Cải cách tôn giáo của Luthơ ở Đức

Do những mâu thuẫn giữa quần chúng với Giáo hội ở Đức phát triển gay gắt, phong trào chống Giáo hội ở Đức đã nổ ra. 

Trước khi có phong trào cải cách tôn giáo thì đã có hàng loạt các nhà nhân văn chủ nghĩa dọn đường cho nó bằng cách phê phán nhà thờ Thiên chúa giáo, và nêu lên những tư tưởng tiến bộ. Trong số các nhà nhân văn chủ nghĩa đó thì có Eraxmut (1469–1536), Unrích Phần Hútơn (1488–1523) và Ian Huxơ (1368-1415) là những nhà tư tưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tư tưởng cải cách tôn giáo của Luthơ ở Đức. 

Eraxmút viết tác phẩm Tán dương sự điên rồ và một số bài châm biếm khác nói về “sự điên rồ” của các chức sắc Giáo hội, tập trung phê phán giáo điều và những lễ nghi phiền toái của nhà thờ. Ông lên án gay gắt những cuộc chiến tranh phong kiến.

Unrich Phôn Hitton là người Đức đã thẳng tay phê phán Giáo hội. Ông cho rằng Kitô giáo và Giáo hoàng là tai hoạ cho nước Đức, đồng thời h vọng sẽ có một thời kì trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chính là Giáo hoàng, nước Đức sẽ được thống nhất và trở thành một nước lớn mạnh. 

Ian Huxơ là người Tiệp Khắc, chủ trương cải cách Giáo hội và tách rời nước Tiệp ra khỏi sự thống trị của Giáo hội. Những tác phẩm của Huxơ đã được Luthơ nghiên cứu khá nhiều trước cải cách tôn giáo của ông. 

Ngoài ra, trong nhiều trường đại học, các giáo sư và sinh viên đã thành lập tiểu tổ nhân văn chủ nghĩa. Họ chế giễu những giáo lí giả dối của Giáo hội và kịch liệt chỉ trích Kitô giáo. Một tiểu tổ nhân văn chủ nghĩa đã in một cuốn sách trào phúng nhan đề Đức tin của người ngu. Trong sách này họ phơi bày cái ngu dốt nhưng xảo trá của tăng lữ, chế giễu tư tưởng sùng bái tượng thần và cách bình giảng những vấn đề vụn vật trong giáo lí của tăng lữ.

Đầu thế kỉ XVI, sự căm thù Giáo hội của mọi tầng lớp nhân dân Đức đã trở thành phổ biến và rộng lớn. Trong tình hình đó, một mục sư là Máctin Luthơ (1483–1546) đã tiến hành một cuộc vận động cải cách tôn giáo. 

Luthơ là con một nông dân miền núi Thurinhghen (Đông Nam nước Đức). Cha ông sau thành thợ mỏ và cuối cùng là một chủ giàu có trong giới xí nghiệp hầm mỏ. Lúc còn trẻ Luthơ học luật ở trường đại học Écphuya rồi trở thành tu sĩ. Năm 1509, ông làm Giáo sư triết học và thần học ở Trường Đại học Vittenbéc. 

Thời gian này những tư tưởng nhân văn và sự phê phán nhà thờ thiên chúa giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Luthơ. Ông đã dần dẫn từ người hưởng ứng trở thành người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức. 

Luthơ vẫn tin vào thượng đế, tin vào sự cứu rỗi, nhưng ông phản đối quan niệm cũ của nhà thờ cho rằng, con người được cứu với bằng việc làm những điều thiện, và gắn bó với nhiều hình thức nghi lễ phức tạp khác. Ông chủ trương “sự cứu với con người bằng lòng tin”, chỉ cần bằng lòng tin thời mà không cần hành thiện. Ông nói rằng, con người có lòng tin vào Thượng đế là đủ. Lời hứa hẹn rằng lòng tin mang lại sự cứu rỗi mà Luthơ đưa ra đã có một sức hấp dẫn đặc biệt trong thời kì đó, gần giống như thời đại người ta bắt đầu hướng về Kitô giáo. 

Như vậy là, Luthơ đã phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội cùng giáo lí của nó, đồng thời xây dựng một thứ chủ nghĩa cá nhân tôn giáo.

Luthơ còn phê phán trật tự đẳng cấp phức tạp, lễ nghi tốn kém, sinh hoạt đổi truy và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của nhà thờ. Ông nghiên cứu và chủ trương hình thức tổ chức và nghi lễ đơn giản, chủ trương một kiểu nhà thờ “rẻ tiền” theo quan điểm của giai cấp tư sản. 

Trong thời gian làm giáo sư ở trường đại học, ông đã nhiều lần sang La Mã. Luthơ kinh ngạc về tình hình ở đó. Ông nhận thức sâu sắc về sự đổi bại của Giáo hội La Mã, ông viết : 

“Tín đồ Kitô giáo ngày càng đến gần La Mã thì càng xấu đi. Lần thứ nhất đến La Mã anh ta còn đi tìm kẻ lừa đảo, lần thứ hai đến La Mã thì anh ta nhiễm thói xấu của kẻ lừa đảo, lần thứ ba đến La Mã thì anh ta biến thành một kẻ lừa đảo thực sự”. 

