Những phong trào cách mạng tiêu biểu

1. Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 – 1924) 

Cuối năm 1920, Mông Cổ bị lực lượng bạch vệ Nga và quân phiệt Trung Quốc thống trị. Mùa xuân năm 1921, ở miền Bắc Mông Cổ đã thành lập những đơn vị du kích. Ngày 1-3-1921, Hội nghị của các đại biểu du kích được triệu tập và chuyển thành Đại hội thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ. Đại hội đã thông qua nghị quyết về việc tiến hành cuộc cách mạng nhân dân nhằm giải phóng nước nhà, xây dựng chính quyền độc lập của nhân dân lao động. Ngày 13-3, chính phủ nhân dân lâm thời Mông Cổ được thành lập ở Tơrỏixôcốt. Các đơn vị du kích hợp nhất thành Quân đội nhân dân Mông Cổ do Xukhê Bato làm tổng tư lệnh. Quân đội nhân dân đã đánh đuổi quân đội chiếm đóng Trung Quốc khỏi miền Bắc Mồng Cổ. 

Đầu tháng 7-1921, Unghéc mở cuộc tấn công Tơrôixôcất hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng Mông Cổ. Cùng với Quân đội nhân dân Mông Cổ, Hồng quân Xô viết, theo yêu cầu giúp đỡ của chính phủ Mông Cổ, đã chiến đấu suốt 3 ngày ở Tơrôixôcốt đánh bại quân bạch vệ Nga Unghéc. Sau đó, Unghéc lại một lần nữa mang tàn quân xâm nhập lãnh thổ Nga Xô viết. Cuộc tấn công này cũng thất bại, bản thân Unghéc bị bắt sống. Uốcga được giải phóng. Với sự giúp đỡ của quân đội Xô viết, quân đội nhân dân Mông Cổ đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ. Ngày 10-7-1921, chính phủ phong kiến Boocđ6 Ghéghen chính thức chuyển giao chính quyền cho Chính phủ nhân dân Mông Cổ. Trong bối cảnh lịch sử cụ thể ở Mông Cổ lúc bấy giờ, Boócđò Ghêghen vẫn còn mang danh hiệu người đứng đầu nhà nước, nhưng chỉ có toàn quyền về tôn giáo và phải tuyên thệ không tham dự vào công việc của nhà nước. 

Trong những năm 1921 – 1924, Chính phủ nhân dân Mông Cổ thực hiện những biện pháp nhàm xóa bỏ những tàn tích phong kiến như: thủ tiêu những đặc quyền phong kiến, xóa bỏ chế độ nông nỗ, quốc hữu hóa ruộng đất v.v.. Chính quyền phong kiến địa phương cũng được xóa bỏ với sự thành lập các cơ quan dân chủ địa phương, được gọi là “Huran nhân dân”. 

Về đối ngoại, tháng 11-1921, Hiệp ước Xô-Mông được kí kết, theo đó chính phủ Xô viết xóa bỏ mọi đặc quyền của Sa hoàng đối với Mông Cổ và viện trợ về tài chính cho Mông Cổ. Chính phủ cách mạng Mông Cổ cũng đề nghị kiến lập quan hệ ngoại giao bình đảng với tất cả các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, nhưng các nước đế quốc và những thế lực tay sai chẳng những không tán thành mà còn tìm mọi cách đe dọa nền độc lập của Mông Cổ. 

Đến năm 1924, tỉnh hình Mông Cổ đã có những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế và so sánh lực lượng giai cấp. Điều đó đòi hỏi phải xuất phát từ cương lĩnh của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, để ra từ Đại hội I, để cụ thể hóa thành những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng 

Tháng 3-1924, Đại hội lần thứ II của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ tuyên bố lấy học thuyết Mác – Lênin về khả năng các nước lạc hậu tiến theo con đường phi tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 5-1924, Boócđô Ghêghen chết, Mông Cổ tuyên bố là nước Cộng hòa nhân dân. Tháng 11-1924, Đại hội Huran lần thứ nhất (tức Đại hội đại biểu nhân dân) khai mạc với tư cách là một cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất, đã thông qua Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. 

