Tình hình Nêđéclan trước cách mạng
1. Vài nét về lịch sử
Neđéclan (Nederland) nghĩa là “Xứ thấp” vì phần lớn đất đai ở đây thấp hơn mặt biển. Phạm vi địa lí của Neđéclan gồm lãnh thổ của các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng ở Đông Bắc nước Pháp.
Thời cổ đại, sau khi bị Xeda chinh phục năm 57 tr. CN, Nedéclan bị biến thành một tỉnh của đế quốc Rôma.
Đầu thời trung đại, Neđéclan nằm trong bản đồ của vương quốc Frăng. Chính dưới thời Sáclơmanhơ, Kitô giáo mới bắt đầu được truyền bá ở xứ này. Sau Hiệp ước Vécdoong năm 843, Neđéclan bị chia thành nhiều lãnh địa phong kiến lập thành các công quốc, bá quốc… Phần lớn các tiểu quốc ấy bị phụ thuộc vào vua Pháp hoặc hoàng đế Đức.
Đến thế kỉ XIV-XV, nhiều tiểu quốc ở Nedéclan như Flangđrơ, Brabăng, Henô, Luyxămbua… bị sáp nhập vào công quốc Buốcg nhớ. Nhưng đến năm 1477, khi bản thân lãnh địa của công tước Buốcgonhơ bị rơi vào tay vua Pháp Luy XI thì, do cuộc hôn nhân giữa nữ công tước Mari xứ Buốcgônhơ với Mácximiliêng họ Hápxbua, Neđéclan lại chuyển sang tay họ Hápxbua của Áo.
Con Mácximiliêng là Philip “Đẹp trai” được kế thừa xứ Neđéclan. Ông kết hôn với công chúa Tây Ban Nha là Hoanna “Điền”, con gái của Phécđinăng và Ixabenla. Năm 1516, Phécđ năng chết. Và không có con trai thừa kế, nên ngôi vua Tây Ban Nha được truyền cho cháu ngoại là Sáclơ, hiệu là Sáclơ I (1516–1558). Thế là Neđéclan và Tây Ban Nha trở thành một vương quốc nằm dưới quyền thống trị của Sáclơ I. Năm 1519, ông nội của Sách là Mácximiliêng chết, Sáclơ lại được bầu làm Hoàng đế Đức, hiệu là Sáclơ V, quen gọi là Sáclơ Canh. Đến đây, phạm vi thống trị của Sáclơ V lại càng rộng lớn, bao gồm Đức, Tiệp Khắc, Hunggari, Tây Ban Nha, Neđéclan và thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mĩ.
Năm 1556, Sáclơ V ốm nặng phải thoái vị. Đế quốc Sáclơ V chia thành hai nước. Ngôi hoàng đế Đức được truyền cho em của Sáclơ V là Phúcđ năng, còn ngôi vua Tây Ban Nha thì truyền cho con là Philíp II (1556–1998). Nedéclan lại trở thành một bộ phận của vương quốc Tây Ban Nha.
2. Tình hình kinh tế xã hội
Neđéclan là một nước có nền kinh tế phát triển tương đối sớm so với các nước khác ở Tây Âu.
Từ thế kỉ XIII, XIV, nghề dệt len dạ ở Flangđrơ thuộc miền Nam Neđéclan đã rất nổi tiếng mà về mặt kĩ thuật, lúc bấy giờ chỉ có Phirenxe mới sánh kịp, nhưng về quy mô sản xuất thì trung tâm len dạ này của Italia cũng không bằng. Do vậy, trong khi chỉ có 1/10 số lượng lông cừu xuất khẩu của Anh chỗ sang Phirenxe thì 9/10 được nhập vào Nědéclan. Còn len dạ do các thành phố của Anh, Pháp, Đức sản xuất thì còn xa mới cạnh tranh được với Nédéclan.
Đến thế kỉ XVI, nền thủ công nghiệp của Neđéclan càng phát triển một cách toàn diện. Ngoài len dạ, ở đây còn có nhiều nghề khác như dệt vải bông. vải gai, dệt thảm, làm đồ da, đồ kim loại, đồ thuỷ tinh, đóng thuyền v.v… Đồng thời với những tiến bộ mới về thủ công nghiệp, nền thương nghiệp của Nědéclan cũng phát triển mạnh mẽ, nhất là về ngoại thương. Lúc bấy giờ, Nědéclan có quan hệ buôn bán rộng rãi với Anh, các nước ven biển Bantích, Nga, Tây Ban Nha và thuộc địa của nước này ở châu Mĩ. Ngoài ra, do vị trí địa lí thuận lợi, nghề đánh cá cũng giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế.
