. Phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XIX 

Đến cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng bấy lâu âm i ở Ba Tư. Năm 1891, “vụ loạn thuốc lá” là cuộc đấu tranh của quán chúng chống lại bản nhượng ước của nhà vua cho thực dân Anh tự do mua bán và chế biến thuốc lá trong 50 năm. Nhiều cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra ở các thành phố với lời kêu gọi chống người nước ngoài, chỉ trích chính phủ là phản bội và nhà vua là kẻ bán nước. Trong các truyền đơn có lời kêu gọi : “Hai các tín đồ ! Hồi người Hồi giáo ! Đất nước đã rơi vào tay người nước ngoài. Nhà vua không chú ý đến quyền lợi của chúng ta. Hãy giành lấy sự nghiệp về tay chúng ta!”. Trước áp lực của quần chúng. bản nhượng ước bị xé bỏ. Phong trào năm 1891 mang tính chất chống đế quốc nhưng còn tự phát và thiếu tổ chức. 

Cùng thời gian này, những người trí thức có liên hệ với thương nhân và một bộ phận địa chủ yêu nước là người đại diện cho từ tưởng tư sản dân tộc ở Ba Tư. Có vai trò nổi bật là nhà báo, nhà hoạt động xã hội và nhà ngoại giao Mancôm Khan. Năm 1890, ông bị cách chức đại sứ ở Anh, liên ở lại Luân Đôn xuất bản tờ báo “Luật pháp” phê phán nghiêm khắc chế độ chuyên chế và chính sách đầu hàng nước ngoài của nhà vua. Những hoạt động của ông có tác dụng thức tỉnh ý thức dân tộc trong giới trí thức, nhưng chưa liên hệ được với đông đảo nhân dân. Trong những năm 90, nhiều cuộc biểu tình chống đế quốc nổ ra trong các thành phố lớn. Những người biểu tình đòi cấm ngân hàng Anh đầu cơ vàng bạc và buôn lậu, giành độc quyền thuế quan, đóng cửa trường học của người Âu…. 

Trong giới tăng lữ và một bộ phận trí thức, nhà buôn lan tràn khuynh hướng “Đại Hồi” do Jêman el Đin an Apgani khởi xướng. Họ chủ trương thiết lập một đế quốc thống nhất Hồi giáo gồm các dân tộc theo đạo Hồi, chống lại ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân bên ngoài, bảo vệ nền độc lập của nước Ba Tư phong kiến. Đặc điểm của phong trào “Đại Hỏi” là sự cố gắng thống nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc chống đế quốc của các dân tộc Hỏi giáo với việc củng cố địa vị của các “Khan”, địa chủ, giáo sĩ v.v… Trên thực tế nó không giải quyết mối mâu thuẫn giai cấp giữa tầng lớp quý tộc các “Khan” với đông đảo quần chúng nhân dân. Nó cũng khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa các dân tộc trong liên minh “Đại Hỏi”. Năm 1896 một người phái “Đại Hội” ám sát vua Natet Đin. Bọn phản động lợi dụng vụ manh động đó để tăng cường khủng bố. Mudafa Et Đin lên ngôi vua (1896 – 1907) vẫn tiếp tục đi vào con đường bán nước làm cho mâu thuẫn giai cấp trở nên cực kì sâu sắc. 

2. Cao trào cách mạng 1905 – 1907 

Cuộc cách mạng Nga năm 1905 đã gây một tiếng vang mạnh mẽ ở các nước châu Á, trước tiên là ở Ba Tư. Nhiều người trí thức chịu ảnh hưởng tư tưởng xã hội dân chủ của nước Nga và châu Âu. 

