Thời kì “Vương chính”

– Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì “Vương chính” trong lịch sử Roma chính là giai đoạn mạt kì của chế độ thị tộc Rôma, giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự – hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp nhà nước – Hiện nay chưa có cứ liệu cụ thể về giai đoạn lịch sử này. Theo truyền thuyết, thành Rôma do Romulus xây dựng vào năm 753 TCN, buổi khởi đầu chỉ là một thành thị nằm bên bờ sông Tiber ở Trung Italia, nơi quân cư của 3 bộ lạc người Latinh, mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc. Cứ 10 thị tộc được gọi là 1 Curi (bào tộc). Những thị tộc – bào tộc này gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống và những truyền thống của xã hội thị tộc. Những thành viên của 300 thị tộc này đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Rôma. 

Quản lí xã hội thị tộc của người Rôma trong thời kì lịch sử này là 3 cơ quan : Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân, và “vua” (Rex).

Viện nguyên lão (Senat), bao gồm những thủ lĩnh của 300 thị tộc cũng gồm 300 người. Viện nguyên lão là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Rôma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của đại hội nhân dân. 

Đại hội nhân dân – người Rôma gọi là đại hội Curi – được coi là đại hội nhân dân xưa nhất của người Rôma. Theo truyền thống của xã hội thị tộc, tất cả đàn ông của 300 thị tộc (nghĩa là của 30 bào tộc – Curi) đều được tham dự đại hội Curi và mỗi người được thể hiện ý muốn của mình hằng một lá phiếu trong đại hội. Đại hội Curi có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội của người Rôma như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một ông vua (Rex).

“Vua” (Rex) – do đại hội Curi bầu ra, không được cha truyền con nối và cũng có thể bị đại hội Curi bãi miền – thực chất chỉ là thủ lĩnh quân sự của liên minh 3 bộ lạc. 

– Ở giai đoạn cuối của thời kì “Vương chính”, xã hội Rôma có những biến động đáng kể, ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội, dẫn đến sự giải thể của xã hội thị tộc mở đường cho một xã hội có giai cấp, nhà nước xuất hiện. 

Sự phát triển của nền kinh tế, sự hưng thịnh và xu hướng mở rộng cương vực của Rô đã thu hút nhiều cư dân Latium đến làm ăn. sinh sống. Các khu nông thôn bao quanh thành Rôma không ngừng được mở rộng (thế kỉ VI TCN mới có 16 khu, sang thế kỉ V TCN con số đó đã tăng lên 26 và là 35 ở thế kỉ thứ IV TCN). Trong xã hội Rôma xuất hiện một tầng lớp cư dân mà lịch sử Roma gọi là những người bình dân Polép (Pichs). Polép là những người tự do, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ quân sự nhưng họ không được hưởng quyền lợi kinh tế và chính trị (không được tham gia đại hội Curi, không được chia ruộng đất công. không được xét xử trong toà án Rôma, không được quyền kết hôn với công dân Rôma) vì số cư dân mới tới này không thuộc vào một Curi nào của người Rôma cả. Họ không được coi là dân Rôma gốc. Tuy nhiên, trong thực tế, tầng lớp bình dân Pelép này lại ngày một thêm đông đảo và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người Rôma. Họ nắm vì E và điều hành các hoạt động sản xuất chủ chốt ở Roma. Đồng thời, họ cũng chiếm đa số trong lực lượng quân sự của thành bang Rôma ở thời điểm lịch sử này. Chính mâu thuẫn giữa những nghĩa vụ và quyền lợi ấy đã thúc đẩy người Polép, tới những cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm giành những quyền lợi về kinh tế, chính trị cho phù hợp với những nghĩa vụ và vai trò của họ. Nói cách khác, người Polép không ngừng đấu tranh để đòi quyền công dân Rôma như những công dân Rôma của 30 Curi.

Ph. Enghen đã cho rằng chính những cuộc đấu tranh giữa người Polép và người dân gốc Rôma là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới giải thể từng bước xã hội thị tộc Roma, tạo nên xã hội có giai cấp Roma cổ đại.