Triều Thanh

1. Những hoạt động bình định Trung Quốc của triều Thanh 

Bộ tộc lập nên triều Thanh vốn là một chi nhánh của người Nữ Chân. Đầu thế kỉ XII, một số chi tộc Nữ Chân đã thành lập nước Kim ở lưu vực Hoàng Hà, còn một số bộ lạc khác vẫn cư trú ở miền Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. 

Đầu thời Minh, người Nữ Chân chia làm ba bộ lạc mà Trung Quốc gọi là Kiến Châu, Hải Tây và Dã Nhân. Nói chung, cả ba bộ lạc ấy đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội thị tộc. Đến cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất được ba bộ lạc ấy, trên cơ sở đó, năm 1616, ông xưng làm Khan (vua) và cũng gọi tên nước là Kim (lịch sử gọi là Hậu Kim). Từ đó, Hậu Kim luôn luôn đem quân tấn công và chiếm được nhiều đất đai của Trung Quốc. Năm 1627, tộc Kiến Châu được đổi thành Mãn Châu và đến năm 1636, tên nước cũng được đổi thành Thanh. Từ đó, nước Thanh càng tích cực chuẩn bị lực lượng để chờ thời cơ thôn tính cả Trung Quốc.

Năm 1644, ngay sau khi Lý Tự Thành thất bại phải rút khỏi Bắc Kinh, vua Thanh liền chiếm lấy kinh thành và bắt đầu thống trị Trung Quốc.

Từ đó, triều Thanh với tư cách là một triều đại phong kiến mới ở Trung Quốc chính thức thành lập. 

Tuy vậy, khi nghe tin chính quyền nhà Minh ở Bắc Kinh bị lật đổ, các quan lại ở Nam Kinh đã tồn một người trong hoàng tộc là Phúc Vương lên làm vua, lập nên chính phủ Nam Minh. Năm 1645, quân Thanh đánh chiếm Nam Kinh, Phúc Vương bỏ chạy, bị bộ hạ bắt nộp cho Thanh, nhưng tiếp đó, tại Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông đã lần lượt lập những người dòng dõi của nhà Minh lên làm vua và tiếp tục chống Thanh. Tuy Nam Minh có phối hợp với lực lượng tàn dư của quân khởi nghĩa nông dân, nhưng lực lượng vẫn quá yếu, vì vậy trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Thanh, vua cuối cùng của Nam Minh là Quế Vương phải chạy sang Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân truy kích buộc vua Miến Điện phải giao Quế Vương, rồi đưa về Côn Minh (Văn Nam) treo cổ, triều Nam Minh diệt vong (1661). 

Trong quá trình ấy, nhiều tướng lĩnh yêu nước đã kiên cường bền bỉ chống Thanh mà người tiêu biểu nhất là Trịnh Thành Công. Nam 1661, để xây dựng căn cứ địa. Trịnh Thành Công đã đem 25.000 quân vượt biển ra Đài Loan. Với sự ủng hộ của nhân dân địa phương. Trịnh Thành Công đã đuổi được người Hà Lan (chiếm đảo này từ năm 1624), Trịnh Thành Công chết, con ông là Trịnh Kinh tiếp tục sự nghiệp của bố. 

Sau khi diệt được triều Nam Minh không lâu, triều Thanh lại phải đối phó với “vụ loạn Tam phiên”. Khi mới thành lập, triều Thanh đã phong vương cho một số tướng lĩnh Hán tộc làm tay sai, về sau còn lại ba vương là Ngô Tam Quế (được phong ở Vân Nam), Thượng Khả Hi (được phong ở Quảng Đông), Cánh Kế Mậu (được phong ở Phúc Kiến). Ba lãnh địa đó gọi chung là “Tam phiền” và trong ba vương ấy, mạnh nhất là thế lực của Ngô Tam Quế. Sự tồn tại của những lãnh địa nửa độc lập này rõ ràng là không có lợi cho nền thống trị của nhà Thanh. Vì vậy năm 1673, vua Khang Hi đã ra lệnh bỏ các phiên. 