Từ cuối năm 1905, nhiều cuộc biểu tình diễn ra ở Têhêran đòi cách chức tên thủ tướng phản động Ain Et Đôilơ, đuổi tên phụ trách thuế quan người Bỉ, lập “Viện Chính nghĩa” để nhận đơn kiện tụng của nhân dân. Những người biểu tình đòi ban hành hiến pháp và triệu tập quốc hội. Đồng thời những cuộc đấu tranh cũng nêu khẩu hiệu chống đế quốc, tẩy chay vài nước ngoài, đòi đóng cửa các ngân hàng Anh, xóa bỏ những đặc quyền của người Âu châu. Cuộc đấu tranh đặc biệt sôi nổi ở Tebrido là nơi đã xuất hiện những nhóm xã hội dân chủ đầu tiên. Ở đó đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, thành lập những “Ủy ban cách mạng gồm đại biểu nhà buôn, tăng lữ và địa chủ để kiểm soát hoạt động của chính quyền nhà vua. Những người xã hội dân chủ Ba Tư thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Chiến sĩ vì sự nghiệp chân chính”. 

Trước áp lực của quần chúng ngày 9-9-1906, nhà vua phải công bố thể lệ bầu cử. Việc bầu cử được tiến hành theo chế độ đảng cấp, gián tiếp với những quy định chặt chẽ về điều kiện cử tri. Công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, đông đảo thợ thủ công. thương nhân và phụ nữ không được tham gia. 

Đầu tháng 10, quốc hội đầu tiên của Ba Tư được triệu tập. Quốc hội thông qua một số quyết định tiến bộ : quy định giá tối đa về lúa mì, thảo luận về dự án thành lập nhà Ngân hàng quốc gia Ba Tư đối lập với các ngân hàng của Anh và Nga. Tháng 12-1906, vua Mudafa Et Đin công bố những đạo luật cơ bản làm thành phần thứ nhất của hiến pháp. Theo đó quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi quốc hội bao gồm hai viện là cơ quan có quyền thông qua sắc luật và ngân sách, kiểm soát việc thi hành luật pháp. Các công việc đối ngoại, ký kết nhượng ước và hiệp định với nước ngoài chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của quốc hội. 

Sau khi Mudafa Et Đàn chết (1-1907), hoàng tử Mohamed Ali lên ngôi (1907 – 1909) được bọn phản động ủng hộ đã công khai xóa bỏ những cải cách tiến bộ. Một làn sóng đấu tranh mới nổ ra ở Teherau, Tebridơ, Resto, Itxfahan.. Ở Tebrido do xảy ra xung đột vũ trang, thế lực phản động phải lùi bước, những đạo luật cơ bản được giữ nguyên vẹn, đánh dấu sự thắng lợi của giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Ba Tư. 

Trong giai đoạn đó, các tầng lớp địa chủ tự do, tăng lữ, nhà buôn lớn, cùng với tiểu tư sản, thợ thủ công công nhân và dân nghèo thành thị đấu tranh đòi ban hành hiến pháp, đòi đuổi bọn phản động ra khỏi các cơ quan nhà nước. Phong trào chống để quốc lan rộng trong cả nước. Ở Itxfahan, Sirado, Busia… quần chúng tẩy chay hàng Anh, phản đối công ty dầu lửa của Anh. Những cuộc nổi dậy của nông dân lan ra rất nhanh từ miền Bắc xuống miền Trung và Nam với khẩu hiệu không nộp tô thuế cho địa chỗ, không thực hiện các nghĩa vụ phong kiến, chiếm lấy gia súc, đập phá nhà cửa và trừng trị những tên gian ác. Những cuộc bãi công đầu tiên của Ba Tư nổ ra ở các trung tâm công nghiệp do công nhân điện tín, công nhân nhà in, công chức các cơ quan tiến hành năm 1907. Đồng thời, các ủy ban cách mạng cũng được thành lập ở nhiều nơi, trong đó nhà buôn, địa chủ chiếm ưu thế. Hơn mười tờ báo và tạp chí dân chủ được xuất bản. Hội “Chiến sĩ VÀ SỰ nghiệp chân chính” được thành lập bí mật ở miền Bắc, thu hút thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ và cả công nhân, nông dân. Họ thông qua cương lĩnh dân chủ cách mạng, đòi bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đảng và bí mật, đòi tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do lập hội vài bãi công, tịch thu và chia ruộng đất của nhà vua cho nông dân.ngày làm việc 8 giờ cho công nhân… Nhiều hội viên tham gia tích cực vào các đội vũ trang Phêdaip (Người yêu nước) của cách mạng. Các địa phương thành lập Hội đồng dân biểu mang tính chất dân chủ tiến bộ. Hoạt động mạnh mẽ nhất là Hội đồng tỉnh Tibrida. 

