Sự xâm nhập của tư bản Phương Tây đã biến Ba Tư thành một nước thuộc địa

1. Chủ nghĩa thực dân phương Tây tăng cường xâm nhập Ba Tư 

Sau khi cuộc khởi nghĩa Babít bị dập tắt, Thủ tướng đầu tiên của Ba Tư là Tughi Khan dự định tiến hành một số cải cách nhưng bị phái phong kiến thủ cựu trong triều đình phản đối. Trong khi đó, bọn tư bản phương Tây tăng cường xâm nhập vào Ba Tư. Thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh xâm lược từ 1856 – 1857 chiếm được nhiều địa điểm ở vùng ven biển Ba Tư. Trong khoảng 10 năm từ 1862 – 1872, triều đình Ba Tư phải ký 4 bản thỏa ước thừa nhận Anh được quyền xây dựng đường điện tín để có thể liên lạc từ Luân Đôn đến Ấn Độ, người Anh được hưởng quyền trị ngoại. Tư bản Anh còn xây dựng và kiểm soát những con đường ở miền Trung và Nam Ba Tư nấm độc quyền vận chuyển trên sông Carun. Còn ở miền Bắc, đế quốc Nga Sa hoàng cũng xây dựng những trạm điện tín và đường giao thông. Trước yêu cầu của Ba Tư muốn xây dựng đường sắt, cả hai đế quốc đều từ chối. Anh sợ rằng Nga sẽ dùng đường sắt để đưa quân lính đến sát biên giới Ấn Độ. Nga lại lo ngại hàng hóa rẻ của Anh sẽ tràn lên phía bắc, giáp biên giới của Nga.

Các công ty thương mại nước ngoài dẫn dẫn giành được nhiều đặc quyền ở Ba Tư. Nam 1872, vua Ba Tư ký với công ty “Rayte” của Anh một điều ước có giá trị trong 70 năm cho độc quyền xây dựng đường sá, các công trình tưới nước, khai thác mỏ và rừng lập nhà máy. Như vậy là những nguồn lợi công nghiệp hoàn toàn rơi vào tay nước ngoài. Bị Nga cực lực phản đối, bản điều ước bị thủ tiêu, nhưng công ty “Rayte” được đến bù bằng việc thành lập nhà ngân hàng với độc quyền phát hành tiền giấy ở Ba Tư, tham gia việc quản lý ngân sách nhà nước và chế độ quan thuế, kiểm soát sự chi tiêu của triều đình và chi phối ngoại tệ. Hãng “Tanbốt” được độc quyền mua bán và chế biến thuốc lá. Đế quốc Nga cũng giành được những điều ước về quyền kiểm soát nghề đánh cá ở ven bờ phía nam biển Catxpiên, thành lập nhà ngân hàng ở miền Bác Ba Tư. Ngoài ra Bỉ được độc quyền xây dựng những nhà giải trí và sòng bạc ; Pháp được độc quyền khai quật khảo cổ. 

Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX, những nguồn lợi cơ bản của Ba Tư đều nằm trong tay tư bản phương Tây. Ba Tư rơi vào địa vị phụ thuộc về kinh tế, thành một thị trường cung cấp nông sản và đầu tư của Anh và của Nga – hai địch thủ mạnh nhất ở Ba Tư. 

2. Ba Tư bị biến thành một nước nửa thuộc địa 

Bị phụ thuộc về kinh tế, Ba Tư dần dần mất địa vị độc lập về chính trị. Dưới triều đại Naret Đin (1848 – 1896), Ba Tư đi theo xu hướng thân phương Tây. Nhà vua 3 lần đi thăm các nước châu Âu để đạt quan hệ ngoại giao. Việc tập luyện và tổ chức quân đội được giao cho nước ngoài. Các chức vụ sĩ quan và tướng lĩnh ở trong tay đế quốc Nga. Ngoài ra, trong quân đội còn có các cấp chỉ huy người Áo, Đức, Pháp và Ý. Người nước ngoài cùng tham gia vào bộ máy nhà nước của Ba Tư : Bộ trưởng bưu điện là người. Anh, đứng đầu ngành thuế quan là người Bỉ, người Nga năm các chức vụ quan trọng ở thủ đô và các tỉnh miền Bắc, người Anh ở các tỉnh miền Nam. Bọn quan lại ngoại quốc ký kết với các “Khan” ở địa phương những bản thỏa hiệp có lợi cho chúng bằng cách mua chuộc, biến các “Khan” thành tầng lớp tay sai. Ba Tư thật sự rơi vào tình trạng nửa thuộc địa trong khi chế độ phong kiến được duy trì nguyên vẹn. Bọn quý tộc phong kiến câu kết với chủ nghĩa thực dân phương Tây, đặc biệt là với hai đế quốc Anh và Nga, từ cuối thế kỉ XIX có thêm Đức, bóc lột quần chúng rất thậm tệ. Trong khoảng từ 1870 đến 1890, thuế má tăng lên 2 lần rưỡi. Nạn đói và bệnh dịch xảy ra khắp nơi, nông dân bị phá sản phiêu bạt ra thành phố. Mâu thuẫn giữa đại đa số quần chúng nông dân với chính quyền phong kiến phản động và bọn thực dân phương Tây ngày càng trở nên gay gắt.