Trên cơ sở phát triển của nền công nghiệp, tổ chức phường hội ngày càng tan rã, ngược lại các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa xuất hiện một cách nhanh chóng. Ở các tỉnh có nền kinh tế phát triển lâu đời như Flangđro, Brabăng ở miền Nam và Holan, Delan, Utơrết ở miền Bắc, các hình thức công trường thủ công tập trung, phân tán, hỗn hợp đã xâm nhập trong nhiều ngành sản xuất, nhất là trong công nghiệp dệt, đóng thuyền, gia công kim loại v.v..
Nhờ có nền công thương nghiệp phát triển sớm, Nědéclan trở thành một nước có nhiều thành phố. Với một lãnh thổ tương đối nhỏ bé và dân số khoảng 3 triệu người. Neđéclan có tới trên 300 thành phố lớn nhỏ, trong đó nổi tiếng nhất là Anvécpen (Antwerpen).
Sau các cuộc phát kiến lớn về địa lí, do sự chuyển dịch trung tâm kinh tế của Tây Âu từ vùng Địa Trung Hải lên vùng ven bờ Đại Tây Dương, Anvécpen trở thành một thành phố thương nghiệp và tín dụng có tính chất quốc tế. Tại đây có các xưởng sản xuất đường, xà phòng, thuỷ tinh, gia công nhuộm len dạ của Anh. Đây cũng là nơi trung chuyển các loại hàng xuất khẩu do các tỉnh Flăngđrơ, Brabăng sản xuất. Anvécpen có một bến cũng được xây dựng rất hoàn thiện, có thể đậu một lúc 2500 thuyền buôn đến từ các nơi trên thế giới.
Trong thành phố, có sở giao dịch hàng hoá và sở giao dịch tiền tệ. Hằng năm có khoảng 5000 nhà buôn các nước trên thế giới đến đây xem mẫu hàng và kí hợp đồng buôn bán. Ở đây còn có hơn một nghìn chi nhánh của Sở thương vụ các nước ngoài.
Trong nông nghiệp, ở những tỉnh kinh tế phát triển như Hàng rơi Brabăng, Holan, Delan v.v…. một số lãnh chúa phong kiến hoặc đem ruộng đất cho thuê hoặc kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Các thị dân giàu có và các chủ trại thì mua ruộng đất của quý tộc rồi thuê người làm, nhiều đầm lấy được tháo nước biến thành những nông trường chăn nuôi bò sữa. Trong quá trình ấy, nhiều nông dân bị tước đoạt phần đất được chia và bị đuổi khỏi mảnh đất đó, vì thế đã biến thành những cố nông, công nhân các công trường thủ công hoặc những kẻ lang thang.
Như vậy, nhìn chung đến thế kỉ XVI nền kinh tế ở Nědéclan đã phát triển nhanh chóng và quan hệ tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình ấy, ở Nědéclan đã hình thành hai miền kinh tế với hai trung tâm riêng biệt là Amxtécđam và Anvécpen. Trong hai miền ấy, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Bắc tỏ ra thuận lợi và sâu rộng hơn ở miền Nam, ngay những tỉnh nông nghiệp lạc hậu cũng đã bị lỗi cuốn vào nền kinh tế hàng hoá. Đồng thời, trong khi miền Bắc có quan hệ kinh tế rộng rãi với nhiều nước ; thì trái lại, miền Nam bị lệ thuộc vào Tây Ban Nha, nhất là phải dựa vào Tây Ban Nha để được cung cấp lông cừu cho nghề len dạ.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay doi.
Do tác động của nền kinh tế hàng hoá, giai cấp quý tộc phong kiến đã bị phân hoá. Chỉ ở những nơi kinh tế nông nghiệp lạc hậu như ở vùng Tây Nam và vùng Đông Bắc, các lãnh chúa phong kiến vẫn duy trì hình thức bót lọt như cũ. Còn ở những tỉnh có nền công thương nghiệp phát triển, một bộ phận quý tộc đã thay đổi phương thức kinh doanh ruộng đất như cho các chủ trại thuê hoặc đầu tư vốn vào việc đáp để biến những vùng đất thấp thành bãi cỏ để chăn nuôi súc vật nhằm cung cấp cho thị trường, do vậy họ đã biến thành tầng lớp quý tộc mới.
Giai cấp tư sản phân hoá từ tầng lớp thị dân đang trên đường hình thành. Họ bao gồm các thương gia lớn, các chủ công trường thủ công.
Tầng lớp bình dân thành thị bao gồm thợ thủ công phá sản, thợ bạn, công nhân công trường thủ công, công nhân khuân vác… Ở các thành phố tương đối lớn, tầng lớp này chiếm từ một nửa số dân trở lên.
Giai cấp nông dân cũng có sự phân hoá. Nói chung đến thế kỉ XVI, chế độ nông nổ đã tan rã. Một bộ phận nông dân trở thành những phủ nông, họ có liên hệ kinh tế với thị trường địa phương và bóc lột sức lao động làm thuê của những nông dân nghèo khổ. Trái lại, những nông dân bị phá sản hoặc bị cướp mất phần đất của mình thì biến thành cố nông, công nhân công trường thủ công hoặc những kẻ lang thang. Ở những nơi nông nghiệp lạc hậu, nông dân vẫn tiếp tục chịu sự bốc lột phong kiến, nhưng hình thức địa tô phổ biến là tổ tiền. Các giai cấp và tầng lớp xã hội ấy, trừ tầng lớp quý tộc cũ, nói chung đều muốn có một sự thay đổi về chính trị, do vậy về mặt hệ ý thức, họ cũng tiếp thu những hình thức tôn giáo mới. Về đại thể. tầng lớp quý tộc mới thì chọn một loại tôn giáo ôn hoà nhất là đạo Luthơ, giai cấp tư sản và phú nông thì theo Tần giáo Canvanh, còn bình dân thành thị, nông dân thì hoặc là theo đạo Canvanh hoặc là theo phái Rửa tội lại.
3. Chính sách thống trị của Tây Ban Nha đối với Nêđéclan
Từ khi bị phụ thuộc vào đế quốc Hápxbua, các công quốc, bá quốc, lãnh địa giáo chủ ở Nedéclan tuy vẫn giữ được ít nhiều quyền tự trị, nhưng đã biến thành các tỉnh của một nhà nước thống nhất. Kẻ thống trị toàn xứ Nědéclan là viên Toàn quyền thay mặt hoàng đế đế quốc Roma thần thánh và từ năm 1556 về sau là thay mặt vua Tây Ban Nha, thủ phủ đóng ở Brucxen (Bruxelles). Đứng đầu các tỉnh là các tổng đốc. Bên cạnh những chức quan ấy, ở trung ương và các tỉnh còn có Hội nghị ba cấp toàn Nêđéclan và Hội nghị ba cấp của các tỉnh mà quyền hành chủ yếu của tổ chức này là quyết định vấn đề thuế khoá.
Trong quá trình ấy, Sáclơ V và nhất là Philíp II ngày càng tăng cường áp bức bóc lột Nédéclan, coi xứ này như một thuộc địa của Tây Ban Nha.
Về chính trị, từ thời Sáclơ V, đặc quyền của một số tỉnh và thành phố Neđéclan đã bị hạn chế. Đặc biệt đến thời Philíp II, một bạo chúa đần độn, thiển cận và cuồng tín Thiên chúa giáo, chế độ chuyên chế càng được tăng cường ở Neđéclan. Trước đây, nhiều người Flàngđrơ sang làm quan ở Tây Ban Nha, giờ đây trái lại nhiều người Tây Ban Nha được cử sang cai trị Nedéclan. Năm 1959, Philíp II bổ nhiệm nữ công tước Macgorit (Marguerite), con ngoài giá thú của Sáclơ V, chị của Philip II. làm Toàn quyền Nedéclan và cử Hồng y giáo chủ Granvenla (Granvella), một kẻ tham quyền độc ác, làm Phụ chính. Dưới chiêu bài chuẩn bị tấn công Pháp. Philip II điều một đội quân từ Tây Ban Nha sang chiếm đóng Nédéclan.
Về tôn giáo, Sáclơ V và Philíp II thi hành chính sách đàn áp khốc liệt các loại tàn giáo. Từ năm 1521, Sáclơ V bắt đầu ban bố “Sắc lệnh trừng phạt” trong đó quy định những tín đồ dị giáo chịu hối cải thì bị trừng phạt nặng nề, còn những kẻ ngoan cố tin “tà giáo ma quỷ” thì bị xử tử và tịch thu tài sản. Tiếp đó, năm 1552, chính quyền Tây Ban Nha thành lập toà án tôn giáo ở Neđéclan để xét xử các tín đồ Tàn giáo. Đến năm 1550, Sáclơ V lại ban bố một sắc lệnh càng tàn khốc hơn. quy định không những tín đồ Tần giáo bị xử tử (nam thì chém, nữ thì chôn sống) mà những người giúp đỡ, che giấu, thậm chí nói chuyện thân mật với tín đồ Tàn giáo cũng bị tịch thu tài sẵn. Vì khắc nghiệt như vậy, nhân dân gọi sắc lệnh ấy là “Sắc lệnh đẫm máu”. Kết quả là, chỉ trong vòng 30 năm (1521–1550), có tới 50.000 tín đồ Tàn giáo bị giết, chôn sống, cầm tù và trục xuất ra nước ngoài.
Sau khi lên ngôi, Philip II càng tăng cường đàn áp Tần giáo. Philip II đã tăng thêm 14 chức giám mục và cho các giám mục có toàn quyền trừng trị các tín đồ dị giáo. Do vậy, việc tàn sát tín đồ Tần giáo diễn ra trên quy mô càng lớn.
Về kinh tế, để có chỉ phí ném vào cuộc chiến tranh triển miền với Pháp, Sáclơ V đã đặt ra ở Neđéclan một chế độ thuế khoá hết sức nặng nề, do vậy hằng năm đã vơ vét được 2 triệu đồng tiền vàng trong khi thu nhập của quốc khổ trong toàn đế quốc chỉ có 5 triệu.
Đến thời Philíp II, chính sách bóc lột về kinh tế đối với nhân dân Nědéclan càng nặng nề. Vừa mới lên ngôi năm 1557, Philíp II tuyên bố đất nước phá sản. Việc đó làm cho những nhà ngân hàng đã từng cho Philíp II vay nợ, bị thiệt hại. Năm 1560, Philíp II lại càng tăng thuế xuất khẩu lông cừu của Tây Ban Nha làm cho số lượng lòng cừu nhập vào Nédéclan hằng năm giảm 40%. Philíp II còn tuyên bố buôn bán với các thuộc địa ở châu Mĩ là nguồn lợi riêng của Tây Ban Nha, không cho các thuyền buôn Neđéclan lui tới buôn bán. Đồng thời, chính sách thù địch này của Tây Ban Nha đối với Anh cũng làm cho quan hệ buôn bán giữa Neđéclan với Anh bị đình đốn.
Như vậy, dưới sự thống trị của chính quyền phong kiến Tây Ban Nha, nhân dân Nêđéclan bị mất tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo và bị phá hoại về kinh tế. Đại đa số quần chúng nhân dân bị bản cùng phá sản. Do đó, từ năm 1534–1535, nhân dân theo phái Rửa tội lại ở Holan, Frixlan v.v… đã nổi dậy bạo động. Năm 1539–1940, thành phố Ghentơ nơi Sáclơ V ra đời cũng khởi nghĩa, nhưng các cuộc đấu tranh ấy đều bị đàn áp.
Tóm lại, do sự áp bức mang tính chất dân tộc của phong kiến Tây Ban Nha, mâu thuẫn giữa nhân dân Nêđéclan với bọn thống trị ngoại lai này đã phát triển đến mức cực kì gay gắt. Đồng thời, trong xã hội Nedéclan còn tồn tại mâu thuẫn giữa quan hệ tư bản chủ nghĩa mới ra đời với chế độ phong kiến. Mẫu thuẫn thứ nhất chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cuộc đấu tranh sớm bùng nổ, còn mâu thuẫn thứ hai là yếu tố quyết định tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng ấy.