Trước sự phát triển của phong trào dân chủ, tầng lớp tư sản địa chủ chiếm đa số trong Quốc hội lo lắng, có thái độ đối lập với các yêu sách của quần chúng và các hoạt động cách mạng. Bộ phận tăng lữ, địa chủ tự do và tư sản nhanh chóng ngả sang phe phản động. Trước sự phân hóa đó, nhà vua liên tập hợp các lực lượng phong kiến chống lại phong trào quần chúng. Tháng 5-1907 vua khước từ việc ký bản dự án về “Điều bổ sung đạo luật cơ bản” là sắc luật nhằm hạn chế hơn nửa quyền lực của nhà vua, tuyên bố những quyền bình đẳng trước pháp luật, thực hiện chế độ phân lập ba quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thái độ ngoan cố của vua Mohamed Ali làm bùng lên một làn sóng phản đối mới. Biểu tình và bãi công lại nổ ra ở các thành phố. Phong trào đấu tranh mùa thu năm 1907 đã buộc nhà vua phải thừa nhận “Diểu bổ sung, đánh dấu thắng lợi giai đoạn thứ hai của phong trào. “Điểu bổ sung’ trở thành phần quan trọng của hiến pháp Ba Tư. 

3. Sự can thiệp của bọn đế quốc và âm mưu phục hồi của phong kiến 

Thực dân Anh muốn lợi dụng phong trào cách mạng để gạt bỏ ảnh hưởng của đế quốc Nga, nên đưa ra chiêu bài ủng hộ phong trào đòi hiến pháp và quốc hội, đưa quân đến vùng ven biển Ba Tư. Thực ra, chúng vẫn chủ trương duy trì chế độ phong kiến để có thể tăng cường xâm nhập hơn nữa vào Ba Tư. Đế quốc Nga đang lúng túng vì cuộc cách mạng 1905 ở trong nước, lại vừa thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật nên chưa thể can thiệp vũ trang vào Ba Tư. Đức cũng nhảy vào thị trường này, nhưng tay vào đời sống chính trị với luận điệu giả dối là chỉ “kinh doanh một cách hòa bình” mà thôi. Mâu thuẫn giữa các đế quốc dẫn tới sự thỏa hiệp Anh – Nga (1907) quy định việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở Ba Tư : Anh ở phía nam, Nga ở phía bắc và giữa là một khu trung lập. 

Thế lực phong kiến phản động muốn lợi dụng sự can thiệp của Anh và Nga để dập tắt cách mạng. Ngày 23-6-1908, nhà vua tiến hành cuộc chính biến phản cách mạng : điều những đạo quân Cô Dắc về thủ đô, bao vây và giải tán Quốc hội, bắt giam các đại biểu Quốc hội và những người tham gia cách mạng, đóng cửa các tờ báo tiến bộ. Phong trào ở thủ đô và nhiều thành phố khác rơi vào tình trạng nguy khốn. 

4. Cao trào cách mạng 1908 – 1911 và cuộc chính biến phản cách mạng 

Trung tâm cách mạng chuyển về vùng Adecbaidan thuộc Ba Tư. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Tubridơ vào tháng 6-1908 được sự hưởng ứng của công nhân, nông dân, thợ thủ công tư sản, loại nhỏ và vừa. Họ yêu cầu phục hỏi hiến pháp và triệu tập quốc hội mới. Sau bốn tháng chiến đấu ngoan cường, họ đuổi được bọn phản động ra khỏi thành phố. Phong trào lan sang nhiều tỉnh ở Adecbaidan, các “Ủy ban cách mạng và các đội Phêđaép được tổ chức, tài sản của nhà vua bị tịch thu, trật tự và an ninh được thiết lập, nhiều trường mới mở cửa. Tháng 2-1909, quân đội nhà vua vây hãm thành phố. Mặc dấu bị nạn đói đe dọa, TAbrido vẫn tồn tại, các tỉnh khác cũng noi gương Tebridơ, giữ vững quyển làm chủ. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đó, bọn đế quốc Anh – Nga nhúng tay vào, điều quân đội đến can thiệp hòng dập tắt phong trào. Nhưng những người Dân chủ cách mạng đã giáng một đòn mãnh liệt vào nền quân chủ. Tháng 7-1909 các đội nghĩa quân chiếm được Thêran, vua Mohamét Ali bị phế truất, hiến pháp 1906 – 1907 được phục hồi, Chính phủ làm thời được thành lập do Xénada, một địa chủ tham gia đội *Phêđaép”, đứng đầu. 

Chính phủ tư sản – địa chủ tự do thừa hưởng thành quả cách mạng của quần chúng không muốn thúc đẩy cách mạng đi lên. 

Các cơ cấu của chế độ quân chủ, các nhượng ước và hiệp định ký kết với bên ngoài và ngay cả các binh đoàn Côdác đều được giữ nguyên vẹn. 

Tháng 9-1909, Quốc hội khóa II được triệu tập, tính chất dân chủ bị giảm sút rõ rệt so với khóa I. Quốc hội không có đại biểu thợ thủ công, không để ra một biện pháp hoặc sắc lệnh nào tiến bộ. Chiếm ưu thế trong Quốc hội là khuynh hướng “ôn hòa” do tư sản mại bản và địa chủ tự do làm đại biểu. Những người tư sản dân tộc đứng về phía “dân chủ”. Chính phủ Xenada ngả về phía Anh, năm 1911 vay một món nợ lớn của Anh. Đồng thời, Mĩ được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Đoàn “cố vấn” Mỹ về tài chính do Moócgan Suxle đứng đầu được quyển kiểm soát toàn bộ tài chính, nhượng ước, nợ nần, thuế má, chi tiêu và ngân sách của Ba Tư Suxte ép buộc Ba Tư vay nợ, chuẩn bị cho việc ký kết nhượng ước. vệ dấu lửa và đường sắt, tổ chức hiến binh Mỹ riêng và đạt quân đội phụ thuộc vào Mỹ. 

Anh và Nga lo ngại trước sự bành trướng của Mĩ liền gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Ba Tư đuổi Suxte và phải hứa không mời “cố vấn” nếu không được sự đồng ý của Anh và Nga. Quốc hội Ba Tư bác bỏ những yêu sách đó. Lợi dụng lí do này, Anh và Nga gửi quân đội đến, câu kết với bọn phản động trong nước tiến hành đảo chính phản cách mạng vào tháng 12-1911, Quốc hội bị giải tán, các “Ủy ban cách mạng bị ngăn cấm, báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Cách mạng Ba Tư thất bại. 

5. Tính chất và ý nghĩa lịch sử 

Cách mạng Ba Tư là một cuộc cách mạng tư sản chống đế quốc và phong kiến. Trong những năm cách mạng, phong trào giải phóng lan rộng trong cả nước. Đồng đảo các tầng lớp tham gia vào cuộc đấu tranh : công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Họ thành lập quốc hội, các tổ chức cách mạng và lực lượng vũ trang Ở Tbrido và Adecbaidan, cách mạng mang tính chất dân chủ tư sản rõ rệt. 

Nhưng nhìn chung, phong trào còn mang nhiều nhược điểm. Lực lượng giai cấp công nhân còn yếu, những cuộc nổi dậy của nông dân còn tự phát và phân tán, giai cấp tư sản dân tộc còn non nớt. Những người cách mạng chưa giành được ưu thế đối với phái tự do đang nắm quyền lãnh đạo, có khuynh hướng thỏa hiệp với để quốc và phong kiến. 

Tuy nhiên, cuộc cách mạng Ba Tư 1905 – 1911 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân xâm lược, vào chế độ quân chủ phong kiến, làm thức tỉnh ý thức chính trị của quần chúng nhân dân ở các thuộc địa và nửa thuộc địa.