Triều Tiên (Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ XX)
1. Khái quát lịch sử
Chế độ phong kiến Triều Tiên được xác lập vào khoảng thế kỉ I tr.CN và tồn tại cho đến cuối thế kỉ XIX, trải qua 4 thời kì lớn :
a) Thời kỳ Tam quốc : Cao Câu Li, Tân La, Bách Tế
Đầu thế kỉ I tr.CN, bộ tộc Cao Câu Li ở vùng lưu vực sông Liêu và Thượng lưu sông Áp Lục sau khi chinh phục được các bộ tộc nhỏ khác, đánh đuổi thế lực của nhà Hán ở quận Lạc Lãng, tiêu diệt nước Phù Dư, lập nước Cao Câu Li.
Trong khi đó, ở miền Nam, nước Thìn Quốc cũng bị bộ tộc Bách Tế thuộc tộc Mã Hàn ở vùng hạ lưu sông Hàn thôn tính. Nước Bách Tế được thành lập và đến thế kỉ II cũng trở thành một nước rộng lớn ở miền Tây Nam bán đảo Triều Tiên.
Khoảng giữa thế kỉ II, ở vùng Thìn Hàn (miền Đông Nam bán đảo Triều Tiên) xuất hiện nước Tân La.
Như vậy là từ thế kỉ I tr.CN đến thế kỉ II, các quốc gia cổ đại lần lượt bị tiêu diệt. Trên bán đảo Triều Tiên hình thành ba quốc gia mới : Cao Câu Li ở phía bắc, Bách Tế ở tây nam và Tân La ở đông nam, lịch sử gọi là thời Tam quốc. Mức độ phát triển xã hội của ba nước không đông đều nhau, nhưng nhìn chung quan hệ phong kiến đã chiếm địa vị chủ đạo.
Ruộng đất trong ba nước này thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nhà nước ban cấp từng vùng đất đai rộng lớn cho quý tộc, quan lại làm thực ấp. Người cày cấy ruộng đất là nông dân lệ thuộc, họ phải nộp tô cho chủ ruộng, nộp thuế hộ (gọi là “điệu”) cho nhà nước, và phải làm nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình kiến trúc cho giai cấp thống trị.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Ở Bách Tế, nghề trồng lúa rất phát triển. Trong thủ công nghiệp, các nghề dệt, thêu, gốm, đóng thuyền, rèn vũ khí… nổi tiếng không chỉ ở bán đảo Triều Tiên mà cả ở bán đảo Nhật Bản nữa.
Bộ máy nhà nước ở ba nước được tổ chức theo hình thức tập quyền trung ương. Vua là người đứng đầu bộ máy quan lại và có nhiều quyền hành nhất. Ở nước Cao Cau Li, hệ thống quan lại có 12 cấp do Mạclichi đứng đầu ; ở Bách Tế, quan lại chia làm 16 cấp do Tả bình đứng đầu ; ở Tân La hệ thống quan lại có 17 cấp do chức Giác can đứng đầu. Các địa phương được chia thành nhiều khu vực hành chính do trung ương cử quan lại về cai trị.
Sự tiếp xúc giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình phong kiến hoá ở Triều Tiên. Ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ nhất ở cách tổ chức bộ máy hành chính và văn hoá. Chữ Hán được sử dụng làm chữ viết của Triều Tiên. Năm 372, Cao Câu Li mở trường học theo kiểu Trung Quốc. Phật giáo từ thế kỉ IV cũng lần lượt truyền vào các nước ở Triều Tiên.
Đến cuối thế kỉ IV, thế lực của ba nước đều phát triển dẫn đến việc tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau. Lợi dụng sự xung đột giữa các nước ở Triều Tiên, triều Tuỳ ở Trung Quốc đem quân sang xâm lược. Năm 589, Tuỳ Văn đế đem 30 vạn quân sang xâm lược Cao Câu Li, nhưng bị quân Cao Cầu Li đánh trả dữ dội, nên phải rút về Trung Quốc. Các năm 612, 613, 614 nhà Tuỳ liên tiếp đem quân sang xâm lược Triều Tiên, nhưng không thành. Nam 618, triều Tuỳ bị lật đổ, triều Đường thành lập. Nhân khi nhà Đường ở Trung Quốc còn lo ổn định xã hội, Cao Câu Li cho đáp một dãy trường thành từ đông bắc Phù Dư đến Bột Hải phòng ngự quân Đường tiến sang, mặt khác tiếp tục phát triển thế lực xuống phía nam bán đảo Triều Tiên. Cao Câu Li liên minh với Bách Tế để tấn công Tân La.
