Chiến tranh nông dân Đức

1. Những cuộc khởi nghĩa nông dân mở đầu 

Trước khi Luthơ tiến hành cải cách tôn giáo, ở Đức đã xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ. 

Năm 1476 cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở Vuốcxobua do một người chăn cừu tên là Hanxơ Bohaimo lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa dùng một hình thức tôn giáo để tập hợp quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa. Song việc chưa thành thì Hanxơ bị bắt và bị giết. 

Năm 1493 ở Andatxơ, một hội kín của nông dân và bình dân được thành lập gọi là “Liên minh giày cờ”. Thị dân và quý tộc nhỏ cũng tham gia phong trào. Hội kín có cờ thêu một cái giày cỏ có ý nghĩa chống lại quý tộc có giày ống. Nhưng cuộc khởi nghĩa bị lộ. Đa số các hội viên bị bắt và bị tra tấn dã man như chặt đầu, xé xác hoặc chặt chân tay. Đầu thế kỉ XVI “Liên minh giày cỏ” lại phục hồi, nêu ra chương trình hành động : không trả thuế cho quý tộc và tăng lữ ; thủ tiêu chế độ nông nô, tịch thu ruộng đất và tài sản của nhà thờ chia cho nông dân ; chỉ công nhận hoàng đế là chủ. Cuộc khởi nghĩa lại thất bại, nhưng “Liên minh giày cổ” vẫn tồn tại. Năm 1513 liên minh lại tổ chức khởi nghĩa nhưng lại thất bại lần nữa và bị đàn áp tàn khốc. 

Ở Vuốctenbéc cũng có một hội kín là “Conrat nghèo khổ”. Hội kín này cũng bị tấn công. Hàng nghìn người bị bắt và bị chặt đầu. Những người còn lại phải trả một món tiền bồi thường lớn.

2. Tômát Muynxe và cuộc Chiến tranh nông dân Đức 

Khi Luthơ tiến hành cải cách tôn giáo và chưa lộ mặt phản bội thì nông dân theo rất đông. Phong trào đấu tranh phát triển rất rộng. Từ năm 1518 đến 1523 các cuộc bạo động nổ ra liên tiếp ở miền Rừng Đen và miễn thượng Sovaben. Từ mùa xuân năm 1524, cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt mỡ đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thật sự. Người lãnh đạo kiệt xuất của phong trào là Tômát Muynxe. 

Tômát Muynxe (khoảng 1490–1525) xuất thân từ một gia đình thợ mỏ ở Xtônbéc. Khi còn nhỏ ông cố gắng học hành ; 15 tuổi Muynxe đã lập trong trường một hội kín chống giám mục Madobua và nhà thờ La Mã. Sau khi đỗ Tiến sĩ thần học, ông trở thành Mục sư của nhà thờ Xovichcao. Ở đây có phong trào cách mạng âm ỉ nhưng rộng lớn, có sự chỉ huy của một tổ chức tôn giáo là “Dòng rửa tội”. Muynxe không vào tổ chức đó, nhưng đã bênh vực giúp đỡ và có uy tín lớn với phong trào. Lúc đầu ông nhiệt liệt hưởng ứng Luthơ, hoan nghênh Luận văn 95 điều của Luthơ. Khi Luthe phản bội quần chúng và thoả hiệp với quý tộc thì Muynxe kiên quyết chống lại những quan điểm ôn hoà thoả hiệp của Luthơ. 

Năm 1521, “Dòng rửa tội” bị trục xuất, Muynxe sang Tiệp Khắc, rồi về Thuyrinhghen vận động cách mạng. Muynxe ngày càng tỏ ra có chính kiến rõ rệt. Ông kiên quyết tách khỏi tư tưởng cải lương tư sản và trực tiếp vận động cách mạng. 