Khi Giáo hoàng phải một số tu sĩ thô lỗ mang thẻ miền tội đi khắp các thành phố và thôn quê ở Đức để bán thì Luthơ đã đã kích kịch liệt những hành động lừa đảo đó của Giáo hoàng. 

Năm 1517, Luthơ viết bản “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ Vittenbéc, kịch liệt đả kích cái tệ đoan mà ông gọi là “việc bán sự xã tội “) Luthơ gọi hoạt động của Tétzen, một nhà tu dòng Đôminic được Giáo hoàng cho phép đi “vận động” tài chính để xây dựng lại thánh đường Xanh Pie ở La Mã, là việc buôn bán sự xá tội. Ông cho rằng, “Rửa tội phải được tiến hành trong khi chúng ta đau xót về mình, đó mới là rửa tội thực sự ở trong lòng”, rằng “Giáo hoàng không có quyền xoá bất cứ tội lỗi nào, ông chỉ có thể xoá sự trừng phạt mà ông ta dùng quyền của mình, hoặc uy quyền tôn giáo đối với người ta mà thôi”. 

Ông còn cho việc bán thẻ miền tội chỉ là một trò bịp bợm, ông viết : “Các giáo sĩ bán thẻ miễn tội tuyên truyền với mọi người rằng, thẻ miễn tội có thể cứu vớt con người khỏi sự trừng phạt thì đó là sai lầm”. 

Kháng nghị của Luthơ lập tức được truyền bá khắp nước Đức, vượt xa cả ý muốn của Luthơ. Trong tư tưởng có lẽ chưa phải Luthơ đã đoạn tuyệt với Giáo hoàng, mà mới chỉ muốn là người “rửa cái chuồng bò Ôgiát giáo hội. Nhưng hành động của Luthơ đã khiến cho Giáo hoàng nổi giận. Năm 1920, Giáo hoàng ra lệnh rút phép thông công (khai trừ khỏi Giáo hội) đối với Luthơ. Trước đông đảo quần chúng nhân dân, Luthơ vứt chỉ dụ của Giáo hoàng vào đống lửa, đồng thời làm một bài văn châm biếm nhan đề “Chống lại quyết định phản Thiên chúa”, trong đó ông cho Giáo hoàng là sai lầm, là “kẻ phản Chúa” và đề nghị hoàng đế Đức Saclo V thu hồi Rôma của Giáo hoàng và tước đoạt tất cả ruộng đất của Giáo hội. Hành động đó của Luthơ được nhân dân hoan nghênh. Tư tưởng Luthơ trở thành tư tưởng chỉ đạo phong trào cải cách tôn giáo. 

Cuộc vận động cải cách tôn giáo của Luthơ nhanh chóng trở thành một phong trào rộng lớn. Nó đả phá những cơ sở triết lí, tư tưởng hệ phong kiến và tuyên truyền cho những chủ trương tổ chức nghi lễ tôn giáo đơn giản, rẻ tiền và ít tốn thời giờ… Điều đó chứng tỏ tôn giáo cải cách của Luthơ mang tính chất tư sản. 

Nhưng trước sau, Luthơ không phải là một nhà cải cách xã hội. Cải cách tôn giáo của ông còn nhiều hạn chế, phản ánh sự yếu ớt của giai cấp tư sản Đức. Luthơ vẫn phải sử dụng thần học và tôn giáo. Ông không dám giành lấy quyền chỉ huy tôn giáo mà chỉ ngăn trở những hoạt động nhũng nhiều của Giáo hội, Giáo hoàng. 

Cải cách của Luthơ lan tràn khắp nước Đức rất nhanh chóng. Nhiều tầng lớp xã hội đã hưởng ứng cải cách rất mạnh mẽ. Song do cuộc cải cách tôn giáo không để ra rõ ràng cách giải quyết các yêu cầu xã hội nên mỗi tầng lớp, giai cấp hiểu và tham gia cải cách theo quan điểm và mục đích khác nhau. Các lãnh chúa quý tộc và thị dân giàu có chỉ mong đóng của các nhà thờ Kitô giáo để chiếm lấy ruộng đất và tài sản, để thêm quyền thế và tăng cường quyền lực phân cất. Ngược lại thị dân thì muốn làm yếu lãnh chúa và quý tộc để nước Đức thống nhất dưới một chính quyền tập trung. Chỉ có nông dân và dân nghèo thành thị thì không muốn dừng lại ở những đòi hỏi có tính chất ôn hoà của Luthơ. Họ không những chỉ muốn cải cách Giáo hội mà còn đòi cải tạo toàn bộ chế độ xã hội. Những phản kháng của Luthơ làm cho cuộc đấu tranh của họ bùng nổ. Toàn thể nông dân Đức chuyển động, tập hợp xung quanh ông. Phong trào nổi dậy ấy khiến lãnh chúa phong kiến và thị dân giàu có sợ hãi, Luthơ cũng hoang mang và không hề do dự phản bội lại phong trào. Tinh thần cách mạng Luthơ dần dần mất hẳn. Ông quay sang thoả hiệp với lãnh chúa phong kiến và thị dân giàu và hiệu triệu lãnh chúa phải đàn áp phong trào của quần chúng một cách tàn bạo. Ông nói : “Phải xé xác chúng, phải bóp chết chúng, phải cắt cổ chúng bằng cách bí mật và công khai như người ta giết con chó dại”. 

Do sự phản bội của Luthơ, cuộc cải cách tôn giáo ở Đức không được tiến hành triệt để.