Thời kì xuất hiện xã hội có giai cấp, nhà nước trong lịch sử Hi Lạp (Từ thế kỉ VIII đến V TCN)

1. Những biến chuyển lớn trong xã hội Hi Lạp sau Hôme 

– Trước hết phải kể tới những biến chuyển trong lĩnh vực kinh tế. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú và kĩ thuật luyện kim phát triển, đồ sắt đã được dùng một cách phổ biến trong đời sống thường ngày, trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, quân sự… Cán cân kinh tế trong sự phát triển của các ngành, nghề đã thay đổi. Nếu trước kia, chăn nuôi là ngành kinh tế có địa vị cao thì từ thế kỉ VII TCN, nông nghiệp của người Hi Lạp đã vươn lên. Thủ công nghiệp hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp và đạt được những thành tựu lớn. Số lượng ngành, nghề thủ công tăng lên, kĩ thuật sản xuất tiến bộ. Ở một số ngành nghề và một số địa phương đã có sự phân công chuyên môn hóa (Cơrinh chuyên đóng thuyền buồm, thuyền chiến ; Mile nổi tiếng trong nghệ gia công kim loại, dệt ; Mega là thành phố trung tâm của kĩ nghệ len, dạ…). Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động thương mại và mậu dịch hàng hải của người Hi Lạp. Nhiều thành thị với tư cách là những trung tâm thủ công nghiệp và buôn bán đã xuất hiện, tiền tệ bằng kim loại ra đời thay cho lối buôn bán vật đổi vật xưa kia. 

– Sự tan rã của chế độ thị tộc đã diễn ra nhanh chóng. Chế độ tư hữu ngày càng lấn át quyền sở hữu công cộng của thị tộc. Tầng lớp quý tộc giàu có năm trong tay nhiều tư liệu sản xuất và sống dựa vào sức lao động của dân nghèo, nô lệ đã xuất hiện. Đó chính là những tiền thân của tầng lớp quý tộc chủ nô ruộng đất của Hi Lạp sau này. Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp, buôn bán, một tầng lớp người mới (tuy không xuất thân từ quý tộc thị tộc) nhưng lại giàu có, nắm trong tay họ những hoạt động kinh tế công thương nghiệp. Đó là tiền thân của những quý tộc chủ nô công thương – tầng lớp có thể lực nhất cả về kinh tế và chính trị trong giới quý tộc chủ nô Hi Lạp trong suốt chiều dài lịch sử Hi Lạp. Những thành viên của xã hội thị tộc cũ bị phân hóa sâu sắc, một số hoàn toàn bị tước đoạt ruộng đất phải bản thân làm nô lệ vì nợ, số đông khác, hoặc có ít, hoặc không có tư liệu sản xuất phải nhận lĩnh canh ruộng đất (với mức tô thường tới 4/5 thu hoạch) hoặc làm thuê trên các đồng ruộng, trong các xưởng thủ công. Tất cả tạo ra tầng lớp người bình dân – Đemốt – với những quyền lợi và nguyện vọng khác nhau trong lịch sử Hi Lạp. 

Lực lượng xã hội thứ ba là những nô lệ Hi Lạp. Chế độ tư hữu phát triển mạnh đã làm tăng số lượng hồ lệ trong xã hội Hi Lạp, nguồn nô lệ cũng phong phú hơn, ngoài số nô lệ chiến tù, trong xã hội đã xuất hiện nhiều nỗ lệ vì nợ và những nô lệ được mua từ ngoài vào. Việc buôn bán nô lệ cũng đã hình thành. Ngay từ thế kỉ VI TCN, đảo Kiết đã có những chợ buôn bán nô lệ. Vì vậy, tính chất gia trưởng của chế độ nô lệ thời Home cũng dẫn dẫn mất đi. 

Như vậy, xã hội Hi Lạp sau Home đã có những biến chuyển thay đổi lớn, sự phân hóa giai cấp đã diễn ra sâu sắc, 3 tầng lớp xã hội đã hình thành khá rõ nét : Quý tộc (ruộng đất và công thương), những người bình dân Đê mốt và những nô lệ. Mẫu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Sự đối kháng giai cấp dẫn dẫn tới tình trạng không thể điều hòa được, và đúng như nhận xét của Enghen, nhà nước đã ra đời “không những để bảo vệ những của cải mà các tư nhân vừa mới có được khỏi bị những truyền thống của chế độ thị tộc xâm phạm mà còn kéo dài quyền của giai cấp hữu săn bóc lột giai cấp không có của và quyền thống trị của giai cấp hữu sân đối với giai cấp không có của 

– Một biến chuyển quan trọng nữa trong xã hội Hi Lạp sau thời kì Home là phong trào tìm đất thực dân của người Hi Lạp diễn ra ồ ạt từ thế kỉ VIII TCN. 

