Triều Tấn (265 – 420)

1. Tây Tấn (265 – 316) 

Sau khi cướp ngôi nhà Hán, nền thống trị của họ Tào chỉ ổn định được non vài chục năm. Từ năm 239 trở đi, vua Ngụy thường nhỏ tuổi hoặc ăn chơi hoang đàng, nên quyền bính rơi vào tay Tào Sảng và Tư Mã Ý. Nam 249. Tư Mã Ý làm chính biến tiêu diệt tập đoàn Tào Sàng rồi nắm lấy mọi quyền bính. Năm 265, cháu Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm diễn lại màn kịch của Tào Phi trước kia, bắt vua Ngụy phải nhường ngôi, lấy hiệu là Vũ đế (năm 265 – 289), đổi tên nước thành Tấn, lịch sử gọi là Tây Tấn. 

Tấn Vũ để thi hành chính sách phong vương cho những người họ hàng thân thích, còn cho họ thành lập quân đội riêng của mình. Chính sách phân phong ấy đã làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc giữa chính phủ trung ương với các vương, và giữa các vương với nhau. Vì vậy, sau khi Tấn Vũ đế chết, năm 291, trong triều đình đã xảy ra cuộc chiến tranh bè phái rồi phát triển thành một cuộc nội chiến giữa các vương kéo dài đến năm 306, lịch sử gọi là “Loạn tám vương”. 

Trong cuộc nội chiến này, các vương đều tranh nhau khống chế chính quyền trung ương. kết quả là Tấn Huệ để và 7 vương bị giết chết, còn nhân dân thì vô cùng khốn khổ và bị thiệt mạng không biết bao nhiêu mà kể. 

Nhân khi Tây Tấn có nội chiến, các tộc Hung Nô, Yết, Tiên Ti, Đề, Khương mà đời Tấn gọi chung là Ngũ Hổ không ngừng nổi dậy chống Tấn. Năm 304, một quý tộc Hung Nô là Lưu Uyên tự xưng làm Hán vương, lập nên nước Hán. Năm 311, quân Hung Nô tấn công và hạ được Lạc Dương. Tấn Hoài để bị bắt và đến năm 313 bị giết chết. Năm đó, Tấn Mẫn để lên ngồi ở Trường An, nhưng đến năm 316, quân Hung Nổ lại tấn công Trường An, Mẫn để đầu hàng, Tây Tấn diệt vong. 

2. Đông Tấn (317 – 420) 

Sau khi Tây Tấn diệt vong, năm 317, một tổn thất nhà Tấn là Tư Mã Duệ được lập nên làm vua ở Kiến Khang (Nam Kinh sau này), triều Đông Tấn bắt đầu. Từ đó, phạm vi thống trị của Tấn chỉ còn nửa nước từ Trường Giang trở về nam mà thôi. 

Còn ở miền Bắc, từ đó đến năm 439 các tộc thiểu số và người Hán trước. sau đã thành lập nhiều nước nhỏ. Trong suốt hơn một thế kỉ đó, nước Tiền Tần do tộc Để thành lập có thống nhất miền Bắc Trung Quốc được 8 năm (từ năm 376 – 384) còn phần lớn thời gian, tình hình chia cắt rất nghiêm trọng. Chính trong thời gian thống nhất ngắn ngủi đó, vua Tiền Tần là Bồ Kiên muốn thôn tính cả miền Nam. Năm 383, Bồ Kiên đem 90 vạn quân rầm rộ kéo xuống đánh Đông Tấn. Hai bên giao chiến ở sông Phì, kết quả quân Tiền Tần bị thất bại thảm hại. 

Sau trận sông Phì, nước Tiền Tần tan rã nhanh chóng, miền Bắc Trung Quốc lại bị chia cắt và rối loạn, mãi đến năm 439, nước Bắc Ngụy của người Tiên Ti mới thống nhất miền Bắc Trung Quốc một lần nữa. 

Còn Đông Tấn, chính quyền cũng lung lay, quyền hành rơi vào tay một viên tướng là Lưu Dụ. Năm 420, Lưu Dụ bắt vua Đông Tấn phải “nhường ngôi” cho mình, Đông Tấn diệt vong.