Triều Tống (960 – 1279)
1. Sự thành lập triều Bắc Tống. Quan hệ giữa Bắc Tống với Liêu, Hạ
Sau khi quân Liêu rút lui, từ năm 947 đến năm 960, trong vòng 13 năm, ở Biện Lương thay đổi đến hai triều đại : Hậu Hán và Hậu Chu. Năm 960, một đại thần của Hậu Chu là Triệu Khuông Dân cướp ngôi của Hậu Chu, lập nên triều Tống, đóng do ở Biện Lưỡng, lịch sử gọi là Bắc Tổng (960-1127).
Lúc bấy giờ trong toàn cõi Trung Quốc, ngoài Bắc Tống, còn có 8 thế lực cát cứ, vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc Hoàng Hà thì vẫn bị nước Liêu chiếm giữ. Chính sách của Bắc Tống là tiêu diệt các lực lượng cát cứ ở miền Nam trước rồi sau mới giải quyết vấn đề ở miền Bắc.
Năm 979, Bắc Tống diệt tiểu quốc độc lập cuối cùng là Bắc Hán. Từ đó, Tổng chủ trương tập trung lực lượng để đánh Liêu, thu phục đất đai đã mất, nhưng cả hai lần tấn công vào các năm 979 và 986 đều thất bại. Do vậy, Bắc Tổng không dám chủ động đem quân đi đánh Liêu nữa, trái lại người Khát Đan liên tiếp tấn công nước Tống.
Năm 1003, vua Khất Đan đem đại quân đánh Bắc Tống. Cả triều đình nhà Tổng sợ hãi hốt hoảng, chủ trương chạy dài. Chỉ có Tể tướng Khâu Chuẩn kiến quyết chủ chiến. Trong khi giao chiến, tướng Khất Đan bị nỏ cài bán trúng, quân sĩ tự lui. Do bị bất lợi trong trận tấn công này, Khất Đàn đồng ý giảng hoà. Năm 1004, hai bên đi đến hoà ước với những nội dung sau day:
– Vua Khất Đan gọi vua Tống bằng anh, vua Tổng gọi vua Khất Đan bằng em.
– Mỗi năm, Tổng phải “tặng” Khát Đan 20 vạn tấm lụa và 10 vạn lạng bạc.
Đến năm 1042, nhận thấy Bắc Tống ngày càng suy yếu, Khất Đan một mặt tập trung quân ở gần biên giới, một mặt sai sứ giả đến đòi Tống phải cắt đất và gả công chúa (mới 4 tuổi) cho vua Khát Đan, đồng thời chất vấn vì sao Tổng lại đánh Tây Hạ. Sợ hãi trước sự đe doạ ấy, sau khi thương thuyết, hàng năm Tống lại phải nộp thêm cho Khát Đan 10 vạn tấm lụa và 20 vạn lạng bạc (tức phải nộp 30 vạn tấm lụa và 30 vạn lạng bạc), và phải đổi chữ “tặng” thành chữ “nộp”.
Ngoài sự đe doạ của Khát Đan, Bắc Tổng còn phải đối phó với một thế lực mới là nước Tây Hạ do tộc Đảng Hạng (một chi nhánh của tộc Khương) lập nên ở Tây Bắc Trung Quốc.
Cuối đời Đường, thủ lĩnh của tộc này đem quân giúp đàn áp phong trào khởi nghĩa Hoàng Sào nên được nhà Đường phong làm Hạ Quốc công và ban cho họ Lý. Đầu đời Tống, Hạ thường tấn công và xâm chiếm đất đai ở cương giới Tây Bắc nước Tống. Để mua chuộc sự quy thuận của Hạ, Tổng phong cho vua Hạ làm Tây bình vương. Nhưng đến năm 1034, Hạ không thần phục Tổng nữa và từ 1040 về sau liên tiếp đem quân đánh Tống. Tuy giành được thắng lợi trong các cuộc tấn công nhưng chiến tranh đã làm Hạ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, vả lại Hạ thấy Khất Đan thu được món lợi lớn trong việc giảng hoà với Tống, vì vậy năm 1044. Hạ đề nghị giảng hoà và yêu cầu Tổng hàng năm phải ban cho Tây Hạ 7 vạn lạng bạc, 15 vạn tấm lụa và 3 vạn cán chè, còn vua Tây Hạ thì phải xưng “thần” với vua Tống.
2. Cải cách Vương An Thạch
Kể từ khi thành lập cho đến khi giảng hoà với Tây Hạ, trải qua hơn 80 năm, Bắc Tống phải chính chiến liền miền. Sau khi chiến tranh chấm dứt, hàng năm Tổng lại phải cung đồn cho Liều và Hạ rất nhiều của cải. Đồng thời, nhà Tống lại phải nuôi một bộ máy quan lại công kênh, một đội quân đông đảo. Những nguyên nhân đó làm cho Bắc Tổng gặp phải khó khăn rất lớn về tài chính, mà biện pháp giải quyết duy nhất là tăng thuế.
Trong khi đó, giai cấp địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, bọn chủ nợ cắt cổ dân nghèo, các nhà buôn lớn lũng đoạn thị trường, nên đời sống nhân dân hết sức cực khổ, nhiều nơi nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa.
Vì vậy, cải cách chính trị để giải quyết những khó khăn về kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng làm dịu mâu thuẫn giai cấp là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Năm 1043, Phạm Trọng Yêm đã đề nghị với Tống Nhân Tông một phương án cải cách gồm các nội dung như chỉnh đốn bộ máy quan lại, khuyến khích việc làm ruộng chăn tằm, giảm nhẹ lao dịch, xây dựng lại quân đội v.v… nhưng không thu được hiệu quả đáng kể.
Năm 1069, được Tổng Thần Tông đồng ý, Tể tướng Vương An Thạch lại để ra một chương trình cải cách tương đối toàn diện và mạnh dạn, gồm những nội dung chủ yếu sau đây :
– Nhà nước đứng ra cho dân vay nợ trong kì giáp hạt, thu mua nông sản trong ngày mùa, điều hoà giá cả thị trường để hạn chế sự bóc lột của chủ nợ và việc đầu cơ tích trữ của các nhà buôn giàu có ; đồng thời, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất.
– Dùng dân binh thay dần chế độ lính mộ, khuyến khích nhân dân nuôi ngựa để cung cấp chiến mã cho nhà nước, nhằm tăng cường lực lượng quốc phòng và giảm bớt gánh nặng nuôi quân đội cho nhà nước.
Mục đích của chương trình cải cách của Vương An Thạch là làm cho nước giàu quân mạnh, nhưng một số chủ trương không thực tế, lại đụng chạm đến quyền lợi của các quan lại và tầng lớp giàu có, nên hiệu quả đem lại chẳng được bao nhiều ngoài việc khai khẩn được một số đất hoang, đào đắp và sửa chữa được một số công trình thuỷ lợi…. cho nên ngày càng bị nhiều người phản đối. Do vậy, năm 1076, Vương An Thạch buộc phải từ chức, tuy vậy những chính sách cải cách của ông vẫn được thi hành cho đến khi Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ.
- Những cuộc chiến tranh xâm lược
Thời Bắc Tống, nạn cát cứ ở nội địa kết thúc nhưng cả một vùng đất đai rộng lớn ở phía bắc và tây bắc bị Liêu và Hạ chiếm mất. Bởi vậy, Bắc Tổng chỉ còn mỗi một hướng có thể xâm lược được, đó là hướng nam.
Lúc bấy giờ, ở Đại Cổ Việt, do con Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, tình hình trong triều đình không ổn định. Nhân đó, năm 891, Bắc Tổng cho quân chia làm hai đường thuỷ bộ ổ ạt tấn công Đại Cổ Việt, nhưng thuỷ quân bị thất bại ở cửa sông Bạch Đàng, còn bộ binh thì vừa mới đến Chi Lãng đã bị tổn thất nặng nề. Chủ tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết, nhiều tuy tướng khác bị bắt sống, có cánh quân bị chết đến quá nửa, thay chết đầy đồng. Nhà Tổng buộc lòng phải ra lệnh rút quân.
Đến thập kỉ 70 của thế kỉ XI, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan thôi thúc, nhà Tống lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Thời Lý, nước ta đổi tên thành Đại Việt. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên ngôi mới có 7 tuổi. Và lại triều đình Bắc Tổng cho rằng : “Giao Chỉ đánh nhau với Chiêm Thành bị thua, binh lính còn không đầy một vạn, có thể lấy được. Hơn nữa, theo sự tính toán của Tể tướng Vương An Thạch, nếu Tống giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt thì sẽ cổ vũ khí thế chiến thắng của quan và dân miền Bắc Trung Quốc, do đó sẽ : “nuốt tươi nước Hạ, mà nếu nuốt được nước Hạ thì ai dám quấy nhiễu Trung Quốc nữa”.
Trên cơ sở những nhận định như vậy, Bắc Tống bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vùng Quảng Tây, Quảng Đông ngày nay được dùng làm căn cứ xuất phát. Nhưng những căn cứ quân sự và hậu cần ấy đã bị quân đội nhà Lý, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, đánh phá. Mặc dù bước đầu bị tổn thất, cuối năm 1076, Bắc Tống vẫn sai Quách Quỳ đem quân tấn công Đại Việt. Sau hơn 3 tháng, quân Tống vẫn không thể chọc thủng được phòng tuyến sông Cầu của quân nhà Lý ; trái lại lực lượng của Tống ở đây có 30 vạn quân mà chết mất quá nửa – Quách Quỳ buộc lòng phải rút quân. Thế là cuộc viễn chinh xâm lược Đại Việt lần thứ hai của Bắc Tống bị thất bại nặng nề. Số quân lính sống sót trở về chỉ còn hơn 20.000 tên. Bản thân Quách Quỳ bị giáng chức.
4. Những cuộc tấn công Bác Tổng của nước Kim
Kim là quốc gia do tộc Nữ Chân lập nên năm 1115 ở Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. Ngay sau khi lập nước, Kim đem quân tấn công Liêu và đến năm 1125 thì tiêu diệt quốc gia này. Ngay năm ấy, Kim tiến quân xuống phía nam đánh Tống. Hoảng sợ trước sự tấn công của Kim, ý kiến của triều đình Tổng chia làm nhiều phái: chủ chiến, chủ hoà, chủ thủ, chủ tẩu (chủ trương chạy dài), quân đội thì vừa mới thấy bóng cờ xí quân Kim đến gần Hoàng Hà đã vội vàng đốt cầu bỏ chạy. Tháng giềng năm 1126, quân Kim bao vây Biện Kinh và đưa ra với Bắc Tống những điều kiện giảng hoà rất khác nghiệt như mỗi năm Tổng phải nộp cho Kim 5 triệu lặng vàng, 50 triệu lạng bạc, 1 triệu tấm lụa, 1 vạn bò ngựa : Tống phải cắt nhường cho Kim 3 trấn ở phía bắc Hoàng Hà, vua Tống phải gọi vua Kim bằng bác. Sau khi nhận được tin vua Tống chấp nhận điều kiện cắt đất, quân Kim tạm thời rút về Bắc.
Tháng 8 năm đó, Kim lại tấn công Tống và nhanh chóng chiếm được Biện Kinh. Tháng 4 – 1127, quân Kim bắt Thái thượng hoàng Huy Tông, hoàng đế Khâm Tông cùng với thái hậu, hoàng hậu, cung phi, thái tử, tồn thất, quan lại… gồm trên 3.000 người đem về Bắc. Toàn bộ vàng bạc, châu báu, số sách… đều bị cướp sạch. Triều Bắc Tống diệt vong.
5. Quan hệ giữa Nam Tống và Kim
Sau khi quân Kim rút về Bắc, em của Khâm Tông là Triệu Cấu được lập lên làm vua, hiệu là Cao Tông. Triều Nam Tống (1127 – 1279) bắt đầu.
Năm 1128, quân Kim tiến xuống phía nam, chiếm được một số nơi, Cao Tông phải chạy dài xuống Hàng Châu (Chiết Giang) và nhiều lần sai sứ đến cung đình nước Kim và doanh trại quân Kim xin mở lòng độ lượng tha thứ cho. Để lấy lòng vua Kim, Cao Tông chửi cha và anh mình (Huy Tông và Khám Tông) là “đại võ đạo” đã gây nên họa lớn, vì vậy bản thân mình xin bỏ danh hiệu hoàng đế và xin làm một kẻ bề tôi thờ nước Kim.
Mặc cho Cao Tông kêu xin, quân Kim vẫn tiếp tục tràn qua Trường Giang, tiến gần Hàng Châu. Cao Tông lại chạy dài nhiều nơi rồi chạy ra biển. Quân Kim đuổi theo, tàn phá cướp bóc những nơi Cao Tông đã trốn tránh, đến năm 1130 kéo quân về Bắc.
Cũng năm đó, Kim phong cho Lưu Dự, một viên quan phản bội triều Tổng làm hoàng đế ở vùng Hà Nam. Thiểm Tây, dựng nên một chính quyền tay sai gọi là Tề. Đồng thời, Kim thả Tần Cối (một viên quan của Bắc Tổng bị bắt đưa về Bắc năm 1127) về phía nam. Tán Côi được Cao Tông phong ngay làm Thượng thư Bộ Lễ rồi năm sau phong làm Tể tướng.
Năm 1134, liên quân Kim và Tề tiến xuống phía nam, nhưng đã bị quân Tống chặn lại. Trong khi đó, vua Kim ốm sắp chết nên Kim phải lui quân.
Năm 1138, Kim sai sứ đến Nam Tổng hứa sẽ giao lãnh địa của Lưu Dự cho Nam Tống (nước Tề của Lưu Dự bị Kim phế bỏ năm 1137) với điều kiện Nam Tổng phải nhận làm một nước phiên thuộc của Kim.
Cao Tông rất vui mừng tiếp nhận những điều kiện đó, nhưng năm 1140, trong cung đình nước Kim có chính biển, phái mới lên cầm quyền phản đối thoả ước, và chia quán làm nhiều mũi tấn công Nam Tống. Quân Tống do các tướng lĩnh yêu nước mà tiêu biểu là Nhạc Phi chỉ huy đã đánh bại quân Kim ở nhiều nơi, truy kích địch đến tận Hoàng Hà, do đó thu hồi được nhiều đất đai đã mất. Nhưng, vì muốn thi hành đường lối đầu hàng, Cao Tông và Tần Cối ra lệnh cho các tướng phải lui quân. Hơn nữa, Tần Cối đã tước binh quyền của Nhạc Phi và một số tướng lĩnh yêu nước khác, còn vu cho họ có âm mưu làm phản để bắt họ hạ ngục rồi xử tử.
Sau khi thanh trừng phái chủ chiến, năm 1141, Tổng kí với Kim một hoà ước đầu hàng, trong đó quy định : Nam Tống là một nước phụ thuộc của Kim, phải cắt nhường thêm cho Kim một số đất, và hàng năm phải nộp cho Kim 25 vạn lạng bạc và 25 vạn tấm lụa. Phía Kim thì đồng ý cho đưa quan tài của Huy Tông cho nhà Tống và cho mẹ Cao Tông được trở về Nam.
Năm 1155, Tần Cối chết. Phái chủ chiến trong triều đình Nam Tống bắt đầu trỗi dạy và tăng cường phòng thủ ở một số nơi. Do đó, hai bên lại tấn công lẫn nhau mấy lần và lại kí hoà ước mấy lần, nhưng nói chung, tình hình không có gì thay đổi đáng kể, cục diện giằng co vẫn tiếp tục và cả Kim và Nam Tổng đều ngày càng suy yếu. Đến thế kỉ XIII, cả hai nước này. đều trở thành đối tượng chinh phục của nước Mong Cổ mới thành lập và đến năm 1279 Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt.