Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

1. Hội nghị Ianta và việc hình thành “Trật tự hai cực Ianta” 

Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn chót. Nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc phải giải quyết: + Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương; +Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh; +Việc phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít. 

Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liên Xô, Mĩ, Anh (tức ba cường quốc hình thành hệ thống tam cường được coi như nòng cốt của Mặt trận Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít) đã họp ở Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 12-2-1945. Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô-Xtalin, Tổng thống Mi-F.Rudoven và Thủ tướng Anh-Socsin. Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt, vì thực chất nội dung hội nghị là cuộc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có liên quan mật thiết tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này, mà trước hết là lợi ích riêng của mỗi một nước tham chiến. Cuối cùng, hội nghị đã đi đến những quyết định sau đây: 

– Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và Liên Xô đã tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á Thái Bình Dương sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 

– Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng và nguyên tác cơ bản là sự nhất trí giữa năm cường quốc – Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc, để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. 

Hội nghị đã đi đến thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng miền Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu do Hồng quân Liên Xô giải phóng, còn quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong đó Áo, Phần Lan trở thành hai nước trung lập. 

Ở châu Á hội nghị chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên -Xô tham gia chiến tranh chống Nhật, bao gồm: 1- Bảo vệ nguyên trạng và công nhận quyền độc lập của Mông Cổ; 2- Trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga – Nhật 1904, cụ thể như sau: trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân; trả lại Liên Xô đường sắt Xibia – Trường Xuân, cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Xuân Mãn – Đại Liên; 3- Liên Xô chiếm bốn đảo Curin; ngoài ra, ba cường quốc cũng đã thoả thuận để quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên và quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38″ làm ranh giới; Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ; Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp bao gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mỹ với Liên Xô cùng có quyền lợi ở Trung Quốc; các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á..) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. 

Những quyết định của Hội nghị cấp cao Ianta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta” (hai cực chỉ Mĩ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thuận của hội nghị Ianta). 

2. Hội nghị cấp cao Pôtxdam (từ 17-7-1945 đến 2-8-1945) 

Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và vấn đề kết thúc chiến tranh ở Viễn Đông. Để giải quyết vấn đề này, từ ngày 17-7 đến 2-8-1945, những người cầm đầu 3 cường quốc là Liên Xô, Mỹ và Anh (Xtalin, Toruman, Sơcsin, sau đó là Atli thay Socsin) đã họp hội nghị ở Petxdam (Đức). 

Trong hội nghị cấp cao Potxđam đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa Liên Xô. Mĩ và Anh trên tất cả các vấn đế quốc tế đã được nêu lên, cuối cùng hội nghị đã thoả thuận thông qua những nghị quyết quan trọng có lợi cho hoà bình và cách mạng thế giới. 

Về vấn đề Đức, Hội nghị Potxđam đã có những quyết định: 

– Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, không để cho Đức lại có thể uy hiếp các nước láng giếng đe dọa nên an ninh của các dân tộc và sự nghiệp hoà bình. Tạo cho nhân dân Đức khả năng xây dựng đời sống trên cơ sở dân chủ và hoà bình, có một địa vị xứng đáng trong các dân tộc tự do. 

– Quy định nền công nghiệp của Đức phải được chuyển hoàn toàn sang công nghiệp hoà bình; các liên minh và các tập đoàn độc quyền phải bị thủ tiêu vì đó là những “lò lửa nguy hiểm’ của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. 

– Coi nước Đức là một quốc gia thống nhất toàn vẹn về kinh tế cũng như về chính trị. 

– Khuyến khích sự phát triển của các công đoàn dân chủ tự do, quyền tự do báo chí và ngôn luận, giúp cho sự phát triển của các lực lượng dân chú. 

– Quy định Đức phải bồi thường ở mức tối đa về những thiệt hại mà Đức đã gây ra cho các nước Đồng minh 

– Quy định việc tổ chức xử tội các tội phạm chiến tranh. 

– Xác nhận những quyết định về việc thành lập Hội đồng kiểm soát; quyết định về các khu vực đóng quản; các đại biểu Đồng minh phải thi hành một chính sách chung đã thoả thuận với nhau. 

Ngày 26 – 7. 1945, Hội nghị Potxđam đã đi đến thoả thuận những nguyên tác trong việc giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh và ra bản “Tuyên cáo Pôtxdam kêu gọi Nhật Bản đầu hàng” (về danh nghĩa, bản tuyên cáo này do bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đứng lên và đến ngày 28 – 7 – 1945 Liên Xô mới tham gia bản Tuyên cáo). 

