Sự phát triển kinh tế và sự ra đời các tổ chức lũng đoạn

Cho đến năm 1870, nước Pháp vẫn đứng hàng thứ hai (sau Anh) trong nền sản xuất công nghiệp thế giới. Nhưng trong những năm tiếp theo, ưu thế của Pháp dân dẫn bị mất trước sự vươn lên của Đức và Mĩ. Đến cuối thế kỉ XIX, nó tụt xuống hàng thứ tư và trong một số ngành sản xuất thì xuống hàng thứ sáu, thứ bảy. Tốc độ phát triển công nghiệp của Pháp lạc hậu rõ rệt so với Đức, Mĩ. Nga và nhiều nước tư bản trẻ tuổi khác. Nguồn gốc của tình trạng đó là do hậu quả của cuộc chiến tranh 1870 – 1871 (bồi thường Đức 5 tỉ phrăng và cắt nhường 2 tỉnh Andat và Loren là vùng giàu nguyên liệu, có nền công nghiệp phát triển), do tình trạng hạn chế của thị trường nội địa, do sự nghèo nàn nguyên liệu. Pháp phải nhập cảng than, sắt… nên không thể cạnh tranh nổi với các nước tư bản khác. 

Tuy nhiên, trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là ở miền Bắc. Hệ thống đường sắt lan rộng ra cả nước đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 – 1900, số xí nghiệp dùng máy hơi nước tăng lên 9 lần. số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần. 

Đến đầu thế kỉ XX, nền kinh tế Pháp có một số chuyển biến quan trọng. Nhưng thực ra, Pháp vẫn còn thua kém các nước khác.

Trước đại chiến, lượng than của Pháp kém Đức ba lần và kém Mĩ sáu lần. Thép thì kém Mĩ tới mười lần. Ngành cơ khí phát triển chậm chạp, khoảng 50% – 80% máy móc về công nghiệp và nông nghiệp phải nhập từ nước ngoài. Các ngành công nghiệp nhẹ với những xương máy loại vừa và nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Gần 70% cơ sở kinh doanh thuộc loại này . 

Nông nghiệp Pháp vẫn ở tình trạng phân tán những mảnh ruộng nhỏ với 40% cư dân trong cả nước. Nền kinh tế tiểu nông không cho phép sử dụng kĩ thuật mới, nên đã kìm hãm sự phát triển sản xuất và đẩy người nông dân vào địa vị phụ thuộc các hãng buôn và bọn chủ nợ. Những cuộc khủng hoảng không ngừng diễn ra, ngay cả trong những ngành quan trọng như ngành trồng nho. 

Trong thời kì này, nước Pháp cũng đang diễn ra quá trình tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành các tổ chức lũng đoạn. Ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn (Comite des forges và Schneider Creusot). Công ti “Snây Đơ Crơ Dô” năm các nhà máy quân sự ở Crodo và các nhà máy chế tạo đồ đóng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước. Đồng thời nó có chi nhánh ở thuộc địa và nước Nga “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công tí khác độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do 3 công tỉ lớn năm. Hai công ti “Xanh Goben” và “Cuman” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hóa chất. Những tổ chức lũng đoạn tương tự cũng hình thành ở các thuộc địa để tăng cường bác lọt : các công ti kinh doanh đón điển trồng nho ở Angieri, đồn điền cao su, lúa và đay ở Đông Dương : trồng hoa ở Madagaxa, khai thác phốt-pho ở Bắc Phi (thuộc “Xanh Gô Ben”), Xanhđica kén ở Tân Calédonie… 

Điều nổi bật đối với nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng Trước đại chiến, 2/3 tư bản ở trong tay 5 nhà băng lớn. Phần lớn tư bản được đưa ra nước ngoài. Nam 1908, 38 tỉ phrang được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 – 60 tỉ trong đó 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2 – 3 tỉ được đưa vào các thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrang. Nhận xét đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp, Lênin nêu lên : “Khác với chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp có thể gọi là chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi”