Quốc tế xã hội chủ nghĩa
Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Socialist International, viết tắt là SI) là một tổ chức quốc tế tập hợp các Đảng Xã hội – dân chủ, các Đảng Xã hội chủ nghĩa và các Đảng Công nhân (hoặc Công đảng) đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới. Tổ chức này được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở thành phố Phranphuốc trên sông Maing (CHLB Đức) từ ngày 30-6 đến 3-7-1951. Đến nay, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã tiến hành được 18 đại hội. Đại hội gần đây nhất là đại hội lần thứ 18 tại Xtô khôm (Thụy Điển) từ ngày 20 đến 22-6-1989. Cơ quan ngôn luận chính thức của Quốc tế xã hội chủ nghĩa là Bản tin xuất bản bằng tiếng Anh “Socialist Affairs” (Những vấn đề xã hội chủ. nghĩa).
Quốc tế xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội – dân chủ hiện đại, tự mình khẳng định sẽ phấn đấu cho những giá trị truyền thống của mình và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại ngày nay.
Trong Đại hội thành lập của mình, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã ra bản tuyên bố có tính chất cương lĩnh với nhan để “Về mục tiêu và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội dân chủ”, trong đó định hình rõ khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Ở đây, các thành viên của Quốc tế xã hội chủ nghĩa muốn thay thế khái niệm “chủ nghĩa cải lương xã hội” trước đó, và muốn đề cao vấn đề “dân chủ” trong mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hết là dân chủ về xã hội. Các đảng trong Quốc tế này dự định thực hiện “bằng biện pháp dân chủ” trong tất cả các lĩnh vực của đời sống để cải cách chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội.
Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã không ngừng phát triển về số lượng và tổ chức của mình. Năm 1976, Quốc tế có 66 đảng và các tổ chức thành viên. Đến năm 1986, số lượng các đảng và tổ chức thành viên là 82. Số lượng đảng viên của tất cả các đảng thuộc trào lưu xã hội – dân chủ năm 1972 gồm 144 triệu, năm 1983 là 20 triệu và năm 1986 là 16 triệu. Qua các cuộc bầu cử vào nghị viện, các Đảng Xã hội – dân chủ thu được số phiếu bầu đáng kể của cử tri, chứng tỏ khả năng nhất định về mặt vận động và thu hút quần chúng của họ : nam 1976, họ thu được 80 triệu cử tri; năm 1983, là 210 triệu và năm 1986 là 100 triệu cử tri.
Ngoài các đảng là thành viên hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, Quốc tế xã hội chủ nghĩa còn lập ra một hệ thống các tổ chức như: Hội quốc tế của những người xã hội trẻ, Phụ nữ quốc tế xã hội, Quốc tế thể thao công nhân, Hội quốc tế nhà giáo dân chủ – xã hội, Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á – Thái Bình Dương. Hội liên hiệp sinh viên quốc tế xã hội chủ nghĩa, Liên đoàn công nhân Do Thái quốc tế, v.v…
Tháng 4 – 1974, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã thành lập một tổ chức mới lấy tên là “Liên minh các Đảng Xã hội – dân chủ thuộc Cộng đồng châu Âu”. Tổ chức này bao gồm các đảng có đại biểu tham gia nghị viện của Cộng đồng châu Âu. Đảng đoàn xã hội – dân chủ là đảng đoàn lớn nhất trong 8 đảng đoàn của nghị viện đó, với 131 đại biểu trong tổng số 434 đại biểu. Đảng đoàn xã hội – dân chủ tham gia hoạt động trong tất cả 18 ủy ban của nghị viện Cộng đồng châu Âu, nhằm thực hiện ba mục tiêu:
– Cổ tạo ra sự đồng nhất của châu Âu để đối chọi lại với các nước xã hội chủ nghĩa.
– Tăng cường vai trò của các nước Tây Âu trên vũ đài quốc tế để đối chọi lại với Mỹ.
– Chủ trương cùng nhau giải quyết các vấn đề hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh… chung của các nước trong Cộng đồng châu Âu.
Để tăng cường hoạt động trên bình diện châu Âu, Quốc tế xã hội chủ nghĩa còn lập ra các tổ chức khác như: Đảng Nhân dân châu Âu (EVF), Liền minh dân chủ châu Âu (EDU), Những người dân chủ tự do châu Âu (ELD))… Ngoài ra, Quốc tế xã hội chủ nghĩa còn thành lập các ủy ban như: năm 1977, Ủy ban Nam Phi do Ôlốp Panmd, Phó chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa đứng đầu. Năm 1982, Uỷ ban giải trừ quân bị và hợp tác cũng do Ủlốp Pannơ phụ trách. Năm 1983, Ủy ban chính sách kinh tế do V.Boran, Chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa trực tiếp phụ trách. Một số ủy ban khác cũng được thành lập, như Ủy ban các vấn đề Trung Cận Đông do Craixki, Phó chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa phụ trách; Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển do G.H Brulen, nữ Thủ tướng và là Chủ tịch Đảng Công nhân Nauy lãnh đạo; Ủy ban bảo vệ Nicaragoa, v.v.. cũng được thành lập trong thời gian gần đây.
