Ai Cập thời kì Tân vương quốc

1. Sự hình thành đế quốc Ai Cập dưới thời các vương triều XVIII và XIX 

Căm thù bọn thống trị ngoại tộc trong suối 150 năm bị người Hichxốt độ hộ, người Ai Cập đã luôn luôn nổi dậy chống lại. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng Ai Cập lúc ấy là một quý tộc tên là Atmet I (Atmes) ở thành Teb. Sau khi đã đánh đuổi được quân xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước (năm 1560 TCN) Atmet I trở thành người sáng lập vương triều XVIII (1580 – 1314 TCN), mở đầu thời kì mới trong lịch sử Ai Cập – thời Tần vương quốc. 

Sau khi lên ngôi và định đó ở thành Teb, Atmet I đã tiến hành ngay các cuộc viễn chính xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ của vương quốc. Đuổi theo quân Hichxốt, Atmet I đã tiến quân vào Tiền Á, đến tận vùng Palextin và Xiri. Ở Nubi, Atmet I cũng giành được nhiều thắng lợi và chiếm lại được toàn bộ đất đai mà trước kia đã thuộc về Ai Cập. 

Người nối ngôi và cũng là người kế tục chính sách bành trướng của Atmel I là Amenkhôtep I. Dưới thời trị vì của ông, quân đội Ai Cập đã tiến công vùng Êtiôpia và Libi, sáp nhập đất đai của những khu vực này vào lãnh thổ Ai Cập. Amenkhôtep I còn tiến sang cả Xiri và Palextin, nhưng những nguồn tài liệu ít ỏi không cho ta biết gì chi tiết hơn về cuộc viễn chinh này. 

Tham vọng bành trướng, chiếm đất để thành lập một đế quốc Ai Cập rộng lớn được thể hiện rõ nhất dưới thời vua Tutmet I, người nối ngôi và là em rễ của Amenkhotep I. Bỏ qua những nước nhỏ không dám chống đối, Tutmet I tiến thẳng đến phía bắc sông Ophơrát và ở đây quân Ai Cập đã đánh tan đội quân hùng mạnh của Vương quốc Mitanni. Cũng tại đây, Tutmet I đã để lại bút tích của mình, gọi vùng mới chiếm là “lãnh thổ” của Ai Cập, đánh dấu điểm xa nhất về phía bắc của đường biên giới của Ai Cập mà giờ đây nó đã trải dài từ miền Nam Êtiôpia đến vùng trung lưu Ophorát. 

Dưới thời Tutmet III – một ông vua, một ông tướng chỉ huy tài giỏi, quân đội Ai Cập liên tiếp tiến công sang châu Á và liên tiếp giành thắng lợi. Trong 42 năm trị vì, Tutmet III đã 15 lần dẫn quân đi viễn chinh, trong đó có trận chiến đấu ác liệt ở thành Kates trên bờ sông Orôntơ, quân Ai Cập đã chiến thắng liên quân của các tiểu quốc miền Tiên Á, triệt hạ thành trì kiên cố này, thanh thế lừng lẫy khắp miền Tây Á. 

Thời kì thống trị của Tutmet III là thời kì lực lượng quân sự của Ai Cập phát triển mạnh nhất, cũng là thời kì hình thành đế quốc Ai Cập rộng lớn. Hoảng sợ trước sức mạnh quân sự của Ai Cập, hầu hết những nước nhỏ còn lại ở vùng Tiền Á và thậm chí cả những đảo ở Địa Trung Hải cũng đều phải cống nạp hay kết bạn đồng minh với Ai Cập. Trên tường hâm mộ một nhà quý tộc có tên là Menheperaxnep có miêu tả những người mang cống nạp kèm theo dòng chữ chỉ rõ đó là những người đứng đầu các thành bang Tunip và Kades, quốc vương Hatti và Kephtuy (tức đảo Crét). 

