Hội nghị của các đảng cộng sản và công nhân Quốc Tế những năm 1957, 1960 và 1969

1. Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân năm 1957 tại Matxcova

Vào cuối những năm 50, phong trào cách mạng thế giới có những bước phát triển mới, nhưng đồng thời lại xuất hiện những diễn biến phức tạp: trong khi phong trào giải phóng dân tộc phát triển như vũ bão thì phong trào công nhân lại tạm thời lắng xuống ở các nước tư bản phát triển và đặc biệt, trong những năm 1956 – 1957, ở một số nước xã hội chủ nghĩa đã xảy ra một loạt những cuộc khủng hoảng chính trị với những sai lầm trong đường lối cải tạo XHCN và xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. Những sai lầm này đã tạo điều kiện cho kẻ thù lợi dụng chống lại CNXH, mà tiêu biểu là cuộc bạo động ở Hunggari năm 1956. Lợi dụng các nghị quyết của Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô về việc xóa bỏ hậu quả của tệ sùng bái cá nhân để phá hoại sự thống nhất của các Đảng Cộng sàn và công nhân, ở một số Đảng Cộng sản, bọn xét lại hữu khuynh cũng và sức hoạt động, lợi dụng việc chống sùng bái cá nhân để bôi nhọ tất cả những thành quả của việc xây dựng XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, dài xét lại nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Như thế, nhiều vấn đề quan trọng đang đặt ra trước phong trào cộng sản quốc tế trong khi Cục Thông tin quốc tế – cơ quan tiếp xúc duy nhất giữa các Đảng Cộng sản và công nhân, đã chấm dứt hoạt động từ tháng 4-1956. 

Trong tình hình ấy, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế (họp tháng 11-1957 tại Matxcơva) có ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố phong trào cộng sản quốc tế. Trước tiên, đại biểu của 12 Đảng Cộng sản và công nhân các nước XHCN đã họp riêng và nhất trí với bản Tuyên bố Matxcơva năm 1957 (trừ Nam Tư). Sau đó đại biểu của 65 Dùng Cộng sản và công nhân họp và ra bản Tuyên bố hòa bình gửi nhân dân toàn thế giới. 

Hội nghị năm 1957 đã thảo luận tình hình thế giới và đưa ra nhiều nhận định quan trọng về lí luận, đường lối chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản quốc tế. 

Hội nghị cho rằng vấn đề nóng hổi của tình hình chính trị thế giới là vấn đề chiến tranh và hòa bình, ràng cùng tồn tại hòa bình là nguyên tắc căn bản của nền chính trị thế giới. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước tiên của các Đảng Cộng sản là đấu tranh cho hòa bình. 

Hội nghị thừa nhận sự đa dạng các hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, khả năng thực hiện cách mạng XHCN bằng con đường hòa bình và giành chính quyền không cần nội chiến. Hội nghị nhấn mạnh những quy luật cơ bản của cách mạng XHCN (9 quy luật) trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng Nga, song cũng kêu gọi các đảng cầm quyền phải áp dụng những kinh nghiệm đó sao cho phù hợp với những điều kiện dân tộc – quốc gia riêng của họ, đồng thời chống các biểu hiện cực đoan. coi thường hay thổi phóng những điều kiện đó. 

Hội nghị ra Tuyên ngôn hòa bình kêu gọi các Đảng Cộng sản, các lực lượng dân chủ, tiến bộ hợp tác với các nước XHCN trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và CNXH, khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, lên ăn những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong một số Đảng Cộng sản ở một số nước. 

Tuy trong Tuyên bố Matxcơva năm 1957 đã có sự thỏa hiệp (trước hết là giữa các Đảng Cộng sản lớn), nhưng những bất đồng về đường lối giữa một số đảng vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng. 

Sự bất đồng, mâu thuẫn giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Nam Từ bắt đầu từ cuối những năm 40. Khi Khơrutxốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước thay Xtalin, ông muốn trở lại quan hệ bình thường hóa với Nam Tư, vì thế, Nam Tư đến tham dự Hội nghị 1957 ở Matxcova (mặc dù trước đó 9 năm Đảng Cộng sản Nam Tư bị khai trừ ra khỏi Cục Thông tin quốc tế). Khi đứng ở vị trí cao của cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Khơrutxốp để ra đường lối mới trong xây dựng CNXH, ông phát hiện ra những sai lầm trước đó trong công cuộc xây dựng CNXII, tệ sùng bái cá nhân, sự thiếu dân chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vv… Trong đổi ngoại, ông chủ trương hoà hoãn với Nam Tư và tìm sự ủng hộ của Trung Quốc. 