Chủ nghĩa thần học và triết học của Muynxe công kích tất cả những điểm cơ bản và toàn bộ triết học thần học Kitô giáo. Ông tuyên truyền cho một chủ nghĩa phi thần. Theo ông, lí trí là sự chỉ đạo chân chính, do đó tín ngưỡng chẳng qua là sự thức tỉnh của lí trí mà nhờ đó người ta có thể sáng suốt. Ông chủ trương kinh thánh không phải là không có sai lầm, và phủ nhận Giáo hội, thiên đường, địa ngục. Ông cho rằng, không có thiên đường, cũng không có địa ngục để đày đoạ con người ; rằng, Chúa Giêsu cũng chỉ là một người thầy của tôn giáo ; không có ma quỷ mà chẳng qua chỉ là một dục vọng xấu xa của con người. 

Như vậy, Muynxe đã phủ nhận mọi giáo điều của Kitô giáo. Ănghen cho rằng quan điểm thần học của Muynxe có chỗ gần như vô thần. 

Về chính trị. Muynxe chủ trương một xã hội không có giai cấp, không có chế độ riêng và không có chính quyền nhà nước đối lập với nhân dân. Xã hội đó là thiên đường của trần gian, là “vương quốc của thần thánh”. Muốn vậy, theo Muynxe xã hội phong kiến phải được phá huỷ đi, mọi tài sản phải được thực hiện bình đẳng, biến thành của chung của mọi người. Quan điểm chính trị đó của Muynnxe trở thành chủ nghĩa cộng sản không tưởng, nó làm cho bọn phong kiến và giáo sĩ điên cuồng chống lại. 

Về biện pháp, Muynxe chủ trương dùng biện pháp vũ trang để lật đổ xã hội cũ, tuyên bố tiêu diệt vua chúa, nhất là các giáo sĩ. Ông chủ trương thành lập một hiệp hội không chỉ ở Đức mà còn ở tất cả các nước theo Kitô giáo ; chủ trương tranh thủ mọi thời cơ để tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phong trào đấu tranh chống Giáo hội, phong kiến. 

Muynxe đã viết nhiều bài hiệu triệu cách mạng, cử phái viên đi khắp nơi tổ chức hội. Sau đó, ông đến miền “Rừng Đen” tổ chức hội kín. Hội được phát triển nhanh chóng. Nam 1525, Muynxe trở về thành phố tự do Muynhaoden ở Dacsen để trực tiếp lãnh đạo phong trào quần chúng ở đây. 

Từ mùa xuân năm 1524, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bắt đầu có tính chất quyết liệt, tập trung vào 3 địa điểm lớn : 

a) Phong trào nông dân ở Sevaben 

Tháng 6-1524, nông dân ở vùng Sơvaben nổi dậy khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Hanxơ Muylơ. Họ tuyên bố xoá bỏ sự áp chế của phong kiến, phá hoại lâu đài, nhà thờ, thủ tiêu các lãnh chúa, trừ Hoàng đế. 

Trong hoàn cảnh ấy, vào cuối năm 1524, đầu năm 1525, Muynxe và các môn đồ của ông đang ở Sovaben đã thảo ra một bức thư ngỏ gửi nông dân Đức, gọi là Thư điều khoản, với những nội dung như đòi xoá bỏ các khoản tỏ thuế nặng nề ; kêu gọi quần chúng gia nhập “Hội anh em” để xây dựng một xã hội bình đảng dựa trên quyền sở hữu chung về tài sản ; phải phá huỷ các lâu đài và tu viện v.v… 

Như vậy, Thư điều khoản là bản cương lĩnh đầu tiên của phong trào nông dân Đức đầu thế kỉ XVI, là một “bản Tuyên ngôn triệt để”. 

Đầu tháng 3–1525 lực lượng nghĩa quân lên tới 4 vạn người, chia làm 6 đoàn riêng. Các đoàn đã thông qua chương trình hành động chung gọi là Cương lĩnh 12 diệu. Trong cương lĩnh này, nông dân đòi các vùng có quyền tuyển cử và bãi miễn mục sư, đòi thủ tiêu thuế 1/10, thủ tiêu chế độ nông nô, đặc quyền săn bắn, đánh cá của quý tộc ; giảm bớt lực dịch, thuế và các khoản nợ quá nặng : đòi quý tộc trả lại rừng, đồng cỏ ; thủ tiêu quyền trọng tài của quý tộc trong pháp luật và hành chính. 

Nội dung của cương lĩnh này thể hiện rõ tính chất phản phong, nhưng ôn hoà hơn nhiều so với Thư điều khoản vì nó không đòi thủ tiêu ruộng đất phong kiến và chế độ lệ thuộc của nông dân mà chỉ yêu cầu giảm nhẹ thôi. 

Nông dân Sơvaben định nếu cương lĩnh 12 điều này để thương lượng. nhưng bọn quý tộc đã lật lọng. Chúng tấn công cuộc khởi nghĩa và đàn áp rất dã man. Cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơvaben thất bại. 

b) Phong trào nông dân ở Phơrăngken 

Đồng thời với Sơvaben, ở Phơrăngken nông dân cũng nổi dậy khởi nghĩa. Tham gia cuộc khởi nghĩa này ngoài chủ yếu là nông dân còn có các kị sĩ và thị dân của một số thành thị như : Hailoboron, Rothenbua, Vuyếcxơbua. Lực lượng nghĩa quân phát triển tới 3 vạn người gồm 4 đạo quân lớn. 

Căn cứ vào “Thư điều khoản” của Muynxe, nghĩa quân đội phá huỷ hàng trăm lâu đài, tu viện ở nông thôn rồi tiến vào thành thị kết hợp với phong trào ở thành thị. Nghĩa quân đã chiếm được thành phố Hailobơron và chọn đây làm nơi hội họp giữa các đoàn quân để thảo ra yêu sách chung gửi tới hoàng đế. Người ta đã cử Hiple, một người có sự hiểu biết sâu sắc, người “đại diện cho hợp lực của các phần tử tiến bộ quốc gia”, cũng là một trong những người chỉ huy chủ yếu của nghĩa quân, để thảo yêu sách. Đó là Cương lĩnh Hailaboron. Cương lĩnh này đặt ra vấn đề xoá bỏ chế độ nông nó, đòi chuyển ruộng đất của Giáo hội cho kị sĩ ; đòi thống nhất tiền tệ, đo lường, và đòi xoá bỏ tình trạng cát cứ của lãnh chúa, tăng cường quyền lực hoàng đế và thống nhất quốc gia. 

Do sự phản bội của thị dân Hailoboron, quân đội phong kiến đã tấn công nghĩa quân giữa lúc nghĩa quân đang thảo luận cương lĩnh. Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng đến ngày 7–6-1525 đoàn quân cuối cùng của nghĩa quân bị tước vũ khí, phong trào nông dân Phơringken bị thất bại. 

c) Khởi nghĩa nông dân ở Thụyrinhghen và Dắcsen 

Thuận lợi hơn so với Sovaben và Phơringken, ở Thụyrinhghen và Dacsen có sự lãnh đạo trực tiếp của Muynxe. Đây cũng là vùng công nghiệp phát triển, nên ngoài nông dân, dân nghèo thành thị còn có nhiều công nhân mỏ tham gia khởi nghĩa. Phong trào ở đây phát triển rất nhanh và là đỉnh cao nhất của toàn bộ phong trào nông dân Đức. 

Ngày 17-3–1525 dưới sự lãnh đạo của Muynxe, nhân dân thành phố Muynhaoden đã lật đổ chính quyền quý tộc thành thị, lập nên “Hội đồng vĩnh cửu” do Muynxe làm Chủ tịch. Muynxe đã tuyên bố công hữu hoa tài sản và thực hành chế độ bắt buộc lao động đối với mọi người, thủ tiêu các đặc quyền và tiếp tế cho dân nghèo. Muynhaoden trở thành một thành phố cộng hoà tự do, có một hiến pháp dân chủ, có một nghị viện do phổ thông đầu phiếu bầu ra… Muynxe còn thảo các bản hiệu triệu nhân dân ủng hộ chính quyền mới. 

