Triều Tần (221 – 206 TCN)

1. Sự thống trị của triều Tần Thời 

Chiến Quốc, ở Trung Quốc có 7 nước lớn là Yên, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Tấn, trong đó từ giữa thế kỉ IV tr.CN về sau, Tần trở thành nước hùng mạnh nhất. Trong cuộc tổng tiến công cuối cùng diễn ra từ năm 230 đến năm 221 tr.CN, Tần đã lần lượt tiêu diệt các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc. Trên cơ sở đó, triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc – triều Tần – được thành lập. 

Đóng góp đáng kể nhất của triều Tần là đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền trung ương ở Trung Quốc. 

Trước khi thống nhất, vua nước Tần tên là Doanh Chính chỉ gọi là Tần vương. Sau khi trở thành vua của cả nước, Doanh Chính xưng làm Hoàng đế, lấy hiệu là Thuỷ hoàng đế nghĩa là hoàng đế đầu tiên mà lịch sử quen gọi là Tần Thuỷ Hoàng. Ở trung ương, dưới hoàng đế có 3 chức quan đầu triều là Thừa tướng, Thái ủy và Ngự sử đại phu. Thừa tướng giúp hoàng đế giải quyết các việc chính trị. Thái ủy phụ trách về quân sự. Ngự sử đại phu phụ trách văn thư và giám sát các quan. Dưới ba người này là 9 viên quan phụ trách các việc khác nhau như hình pháp, thuế khoá v.v… 

Ở địa phương. Tần Thuỷ Hoàng không thi hành chế độ phân phong mà chia cả nước thành 36 quận. Dưới quận là huyện rồi đến các cấp hương. đình, lí. Các quan đứng đầu quận, huyện gọi là Ủy, Lệnh đều do trung ương bổ nhiệm. Để củng cố nền thống nhất, ngoài tổ chức hành chính, Tần Thuỷ Hoàng còn ra lệnh đem chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật của nước Tần áp dụng trong cả nước. 

Những chủ trương đó phù hợp với tiến trình lịch sử lúc bấy giờ, nhưng trong khi thực hiện các chính sách thống trị cũng như trong cuộc sống riêng tư, Tần Thuỷ Hoàng đã tỏ ra rất tàn bạo và xa xỉ, do đó ông đã trở thành một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. 

Trước hết, phương pháp cai trị của Tần Thuỷ Hoàng là “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ăn nghĩa…). Đã thế, pháp luật nhà Tấn lại vô cùng khắc nghiệt. Những loại người như đàn ông gửi rễ, bản thân mình là lái buồn hoặc trước kia đã từng đi buôn, hoặc có bố mẹ ông bà là người buôn bán đều bị coi là những kẻ phạm tội, do đó đều bị phạt tội lưu đày hoặc bị bắt đi trấn thủ biên cường. Nếu ai được huy động đi làm một nhiệm vụ gì đó mà đến nơi không đúng kì hạn thì bị chém. Nếu “hai người dám bàn với nhau về Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa đế chế đời nay thì giết cả họ.

Ngoài những người bị pháp luật khép vào tội xử tử, Tần Thuỷ Hoàng còn thích “chém giết để ra uy”. Chẳng hạn như nhân việc có hai nhà Nho là Hầu Sinh và Lư Sinh được giao nhiệm vụ đi tìm thuốc tiên cho Tần Thuỷ Hoàng, nhưng họ đã lên án sự chuyên quyền độc ác của Thuỷ Hoàng rồi bỏ trốn. Tần Thuỷ Hoàng bèn sai tra xét tất cả các nhà Nho. Kết quả có hơn 460 người bị phát giác là đã phạm điều cấm nên bị Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh chôn sống ở Hàm Dương, rồi báo cho thiên hạ biết dé ran de. 

Hoặc như năm 211 tr.CN, có một tảng đá từ trên trời rơi xuống, nhân dân khắc lên đó mấy chữ “Thủy Hoàng chết thì đất bị chia”. Tần Thuỷ Hoàng sai tra hỏi nhưng không ai nhận, bèn bắt tất cả những người ở gần đấy giết đi và đốt chảy hòn đá.

Tần Thuỷ Hoàng còn ra lệnh cảm mọi người phê phán đường lối thống trị của mình, trong khi đó có một số nhà Nho thường dẫn những câu trong sử sách để chê bai tình hình đương thời. 

