Cuộc cách mạng tháng hai và sự thành lập chính phủ lâm thời

Đầu năm 1848, tình thế cách mạng đã chín mùi ở Pháp. Các tầng lớp nhân dân bất mãn trước những chính sách phản động của nền Quân chủ tháng Bảy do Luy Philip đứng đầu. Phong trào đòi cải cách chế độ tuyển cử phát triển mạnh mẽ. Vì bị kiểm soát chặt chẽ nên những người tham gia đấu tranh chống chính phủ thường hội họp dưới hình thức những bữa tiệc”. Chính phủ ra lệnh cấm “bữa tiệc” của những người đòi cải cách tuyển cử định tổ chức vào ngày 22 tháng 2. Quần chúng trả lời lệnh đó bằng thái độ kiên quyết đấu tranh, tiến hành một cuộc biểu tình lớn ở Pari, đòi Ghi Zô – khi đó là thủ tướng – phải từ chức và đòi cải cách tuyển cử. Nhiều cuộc xung đột nổ ra giữa cảnh sát, binh lính với những người biểu tình. Các chiến luỹ được dựng lên khắp các ngả đường. Chiều ngày 23, quân đội và cảnh sát tiến hành nhiều cuộc khủng bố đẫm máu. Nhưng công nhân không lùi bước, nhanh chóng chiếm lấy các vị trí chiến lược, chuyển Pari vào tay nghĩa quân. Luy Philip hoảng hốt bỏ chạy sang Anh. Ngai vàng bị lôi ra trước quảng trường và bị đốt trong tiếng reo là “Nền cộng hòa muôn năm”. 

Sau 18 năm thống trị (1830-1848) nền quân chủ tháng Bảy hoàn toàn sụp đổ. Ngay sau ngày khởi nghĩa, chính phủ lâm thời được thành lập gồm có 11 người. Trong đó, 7 người thuộc nhóm Cộng hòa tư sản cánh hữu, hai người Cộng hòa tiểu tư sản và hai đại biểu thuộc phải xã hội chủ nghĩa là Luy Blăng và Anbe. Chủ tịch chính phủ lâm thời là luật sư Đuypông những kẻ đứng đầu thực sự là một người tự do ôn hòa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lamactin. Đó là biểu hiện của sự thỏa hiệp giữa các giai cấp khác nhau đã từng cùng nhau lật đổ nền Quân chủ tháng Bảy, nhưng lợi ích thì vẫn đối lập nhau, đa số là các đại biểu của giai cấp tư sản. 

Ngày 25-2 nên cộng hòa thứ hai được tuyên bố thành lập, nhưng đó không phải là nền cộng hòa xã hội như giai cấp công nhân mong muốn, mà là cộng hòa từ sản. Tuy vậy, lực lượng công nhân cũng buộc giai cấp tư sản phải nhượng bộ ít nhiều. 

Ngày 25-2 Chính phủ thông qua quyết nghị thành lập Ủy ban lao động do Luy Blang và Anbe phụ trách, đặt trụ sở tại cung điện Lúcxămbua. Luy Blang tập hợp trong Ủy ban những đại biểu của chủ xưởng, đề ra những kế hoạch không tưởng tiểu tư sản, tuyên truyền đường lối hòa bình, hợp tác giai cấp, trông chờ vào quốc hội lập hiến. Luy Blăng đóng vai trò quan trọng trong việc dàn hòa các xung đột giữa công nhân và chủ xưởng ngăn ngừa các cuộc bãi công. làm tê liệt tinh thần cách mạng của quần chúng 

Trong tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm trọng, chính phủ lâm thời ra quyết nghị thành lập các “công xưởng quốc dân”. Đến giữa tháng 5, các công xưởng đó thu hút tới 10 vạn người. Công việc của họ không phải là sản xuất mà là trống cây, lát đường, quét quảng trường… Tiền lương mỗi ngày 23 xu. Các công xưởng quốc dân được tổ chức ở Pari, Lyông. Năng Tơ và các thành phố khác. Dưới chiêu bài giải quyết nạn thất nghiệp, những công xưởng này sẽ làm hoãn phần nào các cuộc đấu tranh giai cấp, gieo rắc ảo tưởng chờ đợi vào chính phủ, phù hợp với lời tuyên truyền của Luy Blang. Dưới con mắt của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và nông dân thì công nhân các công xưởng quốc dân chỉ là những người “vô công rồi nghề, lười biếng mà vẫn lĩnh lương trích trong các khoản thuế của họ. Do đó, các giai cấp khác sẽ bị lầm lẫn khi ủng hộ tư sản trong việc tiêu diệt lớp người đồng đảo này khi có điều kiện. 