Những Pharaông đầu tiên của vương triều XIX, một mặt ra sức củng cố chính quyền ở trong nước và ở những vùng mới bị chiếm đóng, mặt khác tăng cường lực lượng quân đội để có thể tiếp tục chính sách xâm lược. 

Horemhep – người sáng lập ra vương triều XIX (1314 – 1200 TCN), đã tổ chức nhiều cuộc viễn chinh sang vùng Nubi tấn công vương quốc Punt. Đặc biệt, dưới thời Ramses II (1317 – 1251 TCN), quân Ai Cập đã hai lần tấn công sang Xiri. Nhưng sau hai lần chiến tranh giữa Ai Cập và Hatti, hai bên đều không phân thắng bại, cuối cùng phải đi đến kí hòa ước vào năm 1296 TCN, miền Nam Xiri lại trở lại phụ thuộc Ai Cập. 

Thế là, do chính sách bành trướng bằng vũ lực của các Pharaông thuộc vương triều XVIII và XIX, Ai Cập dần dần trở thành một đế quốc rộng lớn – biên giới phía bắc giáp vùng Tiên Á, biên giới phía nam đến tận xứ Nubi với khoảng cách dài gần 3200 km.

Các đời vua kế tiếp sau Ramses II cũng rất ham chiến trận, đã nhiều lần tiến hành chiến tranh với các dân tộc láng giềng, nhưng chủ yếu là để giữ vững đường biên giới và ảnh hưởng của Ai Cập ở những vùng này. Cho đến thời Ramses III, Ai Cập vẫn giữ được thế nước của mình, là một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh nhất trong khu vực. 

2. Sự phát triển của sức sản xuất 

Vẫn như trước đây, nền kinh tế Ai Cập thời Tần vương quốc dựa chủ yếu trên sự phát triển của ngành nông nghiệp tưới tiêu. Nhưng đến thời kì này, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kĩ thuật canh tác. Công cụ bằng đồng thau đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Người ta đã biết dùng loại cây cần đứng có lỗ cầm tạo cho người cây tư thế thoải mái và biết dùng vỏ để đập đất Bức phù điều trên tưởng hâm mộ của một quý tộc có tên là Haemhet miêu tả cảnh 20 người đang làm ruộng – một nhóm cày, một nhóm cuốc, còn nhóm khác cầm vô đập. 

Sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp còn được biểu hiện ở sự quan tâm của nhà nước đến công tác thủy lợi. Quan Vidia được cử đặc trách lãnh đạo mọi công việc sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Có tài liệu cổ văn đã ghi lại : “Công văn các châu gửi về triều đình được giữ trong dinh Vidia ; Vidia xét mọi đơn kiện tụng về ruộng đất. Ông quy định ranh giới của mối châu, mỗi trang viên của quý tộc và của tăng lữ, giữ sổ sách, địa ba. Công tác thủy lợi cũng do ông điều khiển. Ngày đầu của mỗi tuần ông nghiên cứu tình hình mực nước các lạch, các sông ngòi… cử quan lại chuyên trách theo dõi từng địa phương do đó nắm vững được tình hình mùa màng trong cả nước. Ông theo dõi, quan sát sao Lang xuất hiện và mực nước sông Nin lên xuống(1). Trong nhiều công văn của triều đình Ai Cập thời bấy giờ cũng có nơi tới lệ quy định cứ 4 tháng một lần, quý tộc các châu phải gửi báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương lên cho quan Vidia Tất cả những điều trên đây chứng tỏ nhà nước hết sức quan tâm tới ngành sản xuất nông nghiệp. 

Trong ngành thủ công nghiệp, ở thời Tân vương quốc người ta thấy xuất hiện những xưởng lớn, chủ yếu là thuộc các nhà thờ lớn. Thợ thủ công làm việc ở các xưởng này có tới hàng trăm người. Trên tường lăng mộ quan Vidia Rekmir có miêu tả xưởng thủ công của đền thờ thần Aôn ở Teb. Trong bức phù điêu người ta đếm được tới 150 thợ thủ công đang làm việc. Một số ngành thủ công truyền thống của Ai Cập như nghề làm đồ mĩ nghệ, làm đồ gỗ, đóng thuyền, ngành luyện kim v.v… vẫn tiếp tục phát triển. Trong việc nấu quặng và đúc đồng, người Ai Cập chế tạo được những hợp kim gồm nhiều thành phần. Một tài liệu cổ văn đã có nói tới một hợp kim đồng thau gồm 6 thành phần”. Họ cũng đã làm được những dây bằng vàng hết sức mảnh và dài để làm dây chuyển. 

Việc thành lập một đế quốc Ai Cập rộng lớn với chiều dài Bắc Nam tới 3200 km là một nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển. Quan hệ mậu dịch với Xiri và Palextin được củng cố. Ai Cập xuất sang Xiri, Palextin, Phênixi… các hàng nông sản, đỏ mĩ nghệ bằng vàng, đá hay ngà voi. Ai Cập lại mua gỗ của Libăng, sắt của người Hatti, đồng của đảo Síp và nhiều loại hàng khác của khu vực Lưỡng Hà hay của các đảo trên biển Êgie. Mặc dù trong buôn bán vẫn dùng hình thức vật đổi vật là chủ yếu, việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại đã bắt đầu có. Để xác định giá trị của các loại hàng hóa khác nhau, người ta đã sử dụng những thanh kim. loại (vàng, bạc, hoặc đông) có trọng lượng nhất định, thường là bằng 91g. Loại “tiền” đó được gọi là Đeben và chia thành 10 đơn vị nhỏ hơn. 

3. Chính sách đối ngoại và đổi nội của các vương triều

Đế quốc Ai Cập được hình thành là do kết quả của chính sách bành trướng bằng vũ lực của các Pharaông Ai Cập. Trong chính sách đối ngoại, các Pharaông thời Tần vương quốc luôn theo đuổi đường lối vũ trang xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Nhưng để đạt được điều đó, các Pharaông dùng vũ lực và các thủ đoạn ngoại giao và mua chuộc. Điều này thể hiện rõ qua các văn kiện ngoại giao của các quốc vương Babilon, Axiri, Kitanni, Hatti, Sip và của các tiểu vương miền Xiri, Palextin… viết cho các Pharaông Ai Cập, được tìm thấy trong kho lưu trữ công văn của vương triều XVIII phát hiện ở vùng El – Amarna. Qua các văn kiện này. người ta thấy Ai Cập đã thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khu vực Tiến Á, đã cử các đại sứ đặc trách tiến hành các cuộc hội đàm, thường được kết thúc bằng việc kí kết các hiệp ước hay các liên minh quân sự – chính trị. Các cuộc đàm phán có khi được tiến hành trực tiếp, có khi bằng thư từ, công văn qua các đại sử, nhưng đều nhằm giải quyết các mẫu thuẫn hoặc các cuộc xung đột khác nhau. Trong một bức thư, vua Babilon yêu cầu trừng phạt những kẻ đã ăn cướp một đoàn súc vật thổ hàng của Babilon. Trong một bức thư khác, vua Babilon phản đối việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Ai Cập với Axiri, mà Babilon cho là nước chư hầu của mình. Còn những bức thư của quốc vương các nước lớn hơn thì lại đề ra những yêu sách cho các Pharaông, chủ yếu là những yêu sách về vàng, bạc, châu báu để đổi lấy sự ủng hộ của họ. Amenkhep III (1455 – 1424 TCN) đã phải gửi cho vua Axiri 20 talăng vàng để được ông ta ủng hộ.

Như trên đã nói, sau hai lần chiến tranh giữa Ai Cập và Hatti, nhưng đều không phân thắng bại, cuối cùng hai bên phải kí hòa ước, thành lập một liên minh quân sự. Đó là hòa ước quốc tế đầu tiên mà chúng ta được biết. 

Để thống trị các miền bị chinh phục, các Pharaông đã đưa quý tộc bản xứ lên làm quốc vương bù nhìn. Trong thư gửi cho Pharaông, họ thường tự xưng một cách hết sức nhún nhường là “hạt bụi bên chân của Người”. Họ cai trị dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các viên thống đốc do quốc vương Ai Cặp cứ sang. Dựa vào đội quân chiếm đóng thường trực, các viên thống đốc này tiến hành một chính sách bóc lột, vơ vét của cải và đàn áp mọi sự phản kháng của dân bản xứ. 

Trong chính sách đối nội, các Pharaông thời Tần vương quốc một mặt ra sức củng cố chính quyền chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược, mặt khác thực hiện một số biện pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất an dân. 

Để củng cố chính quyền trung ương, các Pharaông đã chia đế quốc thành hai miền – miền Bắc và miền Nam, mỗi miền có một viên quan đặc biệt cái quản : viên quan này do Pharaông trực tiếp bổ nhiệm. Nhà vua cũng đưa ra bản quy chế quy định rõ công việc của quan Vidia và “văn phòng” của ông. ta. Theo bản quy chế này thì quyền hạn của quan Vidia được nới rộng hơn nhiều : Vidia không chỉ trông coi các công trình thủy lợi và ngành nông nghiệp, mọi công việc trong hoàng cung, mà còn chỉ huy quân đội, đứng đầu có quan kiểm soát và giám sát các quan lại địa phương. Quyền lực của các chúa châu cũng bị hạn chế nhiều vì phải chia sẽ bớt cho mấy quan chức khác trong châu do Trung ương bổ nhiệm xuống. Các thị trưởng và người chỉ huy pháo đài đều do vua trực tiếp bổ nhiệm. 

Để bảo vệ chính quyền chuyên chế, các Pharaông luôn chú ý xây dựng một quân đội hùng mạnh. Quân đội Ai Cập trước kia chủ yếu là bộ binh, bây giờ đã có thêm chiến xa. Chiến xa có hai ngựa kéo là một lực lượng đáng sợ thời đó và đó cũng là yếu tố quyết định làm nên chiến thắng của quân đội Ai Cập. Tuy nhiên, qua một số tài liệu có thể biết được lính chiến xa đa số xuất thân từ tầng lớp khá giả, vì chỉ họ mới có đủ tiền để mua vu khí, xe và ngựa kéo. Trong bộ binh, số lượng lính đánh thuê ngày càng nhiều. Đó là những người ở Nubi, Libi và các hải đảo đã bị Ai Cập chinh phục.

Họ bị bắt đi lính đánh thuê cho Ai Cập. Số lượng lính đánh thuê ngày càng tăng đã là một trong những nguyên nhân làm suy yếu thực lực của quân đội Ai Cập. 

4. Cải cách tôn giáo của Amenkhotep IV và nguy cơ tan rã của đế quốc Ai Cập 

Để làm công cụ thống trị về mặt tinh thân, các Pharaông buộc phải dựa vào bọn tăng lữ cao cấp thờ thần Atôn, đem rất nhiều vàng bạc, đất đai cúng cho các đền đài khiến cho tầng lớp này càng trở nên giàu có. Các tài liệu có nói tới việc Tutmet III đem nhiều vàng bạc, châu báu cùng với hàng nghìn nô lệ cướp được ở châu Á về cúng cho đền thờ thần Aton. Nhờ có thế lực về kinh tế và tinh thần bọn tăng lữ Môn ngày càng lộng hành, lấn át quyền lực của Pharaông. Trong tình hình ấy Amenkhitep IV (1424 – 1388 TCN) đã dựa vào bọn quan lại mới và các tầng lớp cư dân khá giả để chống lại bọn tăng lữ Atôn và quý tộc cũ, để cao uy quyền của Pharaông và nắm lấy tôn giáo – một vũ khí thống trị quan trọng. Để thực hiện mưu đồ đó, năm 1400 TCN, Amenkhiep IV đã thực hành một cuộc cải cách tôn giáo bằng cách đề xướng một tôn giáo khác, chỉ tôn thờ thần Mặt trời Atôn. 

