Ai Cập thời kì Cổ vương quốc
1. Sự kế tiếp các vương triều
Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại, bao gồm các vương triều từ thứ III đến thứ VI (khoảng 2900 – 2300 năm TCN) là thời kì hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền và cũng là thời kì phát triển thịnh đạt đầu tiên về các mặt kinh tế, văn hóa và chính trị – quân sự của Ai Cập.
Qua bằng phổ hệ của Manètôn, người ta có thể biết khá đầy đủ tên của các Pharaông thuộc 4 vương triều này, nhưng lại không biết được gì nhiều về những chính sách đối nội hay đối ngoại của phần lớn các ông vua này.
Vương triều III (2778 – 2723 TCN) được mở đầu bằng ông vua có tên là Gièse (Djeser). Sau khi đã hoàn thành việc thống nhất Ai Cập, các Pharaông thuộc vương triều III và IV liên tiếp mở các cuộc tấn công xâm lược sang các vùng Nubi và Xinai nhằm mở rộng lãnh thổ và cướp bóc tài sản. Trong suốt thời kì thống trị của mình, Giêse đã nhiều lần tiến quân ra vùng Đông Bắc và miền Nam Ai Cập. Cạnh một mỏ đồng trên bán đảo Xinai còn giữ lại được một bức phù điêu, miêu tả cảnh Giese chiến thắng các bộ tộc người bản xứ. Một tài liệu cổ văn cũng cho biết, Giese đã tặng cho đền thờ thần Hnuma ở Ele-Elephantina một khu đất thuộc Nubi mà người Ai Cập mới chiếm được. Chính sách xâm lược đó của Giêse còn được tiếp tục cho đến đời Pharaông cuối cùng của vương triều này là Huni.
Người mở đầu cho vương triều thứ IV (2723 – 2563 TCN) là Snephru (Xanphara) không chỉ thừa kế ngai vàng mà còn thừa kế cả chính sách bành trưởng, xâm lược của các Pharaông vương triều trước. Snephru đã đem quân tấn công khu mỏ đồng ở Xinai và vùng miền Nam Ai Cập. Bản cổ văn khắc trên đá Palerm cho biết khi đánh Nubi, Snephru đã bắt về 7000 tù binh và 200.000 súc vật. Pharaông Kuphu (Keốp) cũng đã nhiều lần tấn công sang bán đảo Xinai. Trên vách đá gần Vadi – Marhara còn giữ lại bức phù điêu miêu tả cảnh chiến thắng của ông vua này trong cuộc chiến tranh với dân ban dia.
Trong chính sách đối nội, các Pharaông thuộc Vương triều III và IV ra sức củng cố chính quyền trung ương tập quyền. Một trong những biểu hiện sức mạnh và quyền lực vô hạn của chính quyền Pharaông là việc xây dựng các công trình Kim tự tháp. Hầu như các đời Pharaông của hai vương triều này đều xây cho mình một Kim tự tháp với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Pharaông đầu tiên của Vương triều III là Giêse xây Kim tự tháp của mình ở Xackara. Đó là một ngôi tháp 6 tầng, cao 60m. Lớn nhất là hai ngọn Kim tự tháp ở Đaksura (cao 99m) và Kim tự tháp của Kuphu (Kèốp) cao tới 146m. Đây cũng là những Kim tự tháp hùng vĩ nhất trong số các Kim tự tháp còn lại đến nay trên đất Ai Cập. Hàng vạn người đã bị bắt đi làm khổ sai trong những công trình “thế kỉ” này và nhiều người trong số họ đã phải vùi thây trong cát bỏng của sa mạc. Chỉ có một chính quyền chuyên chế hùng mạnh mới có thể huy động nổi ngần ấy sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh và các công trình xây dựng, đồng thời mới đủ sức trấn áp nổi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo.
Theo truyền thuyết, ông vua sáng lập ra vương triều V (2563 – 2423 TCN) là con của một nữ tu sĩ với thần Ra – thần Mặt Trời. Thế là quyền lực vô hạn của các Pharaông đã được thần thánh hóa. Như thế, các Pharaông của hai vương triều V và VI (2423 – 2263 TCN) càng có điều kiện kế tục một cách xuất sắc chính sách đối nội và đối ngoại của các bậc tiền bối của mình. Điodor có kể lại rằng vào thời kì cuối của vương triều IV, nhân dân đã nổi dậy và “ném xác của các Pharaông ra khỏi Kim tự tháp” của họ. Có thể ông vua đầu tiên của vương triều V đã lên ngôi trong bối cảnh đó, sau khi đã đàn áp được sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo, rồi ông ta đã “viện” đến thần Ra để củng cố lòng tin trong dân chúng. Bóc lột và đàn áp nhân dân trong nước, ra sức củng cố chính quyền trung ương là một chính sách đối nội nhất quán mà các Pharaông của hai vương triều này đã theo đuổi.