Về vấn đề Nhật Bản, hội nghị Potxđan đã thoả thuận những nguyên tác sau đây (được ghi rõ trong Tuyên cáo Potxđam ngày 26 – 7 – 1945): 

– Chủ quyền của Nhật trở lại đất Nhật chính thống, chủ yếu ở trong bốn đảo: Hônsư, Hốccaiđô, Kiusiu, Siocu. 

– Trừng trị các tội phạm chiến tranh. 

– Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hoà bình. 

– Thủ tiêu lực lượng vũ trang và giải tán quân đội Nhật Bản. 

– Khuyến khích các xu hướng dân chủ trong nhân dân Nhật Bản; thiết lập các quyền tự do dân chủ: ngôn luận, tín ngưỡng, tư tưởng, các quyền cơ bản của con người. 

– Sau khi giải quyết các vấn đề Nhật Bản trên cơ sở dân chủ và hoà bình, các quân đội chiếm đóng của Đồng minh sẽ rút khỏi Nhật. 

Ngoài ra, Hội nghị Potxđam còn giải quyết được nhiều việc quan trọng khác, như thành lập Hội đồng ngoại trưởng các cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) để giải quyết vấn đề dự thảo hoà ước với các nước phát xít chiến bại và tiếp tục giải quyết vấn đề Ba Lan theo nghị quyết của Hội nghị Ianta. 

Hội nghị Pôtxđam đã cụ thể hoá vấn để Đức, vấn đề Nhật Bản, vấn đề kí hoà ước với các nước phát xít chiến bại vv.. nhằm bổ sung và hoàn chỉnh những nghị quyết của Hội nghị Ianta để xây dựng một trật tự mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việc “hoà bình hoá” và “dân chủ hoá” nước Đức và nước Nhật là một tháng lợi to lớn của hoà bình thế giới và cách mạng thế giới. 

3. Hội nghị Xan Phranxixcô và việc thành lập Liên Hợp Quốc

Từ ngày 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945, hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc), 

Sau hai tháng làm việc, qua các cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhiều ý kiến và khuynh hướng khác nhau, hiến chương Liên Hợp Quốc được đại biểu của 50 nước kí kết ngày 26 – 6 – 1945. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 24 – 10 – 1945 (ngày Quốc hội 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc) và ngày – này cũng được coi là ngày Liên Hợp Quốc chính thức thành lập.

Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mục đích cao nhất của Liên Hợp Quốc là nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp có hiệu lực để để phòng và thủ tiêu sự đe doạ đối với hoà bình, để trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hoà bình. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đảng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. 

Để thực hiện những mục đích trên, Hiến chương quy định Liên Hợp Quốc sẽ hành động dựa theo những nguyên tác: chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình; chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc); Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. 

Các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc gồm: 

Đại hội đồng (tức hội nghị của tất cả các nước hội viên), họp mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến chương đã quy định. Trong hội nghị, quyết định của các vấn đề quan trọng nhất phải được thông qua với 2/3 tổng số phiếu, với vấn đề ít quan trọng hơn thì thông qua với đa số thuận. 

Hội đồng bảo an; cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 cường quốc. Những quyết nghị của Hội đồng bảo an được thông qua hoàn toàn phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các nước hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng. 

Ban thư kí là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu có Tổng thư kí (do Đại hội đồng bầu ra theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an). 

Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có nhiều tổ chức và cơ quan chuyên môn khác, như Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế, Cao uỷ người tị nạn (UNHCR), Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) v.v.. 

Đến nay, Liên Hợp Quốc đã có 189 nước hội viên(1), Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay. Hơn 50 năm tồn tại và phát triển của mình, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới, có những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hoả, cũng như có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng đã có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội giữa các nước hội viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn. 

Hiện nay, khi cuộc “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt, tinh hình thế giới đã biến chuyển khác trước, nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với Liên Hợp Quốc: vấn để cải tổ và dân chủ hoà các cơ cấu của Liên Hợp Quốc sao cho phù hợp với tình hình mới, vấn đề gìn giữ hoà bình và an ninh (Liên Hợp Quốc đã bị thất bại ở Xomali, Boxnia – Hécxégovina…), vấn đề tài chính, vấn để môi sinh, bệnh tật, nghèo đói v.v…. 