Chính phủ lâm thời thành lập một đội vệ binh biệt động gồm 24 tiểu đoàn tuyển lựa những thanh niên từ 15 đến 20 tuổi. Phần đông họ thuộc về tầng lớp vô sản lưu manh, sẵn sàng bán mình cho giai cấp tư sản, được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt. Điểu nguy hiểm là giai cấp công nhân đã coi đó là đội vệ binh vô sản đối lập với đội vệ quốc tư sản, coi nó là những chiến sĩ tiên phong của mình trên các chiến lũy, hoan hồ nói một khi cuộc diễu hành được diễn ra trên đường phố. Thực ra, nó là một đội quân chống vô sản nằm ngay trong lòng giai cấp vô sản. 

Nền tài chính thiếu hụt là vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt Chính phủ lâm thời. Chính phủ ban hành nhiều biện pháp : duy trì tất cả các thuế khóa trước kia đánh vào quán chúng nhân dân ; trả lại trước kì hạn cho những người mua công trái quốc gia (hầu hết là tư sản) để gây lòng tin tưởng của giai cấp tư sản đối với khả năng trả nợ của nhà nước ; lưu hành cưỡng bức trong toàn quốc các tín phiếu của Ngân hàng … Để bù đắp lỗ hổng của ngân quỹ. ngày 16-3, chính phủ ra sắc lệnh tăng 45 phần trăm đánh vào bốn loại thuế trực thu ở nông thôn. Báo chí tư sản làm cho công nhân tưởng rằng thuế đó đánh vào bọn địa chủ nhưng thật ra là đập vào lưng nông dân. Nó lại làm cho nông dân tưởng rằng món thuế tăng của mình dùng để nuôi những người vô sản “lười biếng ở thành thị, là gánh nặng do nền Cộng hòa đem lại cho họ. Cho nên “thuế 45 xăngtim” là một vấn đề sinh từ đối với nông dân Pháp ; họ đã biến thử thuế đó thành vấn đề sinh tử đối với nền Cộng hòa. Từ đó trở đi, đối với người nông dân Pháp thì nền Cộng hòa là món thuế 45 xăngtim và họ coi giai cấp vô sản Pari là kẻ lãng phí đã ăn chơi hưởng lạc bằng mồ hôi nước mắt của họ. 

Trong chính sách đối ngoại, Chính phủ cũng thi hành nhiều biện pháp phản động : không chịu ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. ở các nước, ngăn cản sự thống nhất nước Ý và nước Đức, tìm mọi cách thân thiện với chính phủ Sa hoàng và chính phủ tư sản Anh. 

Tuy nhiên, trong thời gian này, giai cấp công nhân cũng giành được một số cải cách dân chủ nhất định, Sắc lệnh ngày 2-3 quy định ngày làm việc rút xuống 10 giờ ở Pari và 11 giờ ở các tỉnh. Quyến tuyến cử phổ thông cho nam giới đến 21 tuổi được thực hiện. Sự bài hỏ thuế tem đánh vào báo chí làm cho các tờ báo có khuynh hướng dân chủ được xuất bản và lưu hành rộng rãi. Quyền tự do hội họp và lập hội được ban hành làm này sinh nhiều hội và câu lạc bộ dân chủ. Riêng mùa xuân 1848 ở Pari đã có gần 30 câu lục bộ, tổ chức theo tính chất nghề nghiệp hoặc liên hiệp theo các khuynh hướng chính trị. Ngày 27-4, Chính phủ ra sắc lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ da đen ở các thuộc địa Pháp.