Trong chính sách đối ngoại, hầu hết các Pharaông thời kì này đều tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng như Libi, Nubi, Pharaông Ixexi (Vương triều V) tấn công sang vùng Xinai bằng cả quân thủy và quân bộ, Unis còn đưa quân sang tận Xiri. Các Pharaông Pepi I và II (thuộc Vương triều VI) đã nhiều lần viễn chinh sang Nubi và bán đảo Xinai. Trong bản cổ văn của ông quan trấn thành Una có miêu tả tỉ mĩ một cuộc viễn chinh rất lớn của quân Ai Cập sang vùng Palextin, họ đã chiến thắng và đã bắt tù binh ở đây về làm nô lệ như thế nào.
Sau các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp này, kết quả là không chỉ những vùng xung quanh Ai Cập bị tàn phá nặng nề, mà còn làm cho chính thế lực của chính quyền Pharaông ngày càng suy yếu, dẫn tới thời kì phân liệt và cắt cử sau khi vương triều VI sụp đổ.
2. Sự phát triển của nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc
Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi. Ngay từ thời Menét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Một nhà quý tộc có tên là Nehebu đã rất tự hào kể lại trong một bản văn bia rằng theo lệnh của vua và theo một kế hoạch đã có sẵn, ông ta đã cho đào nhiều kênh dẫn nước ở cả Bắc và Nam Ai Cập. Heređốt cũng nói rằng vùng châu thổ sông Nin chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức nòng quan có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi trong nước.
Việc đánh chiếm các vùng mỏ đông ở Xinai đã giúp cho người Ai Cập lấy được rất nhiều đông đem về chế tạo vũ khí và công cụ lao động. Trong hâm mộ của Pharaông Giese người ta đã thấy nhiều công cụ lao động bằng đồng như búa, rìu, dao và dao khắc. Mặc dù những công cụ này mới chỉ được làm từ đồng nguyên chất, còn khá mềm, cũng đã có tác dụng làm cho ngành sản xuất nông nghiệp phát triển hơn một bước. Trong các tài liệu văn tự cổ thời kì này có nói tới những loại lúa mì đặc biệt ở Thượng và Hạ Ai Cặp : nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai cũng được nói tới trong các văn tự cổ.
Do đất đai canh tác hẹp và khí hậu khô cằn, ngành chăn nuôi ở Ai Cập không có điều kiện phát triển. Vì thế, một trong những chiến lợi phẩm quan trọng trong các cuộc chiến tranh là súc vật. Song không vì thế mà ngành chăn nuôi không được chú trọng. Nhiều quý tộc, quan lại trong nhà có những đàn súc vật lớn – chủ yếu là bò, cừu và dê. Trên tường hầm mộ của các quý tộc quan lại thường có tranh phù điêu miêu tả các loại và số lượng súc vật mà ông ta có lúc sinh thời. Đàn súc vật được coi là một tài sản lớn và quý giá.
Nghề thủ công cũng phát triển. Người Ai Cập đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng. Kĩ thuật chế tác đá đã đạt tới trình độ hoàn mĩ. Để xây dựng Kim tự tháp Kuphu (Khốp) người ta đã phải cửa, đèo, gọt mài 2.300.000 phiến đá, mỗi phiến nặng tới 2,5 tấn. Các phiến đá này được đèo phẳng đến nỗi người ta chỉ cần xếp chúng khít lại với nhau mà không cần có chất keo dính nào và ngày nay ta cũng chỉ có thể lách mũi dao mỏng vào giữa các khe đó mà thôi.
Những bức tranh phù điêu khắc trên vách đá các hầm mộ, trên tưởng Kim tự tháp miêu tả mọi cảnh sinh hoạt của đời thường, những tấm bia đá có khắc chữ tượng hình được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất Ai Cập đã chứng tỏ trình độ tay nghề hết sức khéo léo của các nghệ nhân Ai Cập. Nghề đóng thuyền cũng có những tiến bộ nhất định. Trong bút tích của viên quan trấn thủ thành Una có nói tới việc đóng thuyền chở hàng “bằng gỗ dài 60 cùi tay, rộng 30 củi tay, được đóng xong trong 17 ngày”. Nghề làm đồ gỗ, nhất là nghề làm đồ trang sức từ vàng, bạc và các loại đá quý, rất được phổ biến ở Ai Cập thời Cổ vương quốc. Người Ai Cập thời kì này đã làm được những đồ trang sức hết sức tinh xảo. Trong hâm mộ của nữ hoàng Hetap – Heres (Vương triều IV), người ta đã tìm thấy nhiều đồ trang sức quý giá, trong đó có chiếc vòng bạc có đính nhiều hạt đá quý và những hình chạm nổi tinh vi.