Từ Hội nghị Ianta (2-1945), Mao Trạch Đông vốn đã bất đồng với Liên Xô trên nhiều mặt. Mao Trạch Đông chống lại Liên Xô và không tán thành việc đi theo đường lối của Liên Xô, ông chủ trương dựa vào Mĩ để tiến lên.

Nhưng lúc đó xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) mà Trung Quốc không thể đứng ngoài, vì thế mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên gay gắt, sau đó mâu thuẫn này dẫn dẫn dịu đi. Trong bối cảnh đó, Khơrutxốp chủ trương nếu Trung Quốc ủng hộ Liên Xô thì Liên Xô sẽ phổ biển vũ khí nguyên tử cho Trung Quốc. Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô về cơ bản tốt đẹp lên. Năm 1950, Mao Trạch Đông đi thăm Matxcơva và hiệp ước Xô-Trung được kí kết ngày 14-2-1950. Ngay sau khi Xtalin mất việc Khơrutxốp đi thăm Trung Quốc (10-1954) và kí kết trả lại các công ti hỗn hợp Xô-Trung cho Trung Quốc (12-10-1954) – các công ti này được thành lập những năm 1950 – 1951, cho thấy mối bang giao giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất ngày càng tốt đẹp lên. 

Tháng 10 và tháng 11-1956, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tàn thành thái độ của Liên Xô đối với sự kiện 1956 ở Hunggari. Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông và đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tới dự Hội nghị các Đảng Cộng sản ở Matxcơva năm 1957. 

Kết quả của mối quan hệ tốt đẹp này là một bản tuyên bố giữa các Đảng Cộng sản đã được đưa ra. Mặc dù bản tuyên bố còn nhiều điểm thỏa hiệp, nhưng dẫu sao đây cũng là sự thống nhất của phong trào cộng sản trong bối cảnh thế giới đẩy phức tạp. 

Sau hội nghị Matxcơva (1957), quan hệ Xô-Trung lại dần dần trở nên nguội lạnh. Biểu hiện trước hết là thái độ khác nhau đối với Mĩ. Tuy kí vào văn kiện của Hội nghị Matxcơva, nhưng Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ mùa xuân năm 1960 bắt đầu tuyên bố không đồng tỉnh với đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế do Hội nghị Matxcơva nám 1957 đề ra. 

Còn đại biểu của “Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư” không kí vào văn kiện và Tuyên bố của Hội nghị 1957 và đưa ra đường lối riêng của mình. Đoàn đại biểu Nam Tư cho rằng việc phân chia thế giới thành hai phe là giả tạo và sự chia cắt Đức và Triều Tiên là kết quả của quan điểm đó; rằng mỗi nước đều có đường lối của mình, không nhất thiết phải rập khuôn theo Liên-Xô; và Nam Tư đã để ra đường lối của mình (mà thời kì đó người ta gọi là “chủ nghĩa cộng sản quốc gia”). Trong đường lối của mình, trước hết Nam Tư cho rằng tập thể hóa nông nghiệp là tự hủy diệt nên nông nghiệp của mình, việc quản lí doanh nghiệp giao cho công đoàn, trong công nghiệp hóa không nhất thiết phải phát triển công nghiệp nặng, cứ hợp tác với Mĩ trong khi vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải xây dựng một nền dân chủ XHCN và pháp chế xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó. 

Quan điểm này là biểu hiện của sự bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế. 

Theo nghị quyết của Hội nghị Matxcơva năm 1957, tháng 9 – 1958, tạp chí “Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội đã ra số đầu tiên, được xuất bản bằng 34 thứ tiếng và phát hành ở 145 nước trên thế giới. Tạp chí đã đóng góp vào việc xây dựng lí luận Mác – Lênin để đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản, vào việc trao đổi kinh nghiệm giữa những người cộng sản và công nhân trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. 

2. Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân (tháng 11-1960) tại Matxcova 

Chỉ ba năm sau Hội nghị Matxcơva năm 1957, đã có nhiều biến đổi quan trọng diễn ra trên thế giới và trong phong trào cộng sản quốc tế. Cách mạng Cuba tháng lợi (1959) đưa Cuba gia nhập phe XHCN, làm cho hệ thống XHCN mở rộng sang cả Tây bán cầu. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ latinh, nhiều quốc gia non trẻ giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tan rã từng mảng lớn. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân sau một số năm tạm láng nay lại bùng lên manh mě. 

