Tư bản Phương Tây mở cửa Nhật Bản và Thiên hoàng Minh trị lên ngôi

1. Tư bản phương Tây mở cửa Nhật Bản 

\Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Âu – Mĩ đã đòi hỏi mở cửa Nhật Bản để giao lưu buôn bán. Mĩ lúc này đặc biệt chú ý đến Nhật vì Nhật có thể thành trạm cho các tàu Mĩ dừng chân để tỏa ra các khu vực Trung Quốc và Thái Bình Dương. Đô đốc M.C.Perry 1853 đã đưa 4 chiến thuyền đến cảng Uraga (trong vịnh Tokyo ngày nay) yêu cầu Nhật Bản cứu trợ và bảo vệ những thủy thủ Mì, mở cửa thông thương, tiếp than cho tàu từ California đến Trung Quốc. Năm 1854 Perry dẫn 4 chiến thuyền đến và đã kí hiệp ước Kanagawa buộc Nhật Bản đồng ý mở cửa Shinoda và Hakodate. Theo đó Mĩ có quyền lấy than, lương thực, nước cho các chuyến tàu biển qua đó. 

Năm 1858 Mĩ kí hiệp ước buôn bán bất bình đẳng với Nhật mở cửa Edo, Nigata, Kobe, Yokohama, Osaka và Nagasaki giành được quyền lãnh sự tài phán và tối huệ quốc về quan thuế. Ít lâu sau Anh, Pháp, Nga và các cường quốc châu Âu cũng kí hiệp ước với Nhật. Những hiệp ước bất bình đẳng làm cho Nhật Bản rơi vào địa vị phụ thuộc và Mĩ nắm quyền lũng đoạn. 

2. Ảnh hưởng của việc mở cửa 

a) Khẩu hiệu : “Chống ngoài, ủng hộ Thiên hoàng”. 

Năm 1953 khi Perry đến Nhật Bản đòi kí hiệp ước thì phủ Shogun đã phải báo cáo xin ý kiến Thiên hoàng. Shogun cũng hỏi ý kiến các Daimyô về đề nghị của Perry. 

Nói chung, các lãnh chúa không tán đóng mở cửa và kí kết hiệp ước với các nước phương Tây. Nhưng sau năm 1854 Shogun đã nhận rõ là Nhật sẽ không kháng cự được và quyết định kí hiệp ước với họ. 

Mâu thuẫn về kinh tế, quyền lợi chính trị và ngoại giao làm cho lực lượng chống Shogun hợp thành một thế lực. Họ nếu khẩu hiệu “Bài ngoại”. Shogun đàn áp các thể lực lãnh chúa, vô sỉ có khuynh hướng cải cách chống lại mình. Lực lượng đối lập chống Shogun đã hình thành, đưa ra khẩu hiệu “chống ngoài, ủng hộ Thiên hoàng”. 

b) Kinh tế : Việc mở cửa và bồi thường thiệt hại do các võ sĩ gây ra cho người ngoại quốc đã làm cho gánh nặng tài chính ngày càng lớn. Những món tiền lớn chi vào việc mua vũ khí và chiến thuyền Âu – Mĩ, xây dựng pháo đài, càng làm cho tài chính thiếu hụt, thuế nói nặng nề.

Thêm vào đó là hàng hóa nước ngoài nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản làm cho nhiều ngành nghề thủ công bị ảnh hưởng, đời sống của những người nông dân, dân nghèo gặp khó khăn lớn. Ngành tơ lụa, vải sợi đều không thể cạnh tranh với bên ngoài, tạo nên sự hỗn loạn trong cuộc sống kinh tế. 

Tỷ giá hối đoái vàng và bạc so với bên ngoài chênh nhau 3 lần làm cho vàng Nhật Bản bị đưa ra ngoài. Việc “chảy máu vàng” làm cho giá cả tăng vọt. Lúa gạo từ năm 1860 đến 1867 trượt giá đến 14 lần , giá muối tăng 10 lần. 

Tình hình kinh tế không ổn định đã ảnh hưởng tới cuộc sống khó khăn của hàng triệu Samurai. Họ phải sống vất vưởng, những nguyên tắc đạo đức không còn giữ được nữa. Ngay cả nguyên tác của các đảng cấp cũng phải biến đổi theo. Những võ sĩ, vốn là người có quyền điều khiển trực tiếp trật tự xã hội Nhật Bản, ngày này đã mất hết quyển. Điều này làm cho tầng lớp Samurai bất bình. Họ trở thành lực lượng hay gây gổ với người ngoại quốc. Về một chừng mực nào đấy, họ đại diện cho tinh thần dân tộc. 

Việc mở cửa và ảnh hưởng của nó làm cho phong trào đòi lật đổ Shogun càng mạnh mẽ. Các lực lượng chống Shogun, đứng đầu các công quốc Satsuma, Chosu, Hizen, Tôsa đã hợp thành những bộ phận chủ yếu chống lại lực lượng bảo thủ, ủng hộ Thiên hoàng. đòi trả quyền cho Thiên hoàng, và đòi tiến hành cải cách. 

3. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc đấu tranh chống Shogun 

Những cuộc nổi dậy của Samurai chống lại người nước ngoài được dùng làm cớ để quân Anh và quân Pháp đổ bộ vào Yokohama vào tháng 5-1863 và họ ở lại đây đến năm 1875. 

Vào đầu năm 1860 các nước tư bản chủ nghĩa đa liên kết nhau ủng hộ Shôgun nhằm bảo vệ quyền lợi của chính họ. Chính quyền Shogun lún sâu trên con đường thỏa hiệp. Năm 1862 nhân việc một nhà buồn của Anh là Richardson bị giết, Anh đòi bồi thường tiền và đưa hạm đội tới gây áp lực. Tháng 8 năm 1863, chiến hạm Anh oanh kích căng Kagoshima thuộc công quốc Satsuma. Satsuma chịu trả tiền bồi thường ; lập tức Anh thiết lập quan hệ với công quốc Satsuma và sau đó với Choshu. Đó là hai công quốc chống lại Shogun. 

Trong khi Anh bắt đầu liên minh với lực lượng chống Shogun thì Pháp lại đứng về phía Shôgun. 

Đến năm 1864 sự can thiệp của nước ngoài vào Nhật Bản ngày càng tăng. Hạm đội Mỹ-Anh-Pháp-Hà Lan tấn công Shimonoseki, đòi quyền qua lại càng này.

Chạm trán với kỹ thuật châu Âu và sau đó được viện trợ của Anh về quân sự, các công quốc chống Shogun đều bỏ khẩu hiệu chống người nước ngoài. Từ năm 1864 trở đi ai đánh nhau với người nước ngoài đều bị trị tội.