Vì vậy, Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh bắt nhân dân phải nộp các loại sách Thi, Thư và các tác phẩm của các học giả thời Chiến quốc (chỉ trừ sách sử của nước Tần, sách thuốc, sách bói và sách trồng cây) cho quan địa phương để đốt đi, đồng thời cấm dẫn sách cổ để bàn luận với nhau. Tần Thuỷ Hoàng còn cấm mở trường tư để dạy học, ai muốn học thì chỉ được nhờ quan lại dạy cho pháp luật mà thôi. 

Tần Thuỷ Hoàng còn bất nhân dân xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Vạn lí trường thành, lãng Li Sơn, cung A Phòng và hơn 700 hành cung ở rải rác khắp cả nước. 

Vạn lí trường thành dài hơn vạn dặm được xây dựng trên cơ sở nối liền và đắp lại ba đoạn thành cũ của các nước Tấn, Triệu, Yên. 

Lăng Li Sơn là khu lăng mộ rất lớn mà Tần Thuỷ Hoàng chuẩn bị cho mình ngay khi mới lên ngôi. Chu vi của lăng dài 1400m, hầm mộ được xây dựng rất cầu kì, “ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lí”, “có máy bắn tên có ai đào đến gần thì bắn ra”. 

A Phòng là một khu cung điện mới rất rộng lớn, trong đó, điện ở đằng trước có chiều dài là 2500 thước và chiều rộng là 500 thước. Để xây dựng lãng Li Sơn và cung A Phòng, Tần Thuỷ Hoàng đã huy động 700.000 người đến làm việc. Ấy thế mà khi Thuỷ Hoàng chết, cung A Phòng vẫn chưa hoàn thành. 

Đồng thời với chính sách thống trị hà khác ở trong nước, Tần Thuỷ Hoàng đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để xâm lược bên ngoài. Ngay từ năm 223 tr.CN, khi vừa diệt xong nước Sở, nước Tần đã cho quân tiến xuống phía nam tấn công các tộc Việt. Đến năm 214 tr.CN, nhà Tần chiếm được một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay rồi lập nên 4 quận mới là Mãn Trung, Nam Hải, Quế Lâm và Tượng.

Như vậy, để thoả mãn cuộc sống xa xỉ, để xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ và để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, Tần Thuỷ Hoàng đã huy động không biết bao nhiêu sức người sức của của nhân dân làm cho nhân dân vô cùng cực khổ.

Vì vậy “Thực hóa chí” của Hán thư chép : “Đến thời Tần Thuỷ Hoàng, thôn tính được cả thiên hạ, bên trong thì hưng việc xây dựng, bên ngoài thì đánh người Di Địch ; thuế thu đến 2/3 mức thu hoạch, huy động dân nghèo nơi ngõ hẻm đi thủ, đàn ông hết sức cày cấy không đủ lương thực, đàn bà dệt vải không đủ áo quần; vét hết của cải trong thiên hạ để cung đón cho chính quyền của ông ta, thế mà vẫn chưa đủ để thoả mãn lòng ham muốn của ông ta. Do vậy nhân dân cả nước sâu oán nên phải lưu vong và phiến loạn”. 

Năm 210 tr.CN, Tần Thuỷ Hoàng chết trên đường đi xem xét các địa phương. Chống lại di chúc của Thuỷ Hoàng, Thừa tướng Lý Tư và quan hoạn Triệu Cao đã mưu giết người con trưởng của Tần Thuỷ Hoàng là Phù Tô, rồi lập người con thứ là Hổ Hợi lên làm vua, lấy hiệu là Nhị Thế. 

Tần Nhị Thế là một ông vua ngu đần nhưng cũng rất tàn bạo. Theo lệnh của Nhị Thế, những cung phi chưa có con đều bị chồn theo Tần Thủy Hoàng và sau khi công việc mai táng đã xong xuôi thì bịt kín đường hầm lại không cho những người làm việc trong đó ra, để bí mật trong hầm mộ khỏi bị tiết lộ. 

Nghe theo sự phỉnh nịnh của Triệu Cao, Nhị Thế thẳng tay giết hầu hết các quan đại thần và các công tử. Những viên quan nhỏ dưới trướng những người này cũng bị giết. 