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Muynhaoden và hoạt động của Muynxe đã có tiếng vang khắp vùng Thuyrinhghen và Dácsen mà Muynhaoden được coi là trung tâm. Trước tình hình đó, vương hầu xứ Hetsen và công tước Dacsen đã hợp lực với nhau tấn công nghĩa quân. Do thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nên nghĩa quân Muynhaoden bị thất bại. Về sau các lực lượng còn lại ở Thuyrinhghen và Dacsen cũng lần lượt bị tiêu diệt. Muynxe bị thương và bị bắt, bị tra tấn dã man. Cuối cùng, ông bị chặt đầu khi mới ngoài 30 tuổi. 

Cuộc khởi nghĩa nông dân ở Thuyrinhghen và Dacsen thất bại được coi là cái mốc đánh dấu sự thất bại cơ bản của phong trào Chiến tranh nông dân Đức. 

3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Chiến tranh nông dân Đức 

Cuộc Chiến tranh nông dân Đức là một sự kiện vĩ đại, một biểu hiện truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức. Tham gia phong trào có nhiều tầng lớp xã hội bất mãn với vương công, quý tộc và tăng lữ cao cấp trong đó đại đa số và chủ yếu là nông dân. Quyền lợi giai cấp đã chia các tầng lớp tham gia phong trào thành hai khối rõ rệt : khối ôn hoà gồm những phần tử trung sẵn thị dân, tiểu quý tộc, một phần vương công nhỏ, thèm muốn làm giàu bằng cách tịch thu của cải nhà thờ và muốn lợi dụng cơ hội để tranh thủ độc lập với hoàng đế ; khối cách mạng gồm nông dân và thị dân nghèo muốn đánh đổ chế độ cũ, trong đó nổi bật lên vai trò của Muynxe, người lãnh đạo phong trào. 

Sự thất bại của chiến tranh nông dân Đức là một tất yếu lịch sử, cũng là hiện tượng chung của tất cả các cuộc chiến tranh nông dân thời trung đại. Cuộc chiến tranh nông dân Đức thất bại vì giai cấp nông dân Đức rời rạc, còn nhiều tính chất địa phương, cả tin ở giai cấp phong kiến quý tộc mà thoả hiệp. Tầng lớp kị sĩ (tiểu quý tộc) là tầng lớp phong kiến nhỏ không thể trở thành người lãnh đạo phong trào. Tầng lớp thị dân có tích cực hơn, nhưng cuối cùng vì quyền lợi giai cấp mà phản bội nông dân. Trong khi đó, giai cấp tư sản Đức chưa hình thành hẳn, còn yếu ớt và chưa thoát khỏi tính chất thị dân trung cổ, nhát gan và phản bội. Giai cấp vô sản Đức lúc này chưa thành hình, chưa có một tư tưởng cách mạng triệt để soi đường, chỉ lối. Tư tưởng của Muynxe dù sao cũng còn nhiều hạn chế và trong điều kiện lịch sử lúc đó không thực hiện được rộng rãi. 

Chiến tranh nông dân Đức thất bại nhưng đã để lại một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Nó biểu hiện tinh thần đấu tranh cách mạng của nông dân Đức và sự phản kháng của mọi tầng lớp nhân dân đối với Giáo hội phong kiến. Bằng cuộc chiến tranh đó, quần chúng đã lấy máu mình viết nên trang sử vẻ vang nhất của nước Đức thời Trung đại. Nó cũng thực sự là một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử châu Âu thời phong kiến. 

Phong trào nông dân Đức cũng để lại một bài học lớn – bài học về sự liên minh tất yếu giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân để đưa cách mạng tới thắng lợi.