Chính quyền của nhân dân lao động được củng cố về mặt pháp luật. Chúa phong kiến bị tước bỏ quyền sở hữu ruộng đất, thế lực chính trị, hàm tước và tên hiệu. Lạtma giáo tách khỏi nhà nước, thủ đô Uốcga đổi tên thành Ulan Bato (nghĩa là “Dũng sĩ đỏ”). 

Cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ (1921 – 1924) trước hết là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đưa đến việc thành lập nhà nước Mông Cổ độc lập. Đồng thời, đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hưởng đất nước theo con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa, tiến tới việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

2. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) 

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Thổ Nhĩ Kì lâm vào nguy cơ bị xâu xé, đời sống nhân dân lao động vô cùng cực khổ. Số người bị chết trong chiến tranh lên đến 500.000 người, số người bị thương là 800.000 người. Nạn đói và dịch bệnh hoành hành sau chiến tranh làm tình hình đất nước hết sức nghiêm trọng. Quân đội chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ ở miền Tây Anatôli, Idômia, Kilikia và nhiều hải cảng quan trọng, đồng thời đế quốc Anh đang âm mưu thống trị toàn bộ lãnh thổ đế quốc Ôttôman bao gồm cả vùng Ả rập. 

Từ năm 1919, nhân dân Thổ Nhĩ Kì đã vùng dậy đấu tranh chống lại chế độ Thổ hoàng và các lực lượng chiếm đóng. Nông dân là động lực chính của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì. Giai cấp công nhân còn it về số lượng và non yếu về chính trị, chưa thể là lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh lúc đó. Trong bối cảnh đó, giai cấp tư sản dân tộc, mà lực lượng chủ yếu là tư sản thương nghiệp, lớn lên trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì. Năm 1919, giai cấp tư sản Anatôli đã thành lập một số tổ chức lấy tên là Hội bảo vệ pháp luật, để ra yêu sách đòi rút quân đội chiếm đóng nước ngoài và khôi phục chủ quyền dân tộc của Thổ Nhĩ Ki. Đại hội của Hội bảo vệ pháp luật đã thành lập Ủy ban đại biểu và bầu Mutxtapha Kêman, người chỉ huy quân đội Xuntan cũ, làm Chủ tịch. 

Cuối năm 1919, chính phủ Xuntan Ixtambun quyết định tiến hành bầu cử Quốc hội để củng cố địa vị thống trị của mình. Nhưng kết quả bầu cử không được như ý muốn của họ, tuyệt đại đa số nghị sỉ thuộc về phái Kéman. Ngày 23-1-1920, Quốc hội đã thông qua Công ước quốc dân, tức Tuyên ngôn độc lập của Thổ Nhĩ Kỉ, trong đó nêu rõ sự toàn vẹn lãnh thổ, nên độc lập dân tộc của Thổ Nhĩ Kì và phản đối mọi hành động chống lại sự phát triển của đất nước về chính trị, pháp luật tài chính và các mặt khác. Việc thông qua Công ước quốc dân có ý nghĩa chính trị to lớn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Thổ Nhĩ Kì về nền độc lập của dân tộc. 

Tháng 3-1920, quân đội chiếm đóng Anh đã trắng trợn xâm chiếm Lxtambun, giải tán Quốc hội và bắt bớ nhiều nghị sĩ. Thổ hoàng Mehmed VI và giáo chủ Hối giáo tuyên bố Keman và những người theo ông là những kẻ phiến loạn. Tuyên bố không thừa nhận chính phủ Thổ hoàng, tháng 4-1920 phái Kéman triệu tập Quốc hội mới mang tên Đại hội nghị quốc dân Thổ Nhĩ Kỉ ở Ancara. Đồng thời chính phủ mới cũng được thành lập do Kêman đứng đầu. 