Để tỏ rõ chủ trương xây cung A Phòng của cha mình là đúng đắn, Nhị Thế ra lệnh tiếp tục xây dựng công trình này. Nhị Thế còn nuôi nhiều chó, ngựa, chim muông. Thức ăn ở kinh đô Hàm Dương không đủ thì bắt chở từ các nơi trong nước đến, nhưng bản thân những người dẫn phu vận chuyển này phải tự mang theo lương thực để ăn, không được ăn gạo trong vòng 300 dặm của thành Hàm Dương. Trong khi đó pháp luật lại càng nghiêm ngặt. Do vậy, mâu thuẫn trong xã hội vốn đã gay gắt lại càng thêm gay gắt. 

2. Phong trào chiến tranh nông dân cuối Tần 

Sống dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, nhân dân Trung Quốc vô cùng cực khổ. Đại đa số quần chúng nhân dân phải sống trong cảnh khốn cùng, đến nỗi “phải mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn”). Những người bị xử tử hoặc tù đầy không thể kể hết, do đó “người mặc áo đỏ (tức tù phạm) đầy đường, nhà lao thành chợ”. Bởi vậy, lòng oán giận của nhân dân đã lên đến tột độ, chỉ còn chờ mong có thời cơ là vùng dậy lật đổ nhà Tần. 

Năm 209 tr.CN, tức là sau khi Tần Thuỷ Hoàng mới chết được một năm, Tần Nhị Thế huy động một đội lính thủ gồm 900 người trong đó có Trần Thắng (còn gọi là Trần Thiệp) và Ngô Quảng đi trấn thủ ở Ngữ Dương (Hà Bắc). Khi đội lính thủ ấy đóng lại ở hương Đại Trạch đang vào mùa mưa, đường sá lầy lội khó đi, những người trấn thủ không thể đến nơi đúng kì hạn được. Trần Thắng và Ngô Quảng giết chết hai viễn chỉ huy rồi nối với những người đồng đội rằng : Các ông gặp mưa, đều đã sai kì hạn. Sai kì hạn đều bị tội chém. Dù có khỏi bị chém đi nữa thì trong số mười người đi thì cũng chết mất sâu bảy. Vả chăng kẻ trắng sĩ không chết thì thôi chứ đã chết thì phải lừng lẫy tiếng tăm. Vương hầu, khanh tướng há phải có dòng dõi mới làm nên sao.

Ý kiến đó được mọi người hưởng ứng, và như vậy cuộc khởi nghĩa nông dân cuối Tán bắt đầu bùng nổ. 

Trần Thắng và Ngô Quảng vốn là những nông dân nghèo, nhưng để tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo quần chúng. Trần Thắng giả xưng là công tử Phù Tô, con trưởng của Tần Thuỷ Hoàng, Ngô Quảng giả xưng là Hạng Yên, tướng cũ của nước Sở, vì đó là những người vốn được nhân dân có thiện cảm. 

Tin khởi nghĩa truyền đi, nhân dân các nơi đều nổi dậy giết quan lại quận huyện để hưởng ứng. Do đó lực lượng phát triển rất nhanh chóng. Từ hương Đại Trạch, nghĩa quân tiến đến đất Trần (Hà Nam). Tại đây, Trần Thắng mời các cụ phụ lão, các kì mục và những người có tên tuổi đến để bàn việc lớn. Những người này đều nói : “Tướng quân mang giáp dày, cầm giáo nhọn, đánh kẻ vô đạo, diệt nhà Tần tàn bạo, khôi phục xã tắc cho nước Sở, với công lao ấy, thật đáng làm vua”(3). Nghe theo ý kiến của họ, Trần Thắng tự xưng làm vua, lấy hiệu là Trương Sở (nghĩa là mở rộng nước Sở) lập chính quyền mới ở đất Trần. Ngay sau đó, Trần Thắng một mặt sai người dẫn quân đi chiêu hàng các lực lượng nổi dậy ở đất Triệu, đất Ngụy… một mặt phải Ngô Quảng, Chu Văn, Tổng Lưu cầm đầu ba đạo quân chia làm ba mũi tiến về phía tây để tấn công quân Tấn.

Nhưng trong khi triển khai lực lượng, nghĩa quân nông dân đã bộc lộ những nhược điểm vốn có của mình, do đó ngay từ đầu phong trào đã bị phân tán, chia rẽ nội bộ, dẫn đến việc giết hại lẫn nhau. Những người được phải đi chiêu hàng các nơi thường tách khỏi phong trào để mưu xây dựng lực lượng riêng làm chủ một vùng. 