Tại Đại hội 13 của Quốc tế xã hội chủ nghĩa (họp tại Giơnevơ năm 1976), ban lãnh đạo của Quốc tế này đã được kiện toàn với tinh thần đổi mới mạnh mẻ, Børan là Chủ tịch danh dự Đảng Xã hội-dân chủ ở CHLB Đức đã được bầu làm Chủ tịch Quốc tế xã hội chủ nghĩa lần thứ hai trong cương vị này và liên tiếp được tín nhiệm cho đến nay. Ngoài ra, Đại hội đã bầu 14 phó chủ tịch, trong đó có 7 người đại diện cho các đảng ở châu Âu. Ban lãnh đạo đó gồm những người vừa đại diện cho các Đảng Xã hội dân chủ tiêu biểu, vừa giữ những chức vụ cao trong chính quyền ở các nước đó. Đặc biệt là những người có tên tuổi như Beran, Mitơring, Olớp Panma, B. Craixki…
– Quốc tế xã hội chủ nghĩa cố gắng thích nghi với những biến đổi trên thế giới, đã thay đổi cương lĩnh trước đây và đề ra cương lĩnh mới cho giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây, trước sự biến động của tình hình thế giới, các Đảng Xã hội – dân chủ muốn để ra một cương lĩnh mới thay thế cho cương linh 1951. Những người xã hội – dân chủ thường nói đến khái niệm “thời đại Bơran”, có nghĩa rằng, từ khi Bơran trở thành Chủ tịch mới của Quốc tế năm 1976, đã mở ra một thời kì mới”, có nhiều thay đổi tiến bộ trong hoạt động của trào lưu xã hội – dân chủ hiện đại. Tất nhiên, ngoài Bơran, còn có cả một thế hệ những nhà lãnh đạo mới – Ôlốp Panmd, Mittørang, Craixki, B.Craxi, Mario Soarexơ v.v… đều là những nhân vật có đầu óc thực tế, có khả năng tự thẩm định đường lối trước đây của Quốc tế xã hội chủ nghĩa và đánh giá sát sự biến đổi của thế giới ngày nay.
Cương linh Phranphuốc 1951 của Quốc tế là cương lỉnh của thời kì “chiến tranh lạnh”. Nó chủ trương “đa nguyên thế giới quan” và đoạn tuyệt với thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân. Công khai thừa nhận và để cao chế độ dân chủ đại nghị tư sản và từ bỏ yêu sách giai cấp công nhân giành chính quyền, từ bỏ những truyền thống cũ của xã hội – dân chủ trong những thập niên trước đây, cương lĩnh đó thăm đầy tinh thần “chống cộng” và chống chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đại hội 13 của Quốc tế ở Giơnevơ năm 1976 đã bắt đầu đề cập đến yêu cấu thay đổi cương lĩnh cho phù hợp với tình hình thế giới đã thay đổi. Nhiều Đại hội của Quốc tế trong thập niên 80 tiếp tục thảo luận và dự thảo cương lĩnh. Chủ tịch Bơran nhận định rằng: “Một hoàn cảnh khác trong nền chính trị thế giới và những vấn đề toàn cầu mới như cuộc xung đột Bắc – Nam, việc chạy đua hạt nhân, các vấn đề về trật tự kinh tế thế giới, tình trạng quyền con người ngày càng bị dồn nén và đe dọa… đòi hỏi ở Quốc tế xã hội chủ nghĩa một năng lực chính trị mới, nếu nó thực sự muốn tồn tại trên thế giới.
Sau một thời gian chuẩn bị, Cương lĩnh mới của Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã được công bố ở Đại hội 18. Đại hội này họp ở Xtốckhôm (Thụy Điển) vào 6-1989, nhân kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Quốc tế II (1889-1989). Bản “Tuyên ngôn về những nguyên tắc” của Quốc tế xã hội chủ nghĩa, với ý nghĩa là một Cương lĩnh mới đã chỉ đạo hoạt động của Quốc tế xã hội chủ nghĩa từ nay cho đến hết thế kỉ XX và chuẩn bị bước sang thế kỉ XXI, đã gây tiếng vang trên thế giới.
So với Tuyên bố Phranphuốc 1951, trong Tuyên bố Xtốckhôm 1989 có những thay đổi đáng kể về quan niệm tư duy và định hướng hoạt động của mình. Nhiều nhận định về thế giới ngày nay đã được đưa ra như: tính chất phụ thuộc lẫn nhau với các nước trên hành tinh, những tác động to lớn của cuộc các mạng khoa học – công nghệ; những khả năng mới đem lại cho con người và đồng thời sự tiềm ẩn những thảm họa; những mẫu thuẫn giữa những nước nghèo và nước giàu, giữa những nước đang phát triển và phát triển; mâu thuẫn giữa các nước phương Đông và phương Tây và mâu thuẫn giữa “khu vực Bắc và “khu vực Nam”. Quốc tế xã hội chủ nghĩa đặc biệt nhấn mạnh đến những giá trị chung của loài người như: hòa bình, tự do, dân chủ, bình đảng, công bằng, nhân đạo, đoàn kết…
Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã cố gắng để ra những kiến giải và biện pháp cụ thể về nhiều vấn đề như: xây dựng trật tự kinh tế và chính trị thế giới mới; đẩy mạnh quá trình hòa dịu, đối thoại và giải trừ quân bị, bảo vệ hòa bình và tránh thảm họa hạt nhân; việc bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề nợ nần giữa các nước trên thế giới; nhấn mạnh sự hợp tác và nổ lực quốc tế chung để kiểm soát và giải quyết các vấn đề chung của thế giới hiện đại.
Bản Tuyên ngôn có tính cương lĩnh đó cũng nêu lên những tham vọng của chủ nghĩa xã hội dân chủ” nhằm mục tiêu “đạt được một thiết chế quốc tế có thể tăng cường những giá trị cơ bản, sử dụng những bảo đảm của các quyền công dân và quyền con người trong một xã hội dân chủ”. Tuyên ngôn nhấn mạnh tính đa nguyên trong quan niệm và tổ chức của những người xã hội – dân chủ. Họ kêu gọi thực hiện con đường dân chủ hóa và tự do hóa ở các nước xã hội chủ nghĩa, thực chất là tuyên truyền cho thuyết đa nguyên chính trị mà họ chủ trương, nhằm dẫn đến sự hội tụ thế giới quan, hội tụ quan điểm giữa hai trào lưu.
– Quốc tế xã hội chủ nghĩa cố gắng đáp ứng những vấn đề xã hội và những vấn đề toàn cầu
Các Đảng Xã hội – dân chủ, nhất là những đảng nắm chính quyền trong các nước tư bản, có những chính sách đáp ứng những lợi ích nhất định của người lao động, đặc biệt họ đã đạt được những tiến bộ xã hội trong mấy thập niên gần đây. Họ nhạy cảm với tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, cả những yếu tố tích cực và tiêu cực tới đời sống kinh tế – xã hội. Họ đưa ra những chính sách như tăng lương cho công nhân; giảm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp; nâng cao trợ cấp hưu trí, giảm giờ lao động trong tuấn, tăng thời gian nghỉ ngơi hàng năm cho người lao động v.v… và đòi các giới kinh doanh phải thực hiện những chính sách có lợi cho người lao động. Nhiều Đảng Xã hội – dân chủ cầm quyền như ở Thụy Điển, Áo, CHLB Đức… đã có những chính sách hạn chế tư bản độc quyền, đòi chủ tư bản nhân đạo hóa lao động hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế thị trường và tăng các chính sách xã hội, đáp ứng phần nào đòi hỏi chính đáng của người lao động “Liên minh các Đảng Xã hội – dân chủ trong cộng đồng châu Âu” gồm 13 Đảng Xã hội – dân chủ, với 4 triệu đảng viên, trong những năm qua đã tăng cường hoạt động theo hướng trên.
Vẽ đường lối quốc tế, các đảng thuộc Quốc tế xã hội chủ nghĩa ủng hộ việc giữ gìn hòa bình thế giới và tán thành mục tiêu xóa bỏ nguy cơ “chiến tranh lạnh”, chống chạy đua vũ trang, bày tỏ quan điểm thực hiện chính sách hòa dịu. Họ có những sáng kiến tác động tích cực đến các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô, để thực hiện quá trình hòa dịu quốc tế.