Do sự phát triển của các ngành kinh tế, do tính chất chuyên môn hóa ngày càng cao đã làm cho quan hệ trao đổi buôn bán được đẩy mạnh. Qua các bức tranh phù điều ta được biết các mặt hàng trao đổi trên thị trường lúc đó rất phong phú. Đó là các sản phẩm nông nghiệp như hạt ngũ cốc, bánh mì, hoa quả, cá, bơ… và các sản phẩm thủ công như đồ trang sức, gương, giày dép. Việc buôn bán không chỉ dừng ở hình thức lấy vật đổi vật, mà tiền tệ cũng đã bắt đầu xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại. Người ta mua bán cả nô lệ và bất động sản, nhưng đó là trường hợp rất hãn hữu. Chỉ có một tài liệu tìm thấy ở Gidơ nói tới việc bán nhà, đổi lấy nhiều hiện vật khác trị giá bằng 10 thanh kim loại. Các tài liệu văn tự cổ cũng nói tới các chuyển buôn bán lớn ra nước ngoài để mua về các loại gỗ quý và kim loại hiếm. Trong một lần khai quật ở Biblos (Xiri), người ta đã phát hiện được những mảnh gốm có khắc tên Pharaông Kuphu và Menkaura và một hình kim loại có khắc tên vua Unis, Bức phù điều trên tường đền thờ vua Sahura miêu tả một đoàn thuyền buôn Ai Cập sang châu Á để mua hàng và nô lệ.
Như thế, dù là chậm chạp, nhưng chắc chắn, nền kinh tế Ai Cập thời Cổ vương quốc đã có một bước phát triển mới. Đó chính là cơ sở vững chắc cho sự ổn định về chính trị và sự phát triển của một nền văn hóa phong phú ở các giai đoạn tiếp sau.
3. Tổ chức nhà nước và quan hệ xã hội ở Ai Cập thời Cổ vương quốc
Nhà nước Ai Cập cổ đại đã được hình thành từ thời Tào kì vương quốc trong quá trình thống nhất hai miền Thượng và Hạ thành một quốc gia Ai Cấp thống nhất. Mặc dù ngay từ thời đó, nhà nước Ai Cập đã mang tính chất tập trung chuyên chế, nhưng bộ máy mới được thiết lập, chưa được hoàn chỉnh và củng cố.
Đến thời Cổ vương quốc, chính quyền trung ương tập quyền được củng cố, quân đội được tăng cường để đáp ứng nhu cầu của các cuộc chiến tranh xâm lược nước ngoài và đàn áp, bóc lột nhân dân ở trong nước. Nhờ thế, bộ máy nhà nước đã dần được hoàn chỉnh và phát huy quyền lực của nó.
Đứng đầu bộ máy nhà nước đó là Pharaông – “Ngài ngự trong cung điện”. Pharaông có quyền sở hữu tối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất đỏ cùng với của cải và nô lệ để ban tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng là cấp cao. Pharaông được coi như một vị thân sống. Mọi mệnh lệnh của vua đều trở thành pháp luật. Bằng nhiều biện pháp, vua quản lí chặt chẽ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn hoặc trừng phạt bất cứ người nào. Ngoài chức năng cai trị thần dân, Pharaông còn kiêm chức năng thẩm phán tối cao, thống lĩnh quân đội và đứng đầu tăng lữ. Pharaông còn được coi là con của thần Ra – thần Mặt trời. Sau khi vua chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức là trong lòng các ngọn Kim tự tháp hùng vĩ. Dưới chân tường Kim tự tháp, người ta tạc tượng Xphanh (Sphinx – nhân sư) khổng lồ từ một khối đá nguyên cao tới 20m, đầu người, mình sư tử, tượng trưng cho Pharaông có sức mạnh của sư tử và trí thông minh của con người.
Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương do một Vidia (Vizir) như Tể tướng điều hành công việc hành chính. Vidia nắm giữ hầu hết các chức năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thu thuế, xây dựng các công trình công cộng và thủy lợi.