Các lực lượng đế quốc tăng cường tấn công vào cách mạng. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, họ thực hiện “chiến lược diễn biến hòa bình”; còn đối với Cuba và Việt Nam thì bao vây, khiêu khích hoặc xâm lược và thực hiện chủ nghĩa thực dân trả hình ở khu vực Ả-Phi-Mĩ latinh. Các lực lượng phản động ở nhiều nước đã mở cuộc tiến công vào các Đảng Cộng sản. Nam 1959, Đảng Cộng sản Achentina bị cấm hoạt động. Nam 1960, Đảng Cộng sản Marốc cũng bị cấm. Những người cộng sản bị dàn áp khốc liệt ở Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Hi Lap, Iran, Gioocdani, Irác, Paragoay, Achentina, Xudang… Trong tình hình như thế, những thế lực cơ hội, xét lại đang nắm quyền ở một số Đảng Cộng sản lại đưa ra đường lối “chung sống hòa bình”, thỏa hiệp giai cấp vỏ nguyên tắc và trong phong trào cộng sản quốc tế lại xuất hiện một trào lưu mới hết sức nguy hại -chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa biệt phải. 

Trong bối cảnh lịch sử này, Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Matxcơva vào tháng 11-1960. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của phong trào cộng sản quốc tế. 

Hội nghị Matxcơva năm 1960 đã khẳng định và kế thừa những nội dung cơ bản của bản Tuyên bố năm 1957, phát triển và bổ sung thêm một số luận điểm quan trọng. 

Hội nghị đã phân tích tình hình quốc tế và những vấn đề cơ bản của thế giới, đưa ra khái niệm về “thời đại hiện nay”, xác định nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản và công nhân là bảo vệ và củng cố hòa bình, ngăn chặn bọn đế quốc hiếu chiến phát động chiến tranh thế giới mới, tăng cường đoàn kết phong trào cộng sản đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 

Trong bản tuyên bố Matxcơva năm 1960, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế tuy gạt bỏ những quan điểm “tả khuynh cực đoan của Mao Trạch Đông về chủ nghĩa đế quốc là con hổ giấy, vẻ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới mới để lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc, về mâu thuẫn chủ yếu của thế giới là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc vv.., nhưng nhìn chung vẫn chưa có những đánh giá khoa học và khách quan về thời đại và thế giới. Trong văn kiện này có nhiều luận điểm mâu thuẫn nhau, thể hiện sự chấp vá, nhân nhượng về quan điểm giữa các đảng tham dự Hội nghị. Đối với một số người, trong văn kiện này có nhiều luận điểm của chủ nghĩa xét lại, và một số người khác lại cho rằng có nhiều luận điểm giáo điều, tả khuynh. 

Chính vì vậy, Hội nghị Matxcơva năm 1960 thực tế không thống nhất được về tư tưởng, lí luận và chiến lược hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế. Từ năm 1960 đến 1969 là thời kì đầy phức tạp của phong trào công nhân. Những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt giữa Liên Xô và Trung Quốc (sau hai Hội nghị năm 1957 và 1960), không dịu đi mà ngày càng trầm trọng, công khai. Những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng này xoay quanh các vấn đề lí luận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế đã dẫn đến sự phân liệt thực sự của phong tràn cộng sản thành hai phải. Hai đảng lớn, hai nước lớn tranh nhau vị trí trung tâm cách mạng, công kích lẫn nhau đảng nào cũng muốn nắm độc quyền chân lí và tranh nhau vai trò lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Sự phân liệt và sự tập hợp lực lượng của hai đảng lớn này ngày càng trở nên ráo riết, công khai. Một số Đảng Cộng sản ở một số nước cũng bị chia rẽ về tổ chức thành hai đảng theo hai khuynh hướng nói trên. 

Mâu thuẫn giữa hai Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đã nẩy nở từ 1945, được dịu bớt đi vào những năm 50. Nhưng từ sau Hội nghị Matxcơva (1957), mối quan hệ giữa hai đảng trở nên xấu đi. 