Họ rút ra những kết luận cần thiết về cuộc khủng hoảng rộng lớn của xã hội công nghiệp đã gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền văn minh nhân loại. Từ Đại hội 1976, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã đề cập đến tình trạng môi trường bị suy thoái, cảnh đói nghèo và nợ nặn trên thế giới và để ra chủ trương thực hiện “ba cuộc tiến công”: cuộc tiến công vì hòa bình; cuộc tiến công vì quan hệ Bắc Nam; và cuộc tiến công vì các quyền con người.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã có chủ trương cải thiện rõ rệt. Họ khuyến khích các Đảng Xã hội – dân chủ tiếp xúc, đối thoại với các Đảng Cộng sản, công nhân dựa trên nguyên tắc của họ. Từ đó đến nay, nhiều đại hội của các Đảng Xã hội – dân chủ (cũng như đại hội của các Đảng Cộng sản và công nhân các nước XHCN) đã có đại biểu của hai bên tham dự. Đáng chú ý nhất là tại lễ kỉ niệm 70 năm Cách mạng tháng Mười ở Matxcơva (11–1987) đã có 26 đoàn đại biểu các Đảng Xã hội – dân chủ tham dự. Nói chung, trên vấn đề bảo vệ hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế ngày nay, lập trường của những người Xã hội – dân chủ rất gần với lập trường của những người cộng sản. Đó là nhân tố tạo cơ sở xích lại gần nhau giữa hai trào lưu chính của phong trào công nhân quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn và những bất đồng cơ bản tồn tại giữa trào lưu xã hội – dân chủ và những người cộng sản. Từ nhiều phía khác nhau, người ta đã phê phán và đi đến phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Những người xã hội – dân chủ cánh hữu đã lợi dụng tình hình khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa để lên án và mưu toan loại bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực, phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học và khẳng định “con đường thứ ba” của họ là đúng đắn.
Cương lĩnh mới của Quốc tế xã hội chủ nghĩa thể hiện những toan tỉnh, mong muốn các nước xã hội chủ nghĩa cải tổ theo quan điểm của họ, tức là đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội – dân chủ (về thực chất đó là con đường phục hồi chủ nghĩa tư bản). Họ khuyến khích thành lập các Đảng Xã hội – dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc hội nghị ở Cairô (5-1990), ban lãnh đạo Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã công nhận một số Đảng Xã hội – dân chủ mới thành lập ở các nước Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari… là thành viên chính thức, đồng thời họ “vui mừng” trước những biến đổi ở Đông Âu và Trung Âu. Họ tích cực tham gia vào các cuộc vận động bầu cử thời gian qua ở các nước xã hội chủ nghĩa và nhiệt thành ủng hộ các Đảng Xã hội- dân chủ ở các nước này tranh thủ quần chúng và nhanh chóng trở thành lực lượng đối lập với các Đảng Cộng sản và công nhân.
Đối với các nước đang phát triển, Quốc tế xã hội chủ nghĩa thay đổi chiến lược, tích cực tạo mọi điều kiện để thâm nhập vào các nước Á, Phi, Mĩ latinh. Vấn đề “thế giới thứ ba” đang trở thành đề tài mà Quốc tế quan tâm trong các đại hội gần đây. Ngày 4 và 5-3-1970, Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã thành lập Văn phòng liên lạc với châu Á châu Đại Dương, và chọn Xingapo là trụ sở đặt văn phòng đó. Từ 1972, Văn phòng này đổi tên thành Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Socialist Organisation, viết tắt là APSO). Thành viên của APSO khu vực này gồm các Đảng Xã hội – dân chủ các nước Ôxtrâylia, Ixraen, Nhật Bản, Malaixia, Niu Dilen, Hàn Quốc. Từ 1-3-1979, Quốc tế xã hội chủ nghĩa lập một Ban thư kí khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặt trụ sở thường trực ở Tôkiô làm chức năng Văn phòng liên lạc. Hội nghị lần thứ nhất của Tổ chức xã hội chủ nghĩa châu Á – Thái Bình Dương họp 2-1991 tại Xitnây đã đề ra phương hướng tăng cường hoạt động hơn nữa của các Đảng Xã hội – dân chủ tại đây và bầu B. Rowling, đại biểu Niu Dilen làm Chủ tịch.
Tháng 2-1981, 9 đoàn đại biểu chính thức và 6 đoàn đại biểu là quan sát viên các nước châu Phi đã họp hội nghị ở Tuynidi để thành lập Quốc tế xã hội chủ nghĩa châu Phi. Đại biểu Xénégan (L.S. Senghor) được bầu làm Chủ tịch, đại biểu Tuynidi (Mungi Ạ.. Kooli) được cử làm Tổng thư kí của tổ chức
Quốc tế xã hội chủ nghĩa châu Phi Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã phối hợp với Đảng Hành động dân chủ ở Vênêxuêla tổ chức hội nghị Caracát vào tháng 5-1976. Tham dự hội nghị có 30 đoàn đại biểu các Đảng Xã hội – dân chủ ở 30 nước ( bao gồm các đoàn đại biểu Đảng Xã hội – dân chủ ở châu Âu và 12 đảng thuộc xu hưởng xã hội- dân chủ ở Mĩ latinh). Qua hội nghị này, Quốc tế xã hội chủ nghĩa mong muốn bắn một mũi tên trúng hai đích”: một- nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Đảng Cộng sản ở khu vực này để họ có thể dần dần thay thế hai – nhằm cộng tác với các chính đảng tư sản có điều kiện trở thành những đảng nắm chính quyền ở đây để thu hút họ vào trào lưu xã hội – dân chủ