Thần Atôn chính là hình ảnh Pharaông đã được thần thánh hóa. Amenkhôtep IV còn đổi cả tên hiệu của mình, bỏ tên hiệu cũ, lấy tên hiệu mới là Iknaton (hay cũng gọi là Akhênaton – có nghĩa là “người hầu của Atôn”). Ông cũng rời bỏ kinh đô Teb, xây kinh đô mới là Akhenaton – cách Tebar 300 km về phía bắc. Ông cho xây dựng nhiều đến đài nguy nga tráng lệ và nhiều công trình kiến trúc đồ sộ khác để thờ thần Atôn ở kinh đô Akhenaton và ở nhiều nơi khác trong khắp đất nước. Để chống lại tôn giáo cũ, Iknaton sai đóng cửa hết các đền đài củ, buộc các tăng lữ phải trở về đời sống trần tục. Các thợ đã được phải đi khắp nơi để xóa tên các vị thần. kể cả thần Atôn, đã được khác trước đây trên các bia đá hay tượng đá ở các đền đài, lăng tắm, cung điện. Chính những biện pháp thái quá ấy đã là một cái có cho bọn tăng là Atôn và bọn quý tộc các châu chống đối mạnh mẽ. 

Sau khi Iknaton chết, các tăng lữ cả liên xóa bỏ cải cách của ông, khôi phục lại tôn giáo thờ thần Aton. Cải cách tôn giáo hoàn toàn thất bại. 

Lợi dụng tình thế rồi ren, một quân nhân quý tộc là tưởng Horemhep, được sự giúp đỡ của bọn tăng là ở thành Teb, đã tổ chức binh biển, cướp chính quyền về tay mình và trở thành người sáng lập ra vương triều XIX.

5. Sự suy vong của nhà nước Ai Cập thời Hậu kì vương quốc 

Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc trong lịch sử Ai Cập. Đó là thời kì khủng hoảng, suy vong của nhà nước. Ai Cập cổ đại, là thời kì phân liệt và loạn lạc trong lịch sử Ai Cập. 

Vào giữa thế kỉ X TCN, một thủ lĩnh quân đội đánh thuê người Libi ở Ai Cập là So San (Chochang) làm đảo chính quân sự (năm 941 TCN), cướp ngôi Pharaông, lập ra vương triều ngoại tộc, cai trị toàn Ai Cập. 

Đến đầu thế kỉ VIII TCN, lợi dụng tình hình kạn lạc và suy yếu ở Ai Cập, người Nubi ở phía nam đã tiến đánh Ai Cập, lật đổ nên thống trị của người Libi, xác lập nên thống trị của mình. Một vương triều ngoại tộc mới đã được thành lập (năm 726 TCN). Năm 671 TCN, Ai Cập lại bị quân đội Atxiri đánh chiếm. 

Nhưng nên thống trị của Atxiri không được bao lâu. Dưới sự lãnh đạo của một quý tộc miền Bắc là Posammetic, nhân dân Ai Cập đã nổi dậy, đánh đuổi người Atxiri, khôi phục lại đất nước. Posammetic trở thành người sáng lập ra Vương triều thứ XXVI, mở đầu thời kì gọi là thời kì vương quốc Sait (654 – 525 TCN) – thời kì độc lập ngắn ngủi cuối cùng trong lịch sử Ai Cập cổ đại. 

Từ nửa sau thế kỉ VI TCN trở đi, Ai Cập liên tiếp bị người Ba Tư xâm lược và thống trị (năm 525 TCN), sau đó, bị Alechxang Makedonia chính phục (năm 332 TCN). Sau khi Aechxăng chết, Ai Cập bị đặt dưới quyền thống trị của một bộ trưởng của Aléchxăng tên là Ptoleme, người sáng lập ra vương triều Ptoleme ở Ai Cập. Từ đó lịch sử Ai Cập bắt đầu thời kì Hi – Lạp hóa (TK IV đến I TCN).