Mâu thuẫn Xô-Trung ngày càng căng thẳng, đã dẫn tới xung đột biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc vào tháng 4 và tháng 5-1962. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3-1963, “Nhân dân nhật bảo” Bắc Kinh công bố 4 bài báo chỉ trích Khơrutxốp. Ngày 16-6-1963, Đại sứ Trung Quốc ở Matxcơva trao cho lãnh đạo Liên Xô một bức thư 25 điểm nếu tất cả những vấn đề mà Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không nhân nhượng đối với Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong bức thư có đoạn nói rằng: “Không có đảng cấp trên, không có quốc gia cấp trên trong phe xã hội chủ nghĩa”. Từ mâu thuẫn giữa hai đảng đã chuyển sang mâu thuẫn giữa hai nhà nước. Từ những bài báo luận chiến đã chuyển sang xung đột bằng vũ lực. Đỉnh điểm bất hòa giữa hai đảng là cuộc xung đột đổ máu giữa hai nước Xả – Trung mùa xuân 1969 và từ đó hai bên đã coi nhau như thù địch. 

3. Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân năm 1969 tại Matxcơva

 Sau Hội nghị Matxcơva năm 1960, hoạt động lí luận và thực tiễn của các Đảng Cộng sản và công nhân được tăng cường hơn trước. Tuy nhiên, trong phong trào cộng sản quốc tế, trên những vấn đề cơ bản của cách mạng thế giới trong thời đại hiện nay vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc và vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người theo chủ nghĩa Mác – Lênin với những người theo chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều biệt phái. Mâu thuẫn và bất đồng trầm trọng nhất là giữa hai đảng, hai nhà nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa (như đã trình bày ở trên). Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố “những kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế”, trong đó thể hiện những quan điểm không tán thành với Tuyên bố Matxcơva năm 1957 và 1960 về những vấn đề quốc tế và thời đại (trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển sang châu Á, và Trung Quốc mới xứng đáng là đội tiến phong của phong trào cộng sản thế giới; không phải hệ thống XHCN là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người mà cuộc đấu tranh giải phóng của các nước Á – Phi- Mĩ latinh mới là lực lượng quyết định quá trình cách mạng thế giới; chiến tranh thế giới tất yếu sẽ xảy ra và là con đường để thủ tiêu chủ nghĩa đế quốc thế giới; hình thức đấu tranh vũ trang là hình thức duy nhất cách mạng và phải phát động cả ở các nước có phong trào giải phóng dân tộc cũng như các nước tư bản chủ nghĩa v.v…). Những quan điểm “tà” của Trung Quốc đã gây nên những tổn thất cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới, như sự tổn thất nặng nề của cách mạng Inđônêxia và Đảng Cộng sản Inđônêxia năm 1965, sự tàn phá của cuộc “cách mạng văn hóa’ ở Trung Quốc trong những năm 1966-1969, sự tha hóa biến chất của một số Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á v.v… 

Ở Đông Âu, các Đảng Cộng sản cầm quyền tuy giành được nhiều tháng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng vẫn tiếp tục phạm những sai lầm thiếu sót trong đường lối, gây nên sự bất ổn về chính trị ở trong nước (như trường hợp ở Tiệp Khắc năm 1968). 

Trong bối cảnh đó, Hội nghị quốc tế lần thứ ba của 75 Đảng Cộng sản và công nhân đã diễn ra ở Matxcơva,vào mùa hè 1969 để đề ra đường lối, củng cố sự thống nhất phong trào cộng sản quốc tế và các lực lượng chống đế quốc. Hơn 10 Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Trung Quốc, không tham gia hội nghị. Do tập trung cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có mặt ở Hội nghị này. 

Hội nghị Matxcơva thông qua văn kiện: “Những nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn hiện tại và sự thống nhất hành động của các Đảng Cộng sản, công nhân và tất cả các lực lượng chống để quốc”. Văn kiện đã phân tích tình hình thế giới, những đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc thế giới, chiến lược và sách lược của chúng và nhận định rằng hiện nay chủ nghĩa đế quốc vẫn là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân thế giới. Vì vậy, cần phải đoàn kết tất cả các lực lượng của phong trào cộng sản và chống đế quốc. 