Nam 645, nhân khi Tần La đến xin cứu viện, nhà Đường đem 20 vạn quân với 500 chiến thuyền tấn công Cao Cau Li, nhưng bị đại bại. Năm 660, nhà Đường mang 10 vạn quân phối hợp với quân Tân La cùng tấn công Bách Tế. Bách Tế diệt vong. Cao Cau Li bị cổ lập. Năm 666, nội bộ Cao Câu Li lại xảy ra xung đột vũ trang làm thế nước ngày càng suy yếu. Lợi dụng tình hình ấy, năm 667, nhà Đường lại phối hợp với Tân La tấn công Cao Câu Li. Năm 668, Cao Câu Li bị chinh phục. Ngay năm ấy, nhà Đường thành lập An Đông đô hộ phủ ở Bình Nhưỡng và chia đất đai đã chiếm được thành châu, quận để cai trị. Trước kia, Tân La liên minh với nhà Đường là để đối phó với Cao Câu Li và Bách Tế. Nhưng khi diệt xong hai nước trên, nhà Đường lại đặt ách thống trị lên bán đảo Triều Tiên làm cho quân chúng nhân dân Triều Tiên luôn nổi dậy phản kháng. Tán La nhân tình hình ấy đem quân phối hợp với các nhóm nghĩa binh cùng đánh đuổi kẻ xâm lược. Kết quả là năm 676, nhà Đường phải đời An Đồng đô hộ phủ từ Bình Nhưỡng về Liêu Đông, Tân La lần đầu tiên hoàn thành công cuộc thống nhất cả bán đảo Triều Tiên.
b) Thời kì vương triều Tân La (676 – 936)
Sau khi thống nhất Triều Tiên, Tân La lập nên một vương triều mới đóng đô ở Khánh Châu gọi là vương triều Tan La và thi hành một số chính sách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau một thời gian dài bị chia cắt, bị chiến tranh tàn phá để ổn định tình hình xã hội.
Nhà nước tập trung toàn bộ ruộng đất vào tay mình, trên cơ sở ấy, đem ban cấp cho quý tộc, công thần và chùa chiền Phật giáo. Đối với nông dân, năm 722 nhà nước thi hành chế độ “đỉnh điển” đem chia ruộng đất cho nông dân cày cấy để thu tô, dung, điệu. Nhà nước chú ý nhiều đến việc phát triển nền nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đồng thời, Tan La mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản. Có một số lái buôn Ả Rập cũng từ Trung Quốc sang Tân La buôn bán.
Kết cấu giai cấp trong xã hội bao gồm một bên là giai cấp phong kiến và một bên là nông dân cày cấy ruộng đất của nhà nước. Ngoài ra, còn có một tầng lớp gọi là “tiện dàn” (người dân thấp kém).
Về mặt văn hoá, từ thời Tam quốc, văn hoá Trung Quốc (chữ Hán, Nho giáo, Phật giáo) đã du nhập vào Triều Tiên, đến thời kì này chữ Hán là văn tự chính thức của vương triều Tân La.
Do những chính sách ấy, ở giai đoạn đầu của vương triều Tân La, kinh tế được khôi phục và phát triển nhanh chóng, tình hình xã hội tương đối ổn định.
Nhưng sang thế kỉ IX, tình hình Tân La ngày càng rối loạn. Ruộng đất mà nhà nước ban cấp cho quý tộc quan lại làm thực ấp và lộc ấp dẫn dẫn biến thành ruộng tư. Nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng trầm trọng. Nhiều nông dân bị mất ruộng đất. Kết quả là nguồn thuế khoá của nhà nước bị giảm sút, thế lực của nhà nước tập quyền trung ương bị suy yếu. Đồng thời, chế độ điền trang phong kiến phát triển nhanh chóng, thế lực của địa chủ phong kiến ở các địa phương ngày càng mạnh.