Trong ba cánh quân tiến về phía tây, lực lượng do Chu Van chỉ huy là đội quân mạnh nhất. Nhưng khi quân Chu Văn vừa tiến vào cửa Hàm Cốc thì bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại nên cuối cùng phải đàm có tự tử. 

Cảnh quân do Ngõ Quảng chỉ huy lúc đầu thu được một số thắng lợi. nhưng khi đánh thành Huỳnh Dương thì do sự cố thủ của quân Tần, nghĩa quân tấn công nhiều lần không hạ nói. Trong tình thế ấy. Điền Tang cùng một số tướng lĩnh khác cho rằng Ngô Quảng kiêu ngạo, không biết binh quyền bèn giả danh theo mệnh lệnh của Trần Thắng giết chết Ngô Quảng rồi đem đầu dâng cho Trần Thắng. Sau đó Điền Tang được phong làm Thượng tướng và trở thành kẻ chỉ huy của cánh quân này. Ông bố trí một số quân ở lại Huỳnh Dương, còn mình thì đem lực lượng tinh nhuệ đi về hướng tây để đón đánh quân Tần, nhưng cuối cùng toàn bộ cánh quân này cũng bị Chương Hàm đánh bại. 

Nhân đã thắng lợi ấy, Chương Hàm đánh thẳng vào căn cứ địa của quân nông dân ở đất Trần. Trần Thắng bị thua phải bỏ chạy, cuối cùng bị tên đánh xe phản bội giết chết để đầu hàng Tấn. 

Còn Tống Lưu, người chỉ huy cánh quân thứ ba khi nghe tin Trần Thắng chết liền đầu hàng quân Tần những văn bị giải về Hàm Dương cho xe xé xác. 

Như vậy, sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng đến đây bị thất bại. Tuy nhiên, đó chỉ là sự kết thúc của giai đoạn thứ nhất, chứ không phải là phong trào khởi nghĩa chống Tần đã bị dập tắt. Trái lại ngọn lửa đấu tranh do hai thủ lĩnh nông dân ấy nhóm lên đã bùng cháy và ngày càng lan rộng khắp cả nước. 

Khi nghe tin Trần Thắng. Ngõ Quảng đứng lên phất cờ khởi nghĩa, nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau ở các nước phía đông cũ đã nổi dậy hưởng ứng. Trong số đó, quan trọng nhất là hai chú cháu Hạng Lương. Hạng Vũ nổi dậy ở đất Ngô và Lưu Bang nổi dậy ở đất Bái. Sau đó, Lưu Bang gia nhập lực lượng của Hạng Lương, Hạng Vũ. 

Sau khi nghe tin Trần Thắng chết, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Hạng Lương lập một đứa cháu của Sở Hoài vương lúc bấy giờ đang đi ở chăn dê cho người ta lên làm vua và cũng gọi là Sở Hoài vương. Chẳng bao lâu, Hạng Lương bị Chương Hàm đánh bại. Thừa thắng, Chương Hàm vượt Hoàng Hà đánh thành Cự Lộc ở đất Triệu, Hoài Vương cử Hạng Vũ đi giải vây cho thành Cự Lộc ; đồng thời cử Lưu Bang tiến quân đánh đất Tấn. 

Tại đất Triệu, Hạng Vũ đã nhanh chóng đánh tan quân Tần, Chương Hàm phải đầu hàng, do đó uy danh trở nên lừng lẫy. Còn Lưu Bang khi vào đến Hàm Dương thì vua Tấn là Tử Anh đến xin hàng (lúc bấy giờ Tân Nhị Thế đã bị Triệu Cao giết chết). Lưu Bang niêm phong cung thất kho tàng, tuyên bố xoá bỏ những luật pháp hà khắc của nhà Tần rồi rút quân ra đóng ở Bá Thượng bên cạnh Hàm Dương. 

Nghe tin Lưu Bang đã làm chủ được kinh đồ của Tần, Hạng Vũ sợ Lưu Bang chiếm mất đất Tấn cũ, bèn vội vàng kéo quân vào Hàm Dương, giết Tử Anh đã đầu hàng, đốt cung thất, thu của cải châu báu và bắt con gái đem về phía đông. 

Thế là, Tân Thuỷ Hoàng khi mới lên ngôi hoàng đế, huênh hoang sẽ truyền đến muôn đời, nhưng chỉ mới được 15 năm thì nhà Tần bị diệt vong.