Dưới Vidia là một bộ máy quan liêu công kênh gồm các quan lại cao cấp và đông đảo các thư lại gọi là Scribor (Scribes) là tầng lớp người có học vấn thời bấy giờ. Đơn vị hành chính quan trọng nhất là các “nôm” hay châu do các nômmac tức là các chúa châu cai quản. Chúa châu cũng là tăng lữ, thẩm phán và người chỉ huy quân sự cao nhất của địa phương. Cuối cùng, ở các công xã nông thôn cũng có người trưởng thôn cai quản. Hệ thống chính quyền nhiều cấp, công kênh và quan liêu này đã tạo nên một tầng lớp quý tộc quan lại hết sức đông đảo. Cùng với quý tộc quan lại, tầng lớp quý tộc tăng lữ cũng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của quý tộc quan lại : chúng tìm mọi cách thân thánh hóa nhà vua và chính quyền nhà nước. Vì thế tăng lữ cũng có quyền hành rất lớn và được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt.
Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đó là nông dân công xa. Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua các công xã. Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công trình kiến trúc như đền miếu, lăng mộ. Thời Cổ vương quốc, nhà nước thường lệnh cho các địa phương thống kê ruộng đất, số người, súc vật… trong cả nước sau một kì hạn nhất định, có lẽ là để đánh thuế và bắt phụ.
Tầng lớp đông đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ. Người Ai Cập cổ đại gọi nô lệ là “Giết” (Jets) có nghĩa là con vật. Phần đông những nô lệ này là tù binh bắt được trong chiến tranh. Nô lệ được coi là một phần tài sản của nhà vua và của các gia đình quý tộc. Họ chủ yếu sinh sống, lao động và phục vụ trong các cung điện và các gia đình quý tộc, giàu có. Tuy nhiên, trên tường đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày cuốc, trồng trọt, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau, cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.
Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân với số lượng không nhiều. Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật.
Như vậy, trong xã hội Ai Cập thời Cổ vương quốc, kết cấu giai cấp đã khá hoàn chỉnh. Giai cấp thống trị tìm mọi cách để bóc lột được nhiều nhất sức người, sức của của nhân dân lao động, phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược và cho nhu cầu hết sức tốn kém của chúng. Mâu thuẫn giai cấp ngày một gay gắt. Có thể nô lệ và dân nghèo đã vùng dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc nổi dậy vào thời kì cuối vương triều IV mà Piodor đã kể lại trong tác phẩm của mình.
4. Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thống nhất
Sau gần 600 năm phát triển hưng thịnh, nhà nước. Ai Cập thống nhất bắt đầu suy yếu dẫn từ vương triều VI trở đi. Sự phát triển hưng thịnh đó đưa trên sức mạnh của một chính quyền chuyên chế quân sự. Những cuộc chiến tranh liên miền của các vương triều đi xâm lược, thôn tính các nước láng giêng cũng như việc xây dựng các Kim tự tháp đến đài, cung điện… đã làm tiêu hao nhiều nhân lực, vật lực và tài lực của đất nước. Điều đó không thể không dẫn tới sự phản kháng mạnh mẽ không chỉ của nô lệ và dân nghèo mà của cả các thế lực quý tộc địa phương. Nhưng, nhờ dựa vào lực lượng quân sự hùng mạnh, các Pharaông đã đàn áp và bắt họ phải phục tùng. Đến khi lực lượng quân đội ngày càng bị tiêu hao đi trong chiến tranh, chính quyền chuyên chế trung ương suy yếu dẫn, thì thế lực của bọn quỷ tộc địa phương lại ngày càng lớn mạnh. Chúng ra sức củng cố thể lực của mình ở các địa phương bằng cách tập trung trong tay quyền trung thu thuế, quyền xét xử, quyền chỉ huy quân đội v.v… Đến vương triều Vĩ, các quý tộc không xây lăng mộ của mình dưới bóng các Kim tự tháp như xưa nữa mà xây ở các châu của mình. Các văn bản của các châu cũng không dùng ngày tháng theo niên hiệu của vua nửa, mà để theo ngày tháng tính từ khi bọn quý tộc địa phương lên cầm quyền. Chúa các châu cũng có tổ chức quân đội độc lập của mình. Trong tình hình đó các Pharaông trên thực tế cũng chỉ thống trị trên một vùng đất đai nhất định, giống như một chúa châu nào khác mà thôi. Đồng thời, nội bộ cung đình luôn luôn diễn ra những vụ tranh chấp, thoán đoạt lẫn nhau. Trong bảng phổ hệ của mình, đến vương triều VII, Maniton chỉ có thể thông báo ngắn gọn : “70 ông vua Memphát trị vì trong 70 ngày”. Các Pharaông của vương triều VII và VIII hầu như không nắm được quyền hành gì. Chính quyền các châu đã thay thế chính quyền trung ưng. Nhà nước Ai Cập thống nhất đã bị chia xẻ thành nhiều châu độc lập.