Trong khi đó, nội bộ giai cấp thống trị ngày càng mâu thuẫn gay gắt. Từ cuối thế kỉ VIII sang đầu thế kỉ IX, trong thời gian 70 năm, trong triều đình Tân La đã xảy ra 13 vụ chính biến, tranh giành ngôi vua. Do bị khổ cực, số lượng các cuộc nổi dậy của nhân dân lao động ngày càng nhiều. Một số nhân vật trong giai cấp phong kiến cũng nhân đó khởi binh chống lại triều đình.
Năm 891, Lương Cát nổi dậy khởi nghĩa ở Bắc Nguyên. Cùng năm đó, một nhà sư có thể lực là Cung Duệ cũng đứng lên khởi nghĩa và gia nhập lực lượng của Lương Cát. Nhưng đến năm 897, Cung Duệ giết chết Lương Cát, cướp quyền lãnh đạo. Năm 904, Cung Duệ lên làm vua, lập nước Ma Chấn ở đất Cao Câu Li, nên còn gọi là Hậu Cao Câu Li.
Năm 892, một viên tướng được triều đình giao nhiệm vụ trấn giữ miền ven biển Tây Nam tên là Chân Huyền cũng khởi binh ở Vũ Trân Châu (nay là Quảng Châu). Đến năm 900, sau khi chiếm được một số khu vực của Bách Tế cũ, Chân Huyên thành lập một quốc gia ở phía nam bán đảo gọi là Hậu Bách Tế.
Vương triều Tân La chỉ còn giữ được một vùng ở miền Đông Nam bán đảo Triều Tiên. Trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa bị chia ra làm ba nước là Tân La, Ma Chấn và Hậu Bách Tế, lịch sử Triều Tiền gọi là thời kì “Hậu Tam quốc”. Năm 918, Vương Kiến lật đổ Cung Duệ, lên làm vua đổi tên nước là Cao Li. Năm 935, Tân La xin thần phục Cao Li. Năm 936, Cao Li tiêu diệt Hậu Bách Tế. Bán đảo Triều Tiên một lần nữa lại được thống nhất.
c) Thời kì vương triều Cao Li (936 – 1392)
Vương triều Cao Li vẫn tiếp tục xây dựng ở Triều Tiên chế độ phong kiến kiểu như chế độ phong kiến Trung Quốc. Trong thời kì này, Cao Li phải đương đầu với nhiều thế lực từ bên ngoài.
Thế lực xâm lược Triều Tiên trước hết là người Khất Đan cư trú ở Bắc Triều Tiên.
Năm 916, họ thành lập nước Khát Đan. Năm 937, Khất Đan đổi tên nước thành nước Liêu. Năm 983, Liêu lại đổi tên nước thành Khất Đan, Khất Đan đã xâm lược Cao Li 3 lần vào những năm 993, 1010 và 1018, nhưng đều bị thất bại. Để phòng ngự cuộc tiến công của Khất Đan, từ 1033 đến 1044, Cao Li đã đắp một bức tường thành dài từ cửa sông Áp Lục đến bờ biển phía đông.
Từ thế kỉ XII về sau, tình hình chính trị của Cao Li không ổn định. Vốn là, trong quá trình kháng chiến chống Khất Đan, quan võ trong triều đình được chú ý hơn cả. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, quan võ không được thưởng công lao nhiều, thậm chí triều đình còn lấy bớt một số ruộng đất đã ban vĩnh viễn cho quan võ để cấp cho quan văn làm bổng lộc. Vì vậy, từ năm 1015, nhiều quan võ đã nổi dậy bạo động. Năm 1170 và 1173, nổ ra hai cuộc chính biến. Chính quyền của quan võ được thiết lập. Năm 1196, chính quyền rơi vào tay tướng Thôi Trung Hiến. Thôi Trung Hiến thẳng tay thanh trừng những kẻ đối địch, tự ý phế lập các vua. Đến đời con Thôi Trung Hiến là Thôi Vũ, họ Thôi lập phủ riêng gọi là “chính phòng” để khống chế cả triều đình. Tuy vậy, giữa các tướng luôn xảy ra những cuộc đấu tranh để giành giật chính quyền, nhiều quan vân ở địa phương cũng nổi dậy chống lại thế lực quan võ.
Đầu thế kỉ XIII, Cao Li lại phải đương đầu với thế lực của người Mông Cổ. Năm 1216, bộ tộc Khất Đan bị Mông Cổ dồn đuổi, nên vượt qua sông Áp Lục quấy nhiều miền Bắc Cao Li. Được Cao Li đồng ý, năm 1218 Thành Cát Tư Hãn, thủ lĩnh Mông Cổ đưa quân sang phối hợp với quân Cao Li đánh tan lực lượng của người Khất Đan, nhưng sau đó Mông Cổ bắt Cao Li phải nộp cống cho mình.
Năm 1224, Cao Li giết sứ thần Mông Cổ sang đòi lễ vật triều cống, do đó Mông Cổ cắt quan hệ với Cao Li.
Năm 1231, Mông Cổ đem quân sang xâm lược Cao Li. Do lực lượng quá chênh lệch, quân Mông Cổ nhanh chóng tiến đến Khai Thành, triều đình phải bỏ chạy ra đảo Giang Hoa. Mãi đến 20 năm sau, Mong Cổ mới chiếm được toàn bộ bán đảo Triều Tiên, đường tiếp tế với đảo Giang Hoa bị cắt đứt. Giữa lúc đó, nền thống trị của họ Thôi bị lật đổ (1258). Năm 1259, Cao Là phải đề nghị giảng hoà với Mông Cổ. Triều đình Cao Li lại dời về Khai Thành. Trên danh nghĩa hai bên lập quan hệ bang giao, nhưng thực chất giai cấp thống trị Cao Li đã hoàn toàn đầu hàng và lệ thuộc vào Mông Cổ.
Mông Cổ chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng về quân sự và kinh tế của Cao Li. Ở miền Đông Bắc và Tây Bắc, Mông Cổ còn lập các cơ quan như “Song thành Tổng quản phủ” và “Đồng minh phủ” để khống chế Cao Lê.
Năm 1359, đúng 100 năm sau khi hai bên kí hoà ước, nhân khi triều Nguyên ở Trung Quốc suy yếu, vua Cao Li là Cung Mãn Vương đem quân đánh bại đội quân chiếm đóng chủ yếu của nhà Nguyên ở đạo Hàn Kính Nam, thu hồi đất đai đã mất. Năm 1396, Cung Mãn Vương chính thức tuyên bố không thần phục triều Nguyên.
Lúc này ở Trung Quốc, triều Nguyên đã bị lật đổ, triều Minh được thành lập. Trong triều đình Cao Li chia thành 2 phái : một phái do Thôi Huỳnh đứng đầu gồm những quý tộc chiếm được nhiều ruộng đất trong thời kì Cao Li lệ thuộc vào Mông Cổ, chủ trương liên minh với triều Bắc Nguyên (nhà Nguyên bị lật đổ, chạy ra khỏi khu vực trưởng thành, vẫn tồn tại gọi là triều Bắc Nguyên) ; một phái do Lý Thành Quế đứng đầu đại biểu cho tầng lớp quý tộc mới chủ trương lập quan hệ thân thiện với nhà Minh. Nam 1388, Lý Thành Quế làm chính biến, lật đổ Tể tướng Thôi Huỳnh và phái thân Nguyên, nắm lấy chính quyền. Năm 1392, Lý Thành Quế truất ngôi vua cuối cùng của họ Vương tự lên làm vua, rồi dời đô đến Hán Thành, đổi tên nước là Triều Tiên. Vương triều Cao Li diệt vong, vương triều Lý được thành lập.
d) Vương triều Lý (1392 – 1910)
Nhà Lý tiếp tục xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền trung ương. Nho giáo được để cao. Nhiều trường lớp Nho học được mở để bổ sung quan lại cho nhà nước phong kiến.
Đến cuối thế kỉ XV, nội bộ giai cấp thống trị có mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Năm 1498, cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị diễn ra giữa hai phái “Huân cựu” và “Sĩ làm”. Phái huân cựu gồm những quý tộc đời đời làm quan to ở trong triều, còn phái sĩ làm chủ yếu gồm những quan lại xuất thân từ “thư viện” tức là những trường học do quan lại hưu trí về mở trong các điển trang của mình ở địa phương. Cuộc đấu tranh này kéo dài và diễn ra rất phức tạp làm cho tình hình Triều Tiên vô cùng rối ren. Lịch sử Triều Tiên gọi đó là “Sĩ hoạ” (cái nạn do kẻ sĩ gây ra).
Từ giữa thế kỉ XVI về sau, phái sĩ làm giành được chính quyền, thế lực trở nên lớn mạnh. Nhưng đồng thời nội bộ lại có mâu thuẫn, nên chia thành hai phái : một phái ở Đông Hán Thành gọi là Đông nhân đảng ; một phái ở Tây Hán Thành gọi là Tây nhân đảng. Năm 1984, Đông nhân đăng chiếm được ưu thế trong bộ máy chính quyền. Đến năm 1591, vì không nhất trí với nhau về thái độ đối với Tay nhân đảng, nên Đông nhân đảng lại chia làm hai phái là “Nam nhân” và “Bắc nhân”. Tuy nhân đảng cũng chia làm hai phái “Lão luận” và “Thiếu luận”. Bốn phái Nam, Bắc, Lão, Thiếu đấu tranh với nhau rất kịch liệt, do đó chính biến thường xuyên xảy ra.
Giữa lúc nội bộ giai cấp phong kiến Triều Tiên đang rối ren vì cuộc đấu tranh giữa các bè đảng, lực lượng quốc phòng suy yếu, thì tháng 4 năm 1592, Nhật Bản bất thình lình mở cuộc tấn công xâm lược Triều Tiên.
Vốn là, lúc bấy giờ Nhật Bản vừa kết thúc cuộc nội chiến giữa các lãnh chúa phong kiến đã kéo dài hơn một thế kỉ, vì vậy những kẻ cầm quyền muốn gây chiến tranh xâm lược bên ngoài để cướp của cải, nhằm khôi phục và phát triển nhanh chóng nền kinh tế trong nước bị thiệt hại do cuộc nội chiến lâu dài gây nên. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong nước, Nhật Bản muốn mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trong vùng, nhất là với Trung Quốc. Năm 1586, Toyôtômi Hideyosi sai sứ sang Trung Quốc yêu cầu đặt quan hệ buôn bán, nhưng bị nhà Minh cự tuyệt. Vì vậy, những người cầm quyền Nhật Bản quyết định tấn công Triều Tiên trước, tiếp đó lấy Triều Tiên làm căn cứ để đánh sang Trung Quốc nhằm thành lập một đế quốc rộng lớn bao gồm Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc. Để thực hiện kế hoạch này, năm 1989, Nhật Bản cử sứ sang Triều Tiên ngỏ ý muốn thiết lập quan hệ “thân thiện” đồng thời yêu cầu Triều Tiên cho mượn đường và giúp đỡ khi quân Nhật đi đánh Trung Quốc. Biết được âm mưu thâm độc của những người cầm quyền Nhật Bản, nhà Lý cự tuyệt.
Lấy cớ yêu cầu của mình không được chấp nhận, tháng 4 năm 1992, Nhật Bản cho 20 vạn quân đổ bộ lên Phủ Sơn, đồng thời cho 9000 lính thuỷ với 700 thuyền chiến cùng phối hợp với bộ binh. Do lực lượng quá chênh lệch, lại do mâu thuẫn nội bộ, quan Triều Tiên liên tiếp bị thất bại. Chỉ 20 ngày sau khi đổ bộ lên Phủ Sơn, quân Nhật đã hạ được kinh độ Hán Thành, triều đình nhà Lý phải chạy lên Nghĩa Châu thuộc đạo Bình An. Tiếp đó, quân Nhật tiến lên phía bắc, chiếm được Bình Nhưỡng và một vùng rộng lớn ở miền Đông Bắc.
Trước sự giày xéo của quân giặc và sự bất lực của triều đình, nhân dân các nơi đã tự động tổ chức thành những đội nghĩa binh chống Nhật dưới sự chỉ huy của Quách Tài Hữu, Trịnh Nhân Hoàng, Dương Đức Bộc… Ở phía nam, một tướng lĩnh yêu nước của Triều Tiên là Lý Thuần Thần chỉ huy thuỷ binh đánh bại quân địch nhiều lần. Trong vòng 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1592), thuỷ quân của Lý Thuần Thần đã đánh chìm được hơn 300 trong số 700 thuyền chiến của Nhật Bản và tiêu diệt được nhiều quân địch.
Cũng vào thời điểm ấy, Triều Tiên sai sứ sang xin nhà Minh cứu viện. Tháng 7 và tháng 12 năm 1992, nhà Minh hai lần đưa gần 50 ngàn quân dưới sự chỉ huy của các tướng có tài sang giúp nhà Lý tổ chức cuộc chiến tranh chống Nhật.
Tháng 1 năm 1593, quân Triều Tiên với sự giúp sức của quân nhà Minh đánh tan quân chủ lực của Nhật Bản, buộc quân xâm lược phải rút khỏi Hán Thành, giải phóng được nhiều đất đai.
Do thất bại liên tiếp, Nhật Bản đề nghị giảng hoà. Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 1596, cả hai bên tranh thủ thời gian hoà hoãn, tích cực xây dựng và chỉnh đốn lực lượng. Tháng 2 năm 1597, Nhật Bản mở cuộc tấn công xâm lược Triều Tiên lần thứ hai. Bằng chiến thắng Lộ Lương tháng 11 năm 1598, đánh chìm 450 trong số 500 thuyền chiến của Nhật, tiêu diệt 15.000 tên giặc, cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Triều Tiên với sự giúp đỡ của quân nhà Minh đã đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đến giữa thế kỉ XVII, Triều Tiên lại phải đương đầu với thế lực của nhà Thanh. Cuối năm 1636, vua Thanh tự mình đem 10 vạn quân sang đánh Triều Tiên. Từ đầu năm 1637, Triều Tiên trở thành một nước phiên thuộc của nước Thanh. Đến năm 1910, Triều Tiên bị Nhật Bản xâm lược và bị biến thành thuộc địa của Nhật.
2. Tình hình kinh tế
Kinh tế Triều Tiên trong giai đoạn tồn tại của chế độ phong kiến là nền kinh tế tự nhiên. Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo.
Trên cơ sở ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, Triều Tiên cũng áp dụng các chính sách về ruộng đất của phong kiến Trung Quốc để quản lí và khai thác số ruộng đất của mình.
Năm 722, nhà nước thi hành chế độ “định điền” đem ruộng đất chia cho nông dân cày cấy để thu tô, dung, điệu. Đến thời vương triều Cao Li, năm 976, để tăng cường hơn nữa quyền lực của chính phủ trung ương, nhà nước ban hành luật ruộng đất mới gọi là “điền sài khoả”, thống kê toàn bộ ruộng đất trong nước rồi chia cho quan lại văn võ và binh lính làm 79 phẩm để căn cứ theo phẩm mà cấp ruộng đất. Những người được cấp ruộng đất được quyền thu thuế, nhưng không có quyền sở hữu, và chỉ được quyền sử dụng suốt đời mình chứ không được truyền cho con cháu. Riêng phần ruộng đất cấp cho công thần và những lãnh chúa lớn quy thuận triều Cao Li trong quá trình dựng nước gọi là “công ấm điền sài”, thì được truyền cho con cháu.
Nhưng chẳng bao lâu, bọn quan lại đã biến dẫn ruộng đất được ban cấp thành ruộng tư, vì vậy đến năm 998, nhà nước phải điều chỉnh lại chế độ “điển sài khoá” nhằm mục đích tăng cường số ruộng công của nhà nước.
Từ thế kỉ XII về sau, trong thời kì đất nước bị ngoại xâm và bị rối ren về chính trị, chế độ “điển sài khoá” bị phá hoại, ruộng tư phát triển nhanh chóng. Chiếm đoạt được nhiều ruộng đất, địa chủ phong kiến lập ra nhiều điền trang.
Điền trang có ba loại : điền trang của vua và công chúa (gọi là trang xứ), do nông dân cày cấy. Tô thuế ở điền trang loại này không nhập vào kho nhà nước mà dành riêng cho gia đình vua sử dụng. Điền trang của quý tộc quan lại (gọi là nông trang) do điền khách, nô tì cày cấy và do quản gia của quý tộc, quan lại thu tố. Điền trang của quan lại nhỏ ở các địa phương thổ hào và nhà chùa (gọi là Trang xá) do điền khách, nô tì cày cấy, địa chủ tự mình thu tỏ. Loại điền trang thứ ba này có số lượng lớn nhất.
Từ giữa thế kỉ XIV, cùng với việc đánh đuổi thế lực Mông Cổ, thanh trừng phái thân Nguyên trong triều đình, nhà Lý thi hành chính sách nhằm hạn chế việc chiếm đoạt ruộng đất của bọn địa chủ. Năm 1390, Lý Thành Quế ra lệnh tịch thu các điền trang, đốt tất cả các loại văn khế ruộng đất công và tư để phân phối lại. Nhà Lý vốn tôn sùng Nho học, nên ruộng đất của nhà chùa cũng không được ngoại lệ. Năm 1391, Lý Thành Quế ban hành luật ruộng đất mới, gọi là “Khoa điền pháp”. Nhà nước căn cứ theo phẩm hàm và chức vụ cao thấp chia làm 18 loại để cấp ruộng (gọi là Khoa điền), binh lính được cấp ruộng đất ở các địa phương, gọi là Quân điền), bộ phận ruộng đất còn lại do nhà nước trực tiếp quản lí rồi đem chia cho nông dân cày cấy để thu thuế. Nhà chùa còn được giữ lại một ít ruộng đất nhưng cũng phải nộp thuế cho nhà nước.
Đến giữa thế kỉ XV, chế độ “Khoa điển pháp” không được thi hành đúng như tinh thần lúc đầu nữa. Việc đó tạo điều kiện cho ruộng đất tư hữu phát triển nhanh chóng. Để đối phó, năm 1466, nhà Lý bỏ “Khoa điền pháp” và thi hành chế độ “Chức điển” nhằm ngăn chặn sự phát triển của các loại điền trang, nhưng không có hiệu quả, nên sau đó đành phải chấp nhận việc mua bán ruộng đất là hợp pháp.
Bên cạnh sở hữu quốc gia phong kiến về ruộng đất, tới giữa thế kỉ XIX sở hữu tư nhân của bọn địa chủ phong kiến cũng đã khá phổ biến. Bên cạnh nông nghiệp, công thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến. Nhiều nghề thủ công gia đình đã thoát li khỏi nông nghiệp và trở thành những nghề độc lập. Lúc bấy giờ trong dân gian, các nghề thủ công như dệt, làm đồ sứ, đồ gỗ, làm đồ sơn, làm đồ trang sức bằng vàng bạc… đã khá phát triển. Trên cơ sở đó, thương nghiệp cũng bắt đầu phát đạt. Ở Hán Thành và các thành phố khác, có nhiều hiệu buôn mở cửa thường xuyên, ở các địa phương, chợ phiên định kì xuất hiện ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế hàng hoá của Triều Tiên càng tiếp tục phát triển. Trong các xưởng thủ công ở thành phố và những công trường khai mỏ, việc sử dụng sức lao động làm thuê ngày càng nhiều và thu hút phần lớn nông dân phá sản. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, trong nghề khai mỏ đồng và một số ngành thủ công khác đã bắt đầu sản sinh mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 70 của thế kỉ XVIII, nhiều nhà buôn giàu có hùn vốn với chính phủ trong việc đúc tiền.
Như vậy, bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII, trên cơ sở phát triển của nền kinh tế hàng hoá, mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời ở Triều Tiên. Nhưng giai cấp phong kiến lúc đó một mặt không tạo điều kiện cho nhân tố ấy phát triển thuận lợi, mặt khác lại lợi dụng nó để tăng cường bóc lột nhân dân. Vì vậy, mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Triều Tiền phát triển chậm chạp và cho đến giữa thế kỉ XIX vẫn còn rất nhỏ yếu.
Trong khi đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Âu, Mĩ và Nhật Bản lại đẩy nhanh sự khủng hoảng và diệt vong của chế độ phong kiến ở Triều Tiên. Từ nửa sau của thế kỉ XIX, Triều Tiên bắt đầu chuyển sang một giai đoạn lịch sử mới.