Tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cách mạng Nêđéclan
1. Tính chất
Trước cách mạng, Nédéclan thực chất là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Trong khi đó, về kinh tế xã hội, chủ nghĩa tư bản đã tương đối phát triển, nhưng lại bị các thế lực phong kiến ngoại tộc và trong nước kìm hãm. Vì vậy, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh của nhân dân Neđéclan là phải đánh đuổi bọn thống trị Tây Ban Nha ; đồng thời lật đổ chế độ phong kiến nhằm đưa đất nước tiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa. Do nhiệm vụ ấy quy định, cách mạng Nédéclan là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong phong trào cách mạng đó, quần chúng nhân dân, nhất là bình dân thành thị là động lực của cách mạng, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới là lực lượng lãnh đạo. Kết quả là, trải qua non nửa thế kỉ (1566–1609), cách mạng đã giành được thắng lợi ở nửa nước miền Bắc, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hoà Hà Lan.
2. Ý nghĩa
Thắng lợi của cách mạng Hà Lan có những ý nghĩa rất quan trọng:
- a) Đây là cuộc cách mạng tư sản thành công đầu tiên trong lịch sử và nước Cộng hoà Hà Lan là nước cộng hoà tư sản đầu tiên trên thế giới. Bởi vậy thắng lợi của cách mạng Nědéclan là dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
- b) Thắng lợi của cách mạng ở miền Bắc Neđéclan đã mở ra con đường phát triển nhanh chóng về mọi mặt, làm cho Hà Lan trở thành “một nước từ bản kiểu mẫu trong thế kỉ XVII…”.
Về kinh tế, nhờ xoá bỏ được sự kìm hãm của các thế lực phong kiến ngoại tộc và trong nước, đồng thời nhờ thu hút được nhiều thợ thủ công lành nghề từ miền Nam và từ Pháp đi cư tới để tránh sự ngược đãi đối với tín đồ Tàn giáo, nên công nghiệp Hà Lan vốn có cơ sở từ trước đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như dệt len đạ, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, làm giấy, in, làm đồ sứ, làm đồ thuỷ tinh v.v… của Hà Lan đều nổi tiếng khắp châu Âu. Nghề chế biến gỗ cũng rất tiên tiến. Năm 1596, tại Danđam (Zaandam) đã thành lập xưởng cưa chạy bằng sức gió đầu tiên ở châu Âu. Nghề đóng thuyền cũng vượt xa các nước khác về quy mô sản xuất cũng như về trình độ kĩ thuật.
Nền thương nghiệp của Hà Lan lại càng có vị trí quan trọng hơn công nghiệp và trong đó ngoại thương lại phát triển hơn nội thương. Đối với bên ngoài, Hà Lan có quan hệ buôn bán rộng rãi với nhiều nước ở châu Âu, nhất là Bắc Âu và Trung Âu, thậm chí việc buôn bán ở vùng biển Bantich và Bắc Hải chủ yếu nằm trong tay người Hà Lan, số thuyền buôn của Hà Lan lui tới biển Bantích chiếm đến 70%. Hơn nữa hoạt động thương nghiệp của Hà Lan còn mở rộng đến châu Phi, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Đồng Nam Á và châu Mĩ. .
Để việc buôn bán với những miền xa xôi được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả lớn, năm 1602, Hà Lan đã thành lập Công ti Đông Ấn Độ. Với tiềm lực lớn về kinh tế, với tổ chức chặt chẽ và với nhiều quyền hạn do chính phủ giao cho, Công ti Đông Ấn Độ của Hà Lan đã giữ vị trí quan trọng trong việc buôn bán ở phương Đông. Phần lớn hương liệu của Indonexia là do người Hà Lan đưa về bán ở các nước châu Âu. Năm 1626, Hà Lan lại thành lập Công ti Tây Ấn Độ để buôn bán với châu Mĩ.
Đồng thời với hoạt động thương nghiệp, Hà Lan còn tích cực tìm kiếm đất thực dân ở những nơi mà họ đến buôn bán. Kết quả là ở phương Đông, người Hà Lan đã chiếm được một số cứ điểm ở Ấn Độ, Inđônêxia, Đài Loan… Ở Tây bán cầu, người Hà Lan chiếm được một vùng đất ở Bắc Mĩ rồi đặt tên là “Hà Lan mới”. Tại đây, năm 1626, họ dựng lên một thành phố gọi là “Amxtécdam mới”!(“) Ngoài ra, người Hà Lan còn dùng thuyền buôn của mình để chở hàng thuê cho nhiều nước khác, vì vậy họ được mệnh danh là “người đánh xe ngựa trên biển”.
Do sự phát triển của công thương nghiệp, hải cảng Amxtécđam trở thành một thành phố rất sầm uất đồng thời là thủ đô kinh tế của Hà Lan (thủ đô chính trị là Gravenhagơ, tức La Hay). Đầu thế kỉ XVII, thành phố này có 100.000 cư dân. Hàng ngày có 2000 thuyền đậu tại cảng này và cứ 3 ngày thì có tám chín trăm thuyền xuất phát từ Amxtécđam đến vùng biển Bantích để mua lương thực chở đi bán cho các nước châu Âu. Amxtéc đam không những là một trung tâm thương nghiệp chuyên buôn bán các mặt hàng như hương liệu, lương thực, cá, gỗ, da… mà còn là một trung tâm của nghề đóng thuyền và nghề kinh doanh ngân hàng. Năm 1609, Ngân hàng quốc gia Amxtécđam đã được thành lập. Đó là nhà băng mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Âu và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng không bó hẹp trong cương giới của Hà Lan”. Do phồn vinh như vậy Amxtécđam đã thay thế địa vị của Anvécpen trước kia và trở thành một thành phố buôn bán có tính chất quốc tế.