Bị mất quyền lợi, ngay năm ấy Ngô Tam Quế nổi dậy chống lại nhà Thanh và hô hào hai phiên kia cùng phối hợp. Phong trào này đã lôi cuốn được sự hưởng ứng của nhiều địa phương trong cả nước. Trịnh Kinh cũng từ Đài Loan đem quân tấn công vùng ven biển hai tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến. Tuy nhiên các lực lượng chống Thanh không có hành động thống nhất. Hai phiên họ Cảnh và họ Thượng đến năm 1676 đã đầu hàng Thanh. 

Trong tình thế rất khó khăn, năm 1678, Ngô Tam Quế vẫn xưng làm Hoàng đế, nhưng đã chết trong năm đó, cháu của Tam Quế là Ngô Thế Phiên nối ngôi, nhưng thế lực đã rất suy yếu. Năm 1681, quân nhà Thanh tấn công Văn Nam, Côn Minh thất thủ, Ngô Thế Phiên phải tự tử. Lúc bấy giờ, Cánh Kế Mậu đã chết, người con kế thừa là Cánh Tinh Trung bị giải về kinh đô xử tử. 

Như vậy, cuộc nổi dậy của “Tam phiên” đến đây bị đập tắt. Tiếp đó, năm 1683, quân Thanh tấn công Đài Loan, lúc đó Trịnh Kinh đã chết, người con kế thừa là Trịnh Khắc Sảng phải đầu hàng. Đến đây, mọi phong trào đấu tranh vũ trang chống Thanh đều chấm dứt. 

2. Sự hình thành đế quốc Thanh 

Trước khi thành lập triều Thanh, bằng các biện pháp lôi kéo hoặc tấn công, nước Hậu Kim đã thần phục được các tiểu quốc miền Nam Mông Cổ. Sau khi thống trị Trung Quốc, triều Thanh tiếp tục thực hiện kế hoạch thôn tính miền Bắc và miền Tây Mông Cổ. Lúc bấy giờ, chỉ tộc Mông Cổ cư trú ở miền Bắc gọi là người Khan Kha, còn ở miền Tây, mạnh nhất là tộc Junke. Do mâu thuẫn nội bộ và do bị tộc Junke tấn công, năm 1697, tộc Khan Kha phải thần phục Thanh. Còn tộc Junke thì đến năm 1757 cũng hoàn toàn bị đánh bại. 

Về phía đông nam, mục tiêu chinh phục của nhà Thanh là Tây Tạng. Vào thế kỉ XV, ở Tây Tạng xuất hiện một giáo phái mới của đạo Lạt ma gọi là phái Áo vàng để phân biệt với giáo phái cũ gọi là phải Áo đỏ. Giáo phái mới này do Đạt Lai và Ban Thiền đứng đầu. Đến cuối đời Minh, giáo phái này đã truyền bá vào Mông Cổ. 

Đầu đời Thanh. Đạt Lai V liên kết với người Mông Cổ Junke để đấu tranh với giáo phái Áo đỏ, do đó tộc Mông Cổ này khống chế được chính quyền của Tây Tạng. Để đẹp các cuộc đấu tranh ở Tây Tạng, năm 1717, người Mông Cổ Junke đem quân vào Tây Tạng. Lấy lí do giúp đỡ Tây Tạng chống sự xâm lược của người Mông Cổ, năm 1718, nhà Thanh cũng đưa quán vào Tây Tạng, nhưng bị người Mông Cổ đánh bại, vì vậy năm 1719 và 1720, nhà Thanh phải huy động đại quân mới đánh bại được người Junke rồi lập tay sai của mình lên làm người đứng đầu tôn giáo và chính quyền ở Tây Tạng. Từ năm 1727, Tây Tạng chính thức bị sáp nhập vào bản đồ đế quốc Thanh. 

Ở phía tây bắc, vùng Tân Cương ngày nay là nơi cư trú của người Duy Ngô Nhĩ (trước kia gọi là người Hỏi Hội). Đầu đời Thanh, vùng này bị người Mông Cổ Junke thống trị. Sau khi đánh bại người Mông Cổ ở Tây Tạng, từ năm 1758 đến 1759, Thanh đã tấn công và chiếm được đất đai của người Duy Ngô Nhĩ và đặt tên là Tân Cương. 

Như vậy, trải qua một quá trình chinh chiến lâu dài, đến giữa thế kỉ XVIII, triều Thanh đã thôn tính được Mông Cổ, Tây Tạng, Tần Cương. cùng với Mãn Châu và bản đồ của nước Mĩnh cũ lập thành một đế quốc rộng lớn. 

3. Những cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện và Đại Việt 

Cương giới của đế quốc Thanh tuy đã rất rộng lớn, nhưng nhà Thanh vẫn muốn tiếp tục mở rộng xuống phía nam. 

Năm 1766, viện lí do Miến Điện xâm phạm biên giới, nhà Thanh sai Dương Ứng Cư đem quân sang đánh. Vua Miến Điện giả vờ để nghị giảng hoà rồi tập trung lực lượng đánh bại quân Thanh. Dương Ứng Cư bị cách chức và buộc phải tự sát. 

Năm 1767, vua Càn Long cử con rể của mình là Minh Thụy và tướng Ngạch Nhĩ Cảnh Nó chia hai đường tiến quân vào Miến Điện. Những nơi quân Thanh đi qua, Miến Điện đều thi hành chính sách vườn không nhà trống làm cho quân giặc bị khốn đốn về lương thực. Hơn nữa, Ngạch Nhĩ Cảnh Ni lại bị chết ở dọc đường nên hai cánh quân không thể gặp nhau ở kinh đô A Va như kế hoạch dự định. Trước tình thế khó khăn như vậy, Minh Thụy phải rút lui nhưng dọc đường bị quân Miến Điện đón đánh nên bị thua to. 

Cay cú vì thất bại, năm 1769, nhà Thanh cử Phó Hàng cùng nhiều tướng lĩnh khác chỉ huy một đội quân viễn chinh rất lớn ổ ạt tấn công Miến Điện lần thứ ba. Lúc đầu, quân Miến Điện bị thua, phải rút về cố thủ ở Ca Ung Tôn. Tại đây, quân Thanh bị đánh trả quyết liệt, hơn nữa vì khí hậu không quen, dịch bệnh lan tràn, bản thân Phó Hằng cũng mắc bệnh tả, quân Thanh hết sức bi quan, nao núng. 

Không có con đường nào khác, Càn Long phải ra lệnh rút quân về nước. Tuy nhiên để giữ thể diện, Càn Long phải hạ chiếu giải thích lí do của quyết định quan trọng đó.

Sau đoạn huênh hoang về những thắng lợi của quân Thanh như : “Tiên tiếp chiếm được trại giặc”, “việc hạ các trại chỉ tính ngày để lấy”, từ chiếu viết tiếp : “Nhưng đất đai của chúng thuỷ thổ ác liệt, quan binh ở đó phần nhiều sinh bệnh tật, ngay các quan đại thần chỉ huy cũng có kẻ bị bệnh mà chết. Do đó, bắt quân sĩ dũng cảm của ta phải nếm mùi chương độc thì lòng cảm thấy không nỡ…. 

Trầm cho rằng uy nước không thể không phô trương, nhưng đã nhiều lần đoạt được trại, giặc chết ngổn ngang, như vậy cũng đã tỏ rõ được uy vũ của ta. Vả lại khí hậu nóng đặc không hợp, quân ta không nên ở lâu, quả thực là do hạn chế về mặt địa thế chứ không phải do binh lực không nhiều. lương thực khi giới không đủ. 

Trầm nhất thiết phải thuận theo đạo trời mà làm, nay xét thời thế, tự biết khó khăn mà rút lui.