Văn kiện tổng kết của Hội nghị nhận định rằng: “Loài người đã bước vào một phần ba cuối cùng của thế kỉ này trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh lịch sử giữa các lực lượng tiến bộ và phản động, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc diễn ra gay gắt. Vũ đài của cuộc đấu tranh ấy là toàn thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội – kinh tế, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa”. Văn kiện chỉ rõ hiện nay đã có những điều kiện thực tế để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của thời đại, vì lợi ích của hòa bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 

Hội nghị nhận định rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là lực lượng quyết định của phong trào chống đế quốc toàn thế giới. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống đối lập tùy thuộc những thành tựu và sự đoàn kết của hệ thống XHCN thế giới. Phương hướng chính trong việc đoàn kết hệ thống XHCN là quán triệt trong cuộc sống những nguyên tác của chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội là nghĩa vụ quốc tế của những người cộng sản. 

Hội nghị nhận định rằng trong các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là động lực chính của cuộc đấu tranh cách mạng, của toàn bộ phong trào dân chủ và chống đế quốc. Đồng thời, các Đảng Cộng sản ở khu vực này cần chú ý đến những khả năng cách mạng to lớn của giai cấp nông dẫn lao động, giới trí thức tiến bộ, thanh niên và để ra những biện pháp thu hút các lực lượng ấy tham gia cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc.

Hội nghị cũng đánh giá vai trò ngày càng tăng của phong trào chống đế quốc của các dân tộc Á – Phi – Mĩ latinh trong quá trình cách mạng thế giới. 

Hội nghị đã ra “Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lênin”, trong đó nhấn mạnh sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin là nén tảng mọi thắng lợi của phong trào cộng sản. Hội nghị Matxcơva năm 1969 cũng phê phán đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục kế thừa và phát triển nhiều luận điểm của hai hội nghị trước đây về thời đại, vàn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, phong trào giải phóng dân tộc, về sự thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới ngày càng có lợi cho phía các lực lượng cộng sản, cách mạng và tiến bộ, đề ra đường lối chung: các Đảng Cộng sản thống nhất hành động với mọi lực lượng tiến công mạnh mẽ hơn chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động và chiến tranh. Hội nghị thừa nhận có những bất động sâu sắc trong nội bộ phong trào cộng sản quốc tế, song hi vọng rằng sự bất đồng này được khắc phục bằng con đường hợp tác, thảo luận, trao đổi ý kiến vị thống nhất hành động chống chủ nghĩa đế quốc trên diễn đàn quốc tế. 

Từ những năm 1970 trở về sau, nhiều Đảng Cộng sản trưởng thành hơn và đã tự giải quyết các vấn đề tư tưởng, lí luận, đường lối chiến lược, sách lược của mình. Vì vậy, thời kì các Hội nghị quốc tế các đảng như trước cũng không còn nữa. Dựa trên các văn kiện hội nghị quốc tế những năm 1957, 1960 và 1969, gần 50 đảng trong giai đoạn này đã thông qua cương lĩnh mới hoặc sửa đổi cương lĩnh, điều chỉnh chiến lược và sách lược hoạt động của mình. Đầu những năm 60, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa để ra và thực hiện chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 

Các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát triển thống nhất các lực lượng dân chủ rộng rãi chống chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, chống chạy đua vũ trang hạt nhân, vì hòa bình, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng hay con đường đấu tranh nghị viện. 

Các Đảng Cộng sản ở khu vực Á, Phi, Mĩ latinh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mát của mình là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống chế độ độc tài, củng cố độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thực dân dưới các hình thức, phát triển đất nước theo con đường dân chủ, tiến bộ theo định hướng phi tư bản chủ nghĩa. 

Trong những năm 60 và 70, phong trào cộng sản quốc tế ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trước những biến đổi không ngừng của điều kiện thực tế. Chính sự không chú ý đầy đủ đến sự khác biệt và đa dạng, sự thiếu thông cảm, hiểu biết lẫn nhau là một nguyên nhân khách quan chủ yếu của những bất đồng trong quan điểm, lí luận của phong trào cộng sản quốc tế. Để khắc phục những bất đồng, điều quan trọng không phải chỉ là “đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại”, “kiên trì bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chống những luận điểm, nguyên tắc kinh viện chỉ dừng lại ở trình độ lí luận, tư tưởng những năm 50-60 và trước đó mà còn phải chống cả chủ nghĩa giáo điều “thăm căn có để và phát triển liên tục, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đổi mới toàn diện hoạt động của các Đảng Cộng sản cho ngang tầm và phù hợp với những đòi hỏi và biến đổi của thực tế cuộc sống trong từng quốc gia, từng dân tộc, từng thời kì cụ thể.