Về văn hoá, nửa đầu thế kỉ XVII, Hà Lan cũng là nước tiên tiến. Ngay khi cuộc cách mạng đang diễn ra quyết liệt, năm 1575, Trường Đại học Lâyđen, trường đại học Tàn giáo đầu tiên ở châu Âu đã được thành lập. Đến năm 1645, ở Hà Lan đã có 6 trường đại học nổi tiếng. Nghề in và nghề xuất bản cũng sớm phát triển mà Amxtécđam và Layđen là những trung tâm quan trọng. Hà Lan cũng là nước mà báo chí ra đời sớm nhất, trên đó không những đưa tin tức các nước trên thế giới, mà còn đăng các bài xã luận và bình luận về tình hình chính trị và tôn giáo.
Đồng thời, các mặt khoa học kĩ thuật, triết học, sử học, luật học, hội hoạ v.v.. cũng có nhiều thành tựu nổi bật, và gắn liền với những thành tựu ấy là những nhà khoa học, học giả và nghệ sĩ có tên tuổi. Trong số đó, nhà vật lí học Huyghen (1629–1695) với việc phát minh ra đồng hồ quả lắc, nhà triết học Xpinoda (Spinoza, 1632–1677) với việc đề xướng quan điểm duy vật và chủ nghĩa vô thần, nhà sử học kiêm luật học Grotiut (Grotius. 1583–1645) với việc đặt nền móng cho công pháp quốc tế, các hoạ sĩ Frăng Han (Frans Hals, 1580–1666), Rembran (1606–1669) với những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa nổi tiếng v.v… là những nhân vật tiêu biểu.
Tóm lại, nhờ cách mạng thành công, đầu thế kỉ XVII, Hà Lan đã trở thành nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất thế giới.
- c) Hạn chế
Bên cạnh thành công, cách mạng Nědéclan cũng có những hạn chế lớn. Đó là cách mạng chỉ giành được thắng lợi ở nửa nước mà ngay ở đó so với yêu cầu của một cuộc cách mạng tư sản thì thành quả đạt được cũng chưa triệt để. Cụ thể là :
– Tuy thành lập chính thể cộng hoà, nhưng chức Tổng đốc – chức vụ cao nhất của nhà nước lại giao cho dòng họ Orăng nắm giữ hết đời này sang đời khác trong một thời gian dài. Nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ, không được tham gia bàn bạc các công việc chung. Số người có quyền bầu cử chỉ chiếm khoảng 0,2%. Ví dụ : tỉnh Hôlan có 1.200.000 cư dân mà chỉ có 2.000 người có quyền bầu cử.
– Nông dân không được giải quyết yêu cầu ruộng đất, số ruộng đất tịch thu được của các quý tộc Tây Ban Nha thì chuyển sang tay giai cấp tư sản và họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Còn ở các tỉnh miền Đông thì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và các đặc quyền của quý tộc vẫn tiếp tục duy trì như cũ.
Sở dĩ cách mạng Nědéclan có những hạn chế đó là vì cuộc cách mạng này diễn ra trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển chưa chín muối. Lúc bấy giờ, nền kinh tế Nědéclan mang nặng tính chất thương nghiệp. Đã thế, việc buôn bán ở đây chưa thống nhất : thị trường chung chưa hình thành, cả nước hầu như chia thành hai miền kinh tế với hai trung tâm khác nhau là Amxtécđam và Anvécpen ; trong việc buôn bán với bên ngoài, hai miền ấy cũng có quan hệ với những khu vực khác nhau ; các chế độ do lường, tiền tệ và thể lệ kinh doanh thương nghiệp cũng chưa thống nhất. Còn công nghiệp không những chưa phát triển tương xứng với thương nghiệp mà còn đang ở giai đoạn công trường thủ công.
Trong khi đó, mối liên hệ về văn hoá cũng chưa chặt chẽ. Cả nước chưa có một thứ ngôn ngữ thống nhất : miền Bắc nổi tiếng Flaming, miền Nam nổi tiếng Pháp, miền Đông nói tiếng Đức.
Do được hình thành trên cơ sở kinh tế và trình độ phát triển về văn hoá như vậy, giai cấp tư sản Nedéclan nói chung là còn non yếu nên trong quá trình đấu tranh họ thường tỏ ra thoả hiệp và phải chia quyền lãnh đạo cho tầng lớp quý tộc mới.
Những hạn chế nói trên đã gây nên những trở ngại nhất định đối với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Hà Lan, do đó đến cuối thế kỉ XVII, Hà Lan phải nhường quyền bá chủ thế giới cho nước Anh, một nước có cuộc cách mạng tư sản tuy diễn ra muộn hơn nhưng triệt để hơn.