Đối với nước ta, cuối năm 1788, dưới chiêu bài giúp đỡ họ Lê khôi phục ngai vàng, nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem hơn 20 vạn quân sang xâm lược. Quân Thanh đã tạm thời chiếm được Thăng Long, những trong trận đánh tết Kì Dậu (1789), chúng đã bị quân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung đánh cho đại bại. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên, vứt bỏ các sắc thư ấn tín, vội vàng chạy thoát thân về nước. 

Đây là cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn cuối cùng của triều Thanh. 

4. Chính sách thống trị của Mãn Thanh 

Trong quá trình chinh phục Trung Quốc, đối với những nơi kiên quyết kháng chiến, quân Thanh thi hành chính sách huỷ diệt. Ví dụ : thành Dương Châu (Giang Tô) sau khi thất thủ đã bị quân Thanh tàn sát trong 10 ngày, số dân bị giết chết và phải chạy trốn lên đến hơn 800.000 người. Đồng thời, hễ chiếm được nơi nào, quân Thanh đều bắt nhân dân Trung Quốc phải theo một số phong tục tập quán của người Mãn Châu mà trước hết là bắt phải cạo tóc theo kiểu người Mãn. Nhân dân Trung Quốc phản đối thì quân Thanh ra lệnh: “Muốn để đầu thì đừng để tóc, muốn để tóc thì đừng để đầu”. Tuy thế, nhiều nơi nhân dân Trung Quốc vẫn kiên quyết chống lại và trả lời rằng : “Đầu có thể đít, tóc không thể cạo”.

Đồng thời với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương và thi hành chính sách áp bức dân tộc. Người Hán tuy cũng được làm quan, nhưng mọi quyền hành đều do quan lại người Mãn nắm giữ. Nếu chức vụ ngang nhau thì phẩm hàm của người Mãn cũng cao hơn, có một số chức vụ như chỉ huy quân đội đóng ở các tỉnh thì chỉ người Mãn mới được đảm nhiệm. Ngoài ra, nhà Thanh còn thẳng tay trấn áp mọi hoạt động hoặc biểu hiện tư tưởng chống lại người Mãn, do đó đã gây nên nhiều vụ án văn tự. Ví dụ, năm 1663. Trang Đình Long vì chuẩn bị in quyền Minh thư tập lược, trong đó có nhiều lời lẽ chống Mãn Thanh, nên tuy đã chết mà vẫn bị quật mộ lên để chém thay. Những người viết lời tựa, khắc in, bản sách, đọc sách, giữ sách đều bị xử tử, tất cả đến 72 người. 

Nhưng mặt khác, nhà Thanh lại thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, bảo vệ quyền lợi ruộng đất của họ, thu hút nhiều trì thức Hán tộc vào bộ máy quan lại, để cao Nho học. Lại có vua Thanh như Khang Hi (1662 – | 722) tuyên bố : “Mãn Hán là một”. Đối với nhân dân, giai đoạn đầu, nhà Thanh cũng giảm nhẹ tô thuế, khuyến khích khai khẩn đất hoang, nên nhân dân đỡ bị bọn này hà hiếp. 

Do chính sách hai mặt đó, nên thời kì đầu tuy xã hội Trung Quốc có tổn tại mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, nhưng không gay gắt bằng thời Nguyên. Nhưng từ cuối thế kỉ XVIII về sau, giai cấp thống trị xa xỉ, quan lại tham ô, ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, nên nhân dân càng cực khổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. 

5. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Người phương Tây đến xin buôn bán với Trung Quốc sớm nhất là người Bồ Đào Nha. Từ năm 1517, tức là sau khi tìm được con đường biển sang phương Đông không lâu, người Bồ Đào Nha đã đến Áo Môn (Ma Cao), sau đó cử sứ giả đến Bắc Kinh. Nhưng trong khi đó, thuyền buôn của họ thường tiến hành những vụ cướp biển (cướp của, bắt người làm nô lệ) và ngăn trở việc buôn bán các thuyền buôn Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Cùng trong thời gian này, Bồ Đào Nha chiếm Malaixia, vua nước này đến cầu cứu Trung Quốc và nói rõ tình hình người Bồ Đào Nha ngược đãi Hoa kiều ở đó. Vì vậy, lấy lí do “Phật Lang Cơ (tức Bồ Đào Nha) không phải là nước triều cống” năm 1521, triều Minh ra lệnh buộc người Bồ Đào Nha phải rút khỏi Trung Quốc. Đáp lại mệnh lệnh ấy, năm 1523, người Bồ Đào Nha gây chiến với Trung Quốc nhưng bị đánh bại. Nhân việc đó, triều Minh ra lệnh đóng cửa biển, cấm hẳn việc buôn bán với nước ngoài. Nhưng đến năm 1529, viên Tuần phủ Quảng Đông dâng sớ lên vua Minh nói buôn bán với Bồ Đào Nha có lợi, nên Trung Quốc lại mở cửa Quảng Châu. Năm 1553, nhân việc thuyền gặp bão, người Bồ Đào Nha xin được lên bờ Áo Môn phơi hàng hoá bị ướt. Nhờ đút lót cho quan địa phương, họ được lên cư trú ở Áo Môn và đến năm 1557 thì bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách, dần dần biến mảnh đất này thành thuộc địa của họ. 

Sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1570, họ chiếm được Luxin (Philippin). Năm 1575, một băng cướp biển Trung Quốc bị đuổi chạy sang Luxôn. Người Tây Ban Nha phối hợp với quan quân Trung Quốc tiêu diệt được băng cướp đó nên được đến buôn bán ở Chương Châu (Phúc Kiến). 

Sang thế kỉ XVII, người Hà Lan, Anh, Pháp cũng đến Trung Quốc. 

Năm 1601, người Hà Lan xâm nhập Bành Hồ, ít lâu sau bị đánh đuổi. Năm 1624, họ chiếm đảo Đài Loan, nhưng đến năm 1662 thì bị Trịnh Thành Công đánh đuổi. 

Thuyền buôn của Anh đến Áo Môn lần đầu vào năm 1637, nhưng bị người Bồ Đào Nha cản trở, nên chưa đặt được quan hệ thông thương chính thức với triều Minh. Người Pháp đến năm 1660 mới đưa thuyền buôn đến Trung Quốc, nhưng thế lực thường nghiệp của Pháp ở đây kém xa Anh và Hà Lan. 

Đến đầu triều Thánh, phần thì sợ nhân dân Trung Quốc liên kết với người phương Tây chống lại mình, phần thì sợ Trịnh Thành Công từ Đài Loan kéo quân về tấn công, nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa tương đối nghiêm ngặt, cấm nhân dân Trung Quốc đi ra ngoài bằng đường biển, còn thương nhân châu Âu thì chỉ được đến buôn bán ở Áo Môn mà thôi. Sau khi chiếm được Đài Loan (1683), nhà Thanh mới nới rộng lệnh đó, cho nhân dân được vượt biển buôn bán và cho thuyền buôn nước ngoài được đến trao đổi ở bốn cửa biển thuộc Giang Tổ, Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông. 

Nhưng đến thời Càn Long (1736 – 1795), do các thương nhân phương Tây, mà nhất là người Anh đã có những hoạt động trái phép ở vùng ven biển Trung Quốc, nên năm 1757, nhà Thanh ra lệnh chỉ cho các nhà buôn nước ngoài được buôn bán ở Quảng Châu mà thôi. 

Theo gót các thương nhân, nhiều giáo sĩ đạo Thiên chúa cũng sang phương Đông truyền đạo. Giáo sĩ châu Âu đến Trung Quốc đầu tiên là một người Italia tên là Mateo Rixi (Matteo Ricci). Năm 1601, ông được đến 1 Bắc Kinh yết kiến vua Vạn Lịch triều Minh và tặng vua Minh các thứ như tượng Chúa, ảnh thánh mẫu, kinh Thánh, bản đồ thế giới, đồng hồ báo thức, đàn dương cầm v.v… được vua Minh rất thích. Do vậy, ông được ở lại Bắc Kinh lập nhà thờ truyền đạo và còn được ban cho nhiều ruộng đất. 

Sau Mateo Rixi, giáo sĩ các nước Italia, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… tiếp tục đến Trung Quốc. Để lấy lòng vua quan nhà Minh và tiếp xúc với nhân dân Trung Quốc, họ cũng mặc quần áo Trung Quốc và tích cực học tiếng Trung Quốc, đồng thời còn đem nhiều tri thức khoa học phương Tây như thiên văn, toán pháp, thuỷ lợi, trắc lượng v.v… truyền vào Trung Quốc. Trong khi truyền giáo, họ lại tỏ ra biết tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc như cho tín đồ đạo Thiên chúa được thờ cúng Khổng Tử và tổ tiên. 

Đến đời Thanh, các giáo sĩ phương Tây ở Bắc Kinh vẫn được ưu đãi. một số còn được phong quan và giao cho trách nhiệm soạn lịch, do vậy đạo Thiên chúa được truyền bá rất nhanh. Trong quá trình ấy, các giáo sĩ phương Tây bề ngoài thì truyền đạo, nhưng bên trong thì ngầm hoạt động gián điệp như lôi kéo quần chúng, vẽ bản đồ, điều tra số lượng binh mã, lương thực ở các tỉnh. Trước tình hình đó, nhiều sĩ phu Trung Quốc đã viết bài vạch trần chân tướng và nói rõ sự nguy hiểm của những hoạt động của họ, vì vậy vua Thanh tuy vẫn sử dụng một số giáo sĩ trong việc soạn lịch, đúc súng đại bác, vẽ bản đồ v.v… nhưng đồng thời theo dõi chặt chẽ hoạt động của họ ở các tỉnh. Đến đầu thế kỉ XVIII, nhân việc giáo hoàng La Mã ra lệnh cho các giáo sĩ ở Trung Quốc không được tiếp tục thi hành chính sách cho các tín đồ đạo Thiên chúa được thờ cúng Khổng Tử và tổ tiên, nhà Thanh ra lệnh cấm việc truyền đạo. Từ đó, hoạt động của các giáo sĩ phương Tây bị quản lí càng nghiêm ngặt. 

Trong khi Trung Quốc thi hành chính sách đóng cửa thì nền công nghiệp dệt của Anh phát triển nhanh chóng. Đồng thời, từ nửa sau thế kỉ XVII, Anh thu và mua rẻ được rất nhiều thuốc phiện ở Ấn Độ. Để tiêu thụ những thứ hàng đó, Anh chủ yếu nhằm vào thị trường Trung Quốc. 

Năm 1792 và năm 1816, chính phủ Anh hai lần cử sứ giả đến triều đình Trung Quốc yêu cầu đặt quan hệ thông thương nhưng đều không thành công. Tuy vậy, thuyền buôn của Anh vẫn không ngừng chở thuốc phiện đến bán ở Trung Quốc. Việc đó làm cho bạc trắng của Trung Quốc chạy ra ngoài rất nhiều, đồng thời làm cho người Trung Quốc bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, năm 1838, nhà Thanh cử Lâm Tắc Từ làm Khâm sai đại thần đến Quảng Châu để thực hiện triệt để lệnh cấm bán thuốc phiện. Đáp lại thái độ cứng rắn đó, năm 1840, chính phủ Anh quyết định dùng quân sự bắt Trung Quốc phải mở các cửa biển để buôn bán. Chiến tranh Trung – Anh, mà lịch sử quen gọi là “Chiến tranh thuốc phiện” bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ. Sự kiện đó đánh dấu xã hội Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn nửa phong kiến nửa thuộc địa.