Trong lịch sử Hi Lạp, vào thời điểm lịch sử của những thế kỉ VII – VI TCN, hệ thống đất thực dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội Hi Lạp. Hệ thống đất thực dân này đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế (nhất là kinh tế công thương nghiệp) của các quốc gia thành thị Hi Lạp, cung cấp cho chính quốc một số lượng đáng kể và quan trọng về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu đồng thời lại là thị trường tiêu thụ sản phẩm công thương nghiệp của Hi Lạp. Do vậy, kinh tế công thương nghiệp Hi Lạp có điều kiện phát triển, phá hoại nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên, xúc tiến và tăng cường quá trình phân hóa giai cấp tạo cơ sở phá vỡ tổ chức thị tộc và tăng cường quá trình xây dựng xã hội có giai cấp nhà nước của người Hà Lạp. Hệ thống đất thực dân cũng đã tăng cường thế lực cho tầng lớp quý tộc chủ nô công thương và chính vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử Hi Lạp, tầng lớp quý tộc chủ nô công thường luôn luôn có ưu thế (cả về kinh tế và chính trị) so với tầng lớp quý tộc chủ nô ruộng đất. 

Hệ thống đất thực dân Hi Lạp cũng đã tạo nên một cầu nối gắn liền thế giới Hi Lạp với các nền văn minh cổ đại ở cả phương Tây và phương Đông. Văn minh Hi Lạp được truyền bá và ngược lại, Hi Lạp có điều kiện thuận lợi tiếp xúc và tiếp thu những thành tựu của các nền văn minh khác (chữ viết, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, lịch pháp và thiên văn…). Đó là chưa kể chính các đất thực dân ngay từ buổi đầu đã cung cấp cho Hi Lạp một nguồn nô lệ đáng kể, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ nô Lệ sau này. 

2. Sự xuất hiện các quốc gia thành thị Hi Lạp 

Sự hình thành nhà nước ở Hi Lạp có những sắc thái riêng rất Hi Lạp. 

Trước hết nhà nước Hi Lạp xuất hiện trên cơ sở tan rã của xã hội thị tộc và hầu như không có sự can thiệp của bạo lực từ phía ngoài. Chế độ tư hữu được thiết lập và phát triển, sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc, triệt để đã làm cho xã hội thị tộc dẫn dẫn tan vỡ từng bước một. 

Thứ hai : Nhà nước Hi Lạp xuất hiện dưới dạng những quốc gia thành thị – quốc gia thành bang (polis). Điều này có được là do những đặc trưng riêng và điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải của chính Hi Lạp. Trong những điều kiện đó lại không bị các thế lực bên ngoài tấn công, can thiệp, nên ngay từ đầu và trong suốt chiều dài lịch sử, yêu cầu thống nhất các vùng đất Hi Lạp (vốn bị điều kiện địa hình tự nhiên xé nhỏ) thành một quốc gia thống nhất không được đặt ra một cách bức thiết, Do vậy, nhà nước ở Hi Lạp, về cơ bản, là những quốc gia thành bang, có những sắc thái riêng, có sự phát triển khá chênh lệch, và cũng có những vận mệnh lịch sử khác nhau. 

Tiếng Hi Lạp, thành bang – “polis” – có nghĩa là thành phố. Cho nên hạt nhân cơ bản của mỗi quốc gia thành bang là một thành thị với tư cách vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp, có kết hợp và mở rộng với các vùng phụ cận. Diện tích của một thành bang không lớn (lớn nhất cũng không quá 8000 km) với một lượng cư dân vừa phải (khoảng từ 30 – 40 vạn người). Mặc dù nhỏ, hẹp về diện tích, dân cư chưa đông, nhưng mỗi thành bang đều có những đặc trưng của một nhà nước hoàn chính : Có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp. hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ riêng và cũng có những thân bảo hộ riêng. Mỗi thành bang có xu thế phát triển kinh tế khác nhau và vận mệnh lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù đều là nên chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, nhưng thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang cũng không nhất loạt như nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có thành bang xây dựng theo thể chế cộng hòa quý tộc (tiêu biểu là Xpác), có thành bang lại tổ chức theo thể chế cộng hòa dân chủ (điển hình là Aten). 

Trong lịch sử Hi Lạp, các quốc gia thành bang đều xuất hiện, sớm hoặc muộn, trong khoảng thời gian từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ VI TCN. Điển hình nhất cho các quốc gia thành thị ở Hi Lạp là Xpắc (ở bán đảo Pelopone) và Aten (ở bán đảo Attích). Đây là hai quốc gia thành bang đại diện 2 con đường khác nhau trong quá trình xây dựng nhà nước, sự phát triển kinh tế, cơ cấu xã hội và thiết chế nhà nước. Xpác và Aten cũng là 2 thành bang nòng cốt của lịch sử Hi Lạp.