4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Mátxcơva 

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nhân cơ hội lực lượng Anh, Pháp bị suy yếu, không đủ khả năng để duy trì những vị trí cũ, Mi đã lợi dụng ưu thế về kinh tế, quân sự của mình để bành trưởng thế lực ở Viễn Đông, không đếm xỉa gì đến những điều đã cam kết trong các hội nghị quốc tế trước đây. 

Do âm mưu của Mỹ, tình hình Viễn Đông trở nên càng thẳng, phức tạp. Nhưng Mĩ đã gặp phải sức đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nên buộc phải đồng ý đưa vấn đề Viễn Đông ra thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc ở Mátxcơva từ ngày 16 đến 26 – 12 – 1945. 

Về vấn đề Nhật Bản, Mỹ buộc phải đăng ý đề nghị của Liên Xô để tất cả các nước Đồng minh được tham gia việc định đoạt chính sách đối với Nhật và kiểm tra việc thực hiện chính sách đó. Để thực hiện nhiệm vụ này, hội nghị đã thành lập hai cơ quan đặc biệt: Hội đồng Đồng minh ở Tôkiô (gồm các đại biểu Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc); Uỷ ban Viễn Đông (gồm đại biểu 11 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Ôxtrâylia, Tân Tây Lan, Ấn Độ và Philippin). 

Uỷ ban Viễn Đông có nhiệm vụ thực hiện những quyết định của hội nghị Potxđam đối với Nhật, cụ thể là: 

– Định đường lối chính trị, những nguyên tắc và thể thức mà dựa theo đó, Nhật Bản sẽ thực hiện những điều cam kết về việc Nhật đầu hàng.

– Theo yêu cầu của các nước uỷ viên, xét lại những chỉ thị của chính phủ Mỹ, đại diện cho Đóng minh ở Nhật, và mọi quyết định của Tổng tư lệnh có tinh chất chính trị thuộc phạm vi quyền hạn của uỷ ban. 

– Xét mọi vấn đề do các nước uỷ viên cùng nhau thống nhất để ra. Uỷ ban Viễn Đông thông qua các quyết định với đa số phiếu nhưng nhất thiết phải có sự đồng ý của bốn cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc. 

Hội đồng Đồng minh làm việc dưới quyền chủ toạ của Tổng tư lệnh quân đội đồng minh (Mỹ), nhưng Tổng tư lệnh trước khi ra lệnh gì phải trao đổi ý kiến với hội đồng về các vấn đề nguyên tác, và trong trường hợp hai bên có sự bất đồng ý kiến thì trước khi có quyết định của Uỷ ban Viễn Đông Hội đồng Đồng minh không được thi hành mệnh lệnh đó. 

Về vấn đề Triều Tiên, Hội nghị đã thông qua những quy định: 

– Nhằm mục đích xây một chính phủ dân chủ lâm dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập thời Triều Tiên để đảm nhiệm việc phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hoá quốc gia chung cho cả nước Triều Tiên và sớm thanh toán những hậu quả tai hại do ách nô lệ Nhật Bản gây nên. 

– Để giúp cho việc thành lập chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên, một uỷ ban Liên Hợp Quốc (gồm đại biểu của Liên Xô và Mi) ở Triều Tiên được thành lập. Uỷ ban này sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái và các tổ chức dân chủ để thảo ra những quyết nghị về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những khuyến nghị của uỷ ban được gửi đến bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc xét, và hai chính phủ Liên Xô, Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng 

– Thời gian uỷ trị của 4 cường quốc không được kéo dài quá 5 năm. Việc uỷ trị chỉ là một biện pháp để giúp đỡ và khuyến khích sự tiến bộ vệ chính trị kinh tế. xã hội, phát triển quyền tự quản dân chủ và thiết lập nền độc lập dân tộc của Triều Tiên. 

Về vấn dề Trung Quốc, hội nghị đề ra những quy định: 

– Trung Quốc phải là một nước thống nhất và dân chủ. 

– Chấm dứt cuộc nội chiến ở Trung Quốc. 

– Chính phủ Quốc dân đảng cần phải tổ chức lại và mở rộng cho các đảng phải dân chủ tham gia; 

– Các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và trong một thời gian ngắn, quân đội nước ngoài phải rút khỏi Trung Quốc. 

Nhờ sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và nhân dân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hội nghị Mátxcơva đã thu được những kết quả có lợi cho cách mạng; những quy định của hội nghị về vấn đề Viên Đông đã góp phần bảo vệ nền hoà bình ở khu vực này và đồng thời tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.