Tháng 8-1920, các đế quốc Hiệp ước buộc chính phủ Xuntan kí kết hòa ước Xevrơ, trong đó quy định Thổ Nhỉ Kì chỉ còn lại vùng đất nhỏ giữa Ancara và Biển Đen, còn tất cả những vùng khác như eo biển Idomia, Đông Tơraxơ, Acménia, Cuốcdixtan đều bị đặt dưới quyền kiểm soát của đế quốc bên ngoài. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kì còn phải giao nộp hạm đội; quân đội giảm xuống còn 50.000 người. 

Phải Kêman không chấp nhận hòa ước Xevrơ, lãnh đạo nhân dân chống lại hiệp ước, chống lại Thổ hoàng và các đế quốc bên ngoài. Lúc này Anh đã dùng quân đội. Lạp để chống lại chính phủ Keman. Năm 1920 được đánh dấu bởi những thắng lợi của quân đội Hi Lạp dưới sự che chở của người Anh. Nhưng ngày 7-1-1921, quân đội của chính phủ Keman đã đánh bại quân Hi Lạp ở Inônu. 

Mùa hè năm 1921, quân đội Hi Lạp tổng tiến công, cuối cùng tiến sát Ancara (cách 100km). Mùa thu năm 1921 đã diễn ra những trận chiến quyết liệt trên con đường đi Ancara. Tháng 9-1921, quân Hi Lạp lại bị thất bại ở Sakaria. 

Lúc này chính phủ Keman đã đạt được những tháng lợi lớn lao về ngoại giao. 

Với các hiệp ước kí kết với Nga, Pháp, Anh, Hi Lạp, biên giới của Thổ Nhĩ Kì được công nhận như ngày nay. Mùa thu năm 1923, Thổ Nhĩ Kl trở thành một nước cộng hòa. 

Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì đã kết thúc thẳng lợi. Đó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo. Trong bối cảnh lịch sử cụ thể ở Thổ Nhĩ Kì lúc bấy giờ, giai cấp tư sản là lực lượng đại diện cho quyền lợi của dân tộc, là lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ nên độc lập dân tộc. Giai cấp tư sản Thổ Nhĩ Kì, đồng thời đã thủ tiêu chế độ phong kiến quân chủ, tạo ra những khả năng rộng lớn để phát triển sức sản xuất trong nước. Trên cơ sở đó, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì được thành lập và trở thành một quốc gia ổn định nhất ở vùng Cận Đông 

3. Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1919 – 1945) 

a. Cách mạng Trung Quốc từ dân chủ tư sản kiểu cũ chuyển sang dân chủ tư sản kiểu mới 

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đối với cách mạng Trung Quốc.

Ngày 4 5-1919, phong trào quần chúng chống đế quốc và phong kiến bùng nổ, phản đối các nước đế quốc trong “Hội nghị hòa bình ở Pari” đã bác bỏ những đề nghị chính đáng của Trung Quốc và âm mưu xấu xé Trung Quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh trước Thiên An Mỗn đòi trừng trị những phần tử bản nước trong chính phủ. Cảnh sát đàn áp và bất đi hơn 30 học sinh. Ngày 3-6, chính phủ Bắc Kinh lại bắt hơn 300 học sinh, rối ngày 4 – 6 hơn 1000 người lại bị bắt. Chính sách khủng bố tàn bạo của chính phủ bán nước càng thúc đẩy phong trào phát triển. 

Sau ngày 3-6, trung tâm phong trào yêu nước từ Bắc Kinh đã chuyển đến Thượng Hải – một thành phố lớn, trung tâm công thương. nghiệp lớn ở Trung Quốc. Quân chủ lực của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân. 

Phong trào Ngũ Tứ đã mau chóng mở rộng ra 20 tỉnh và hơn 100 thành phố, bao gồm các tầng lớp nhân dân rộng rãi mà chủ lực là giai cấp công nhân. Những cuộc bãi công chính trị to lớn của công nhân Thượng Hải, Nam Kinh, Thiên Tân, Hàng Châu, Vũ Hán v.v.. đã đưa phong trào nhanh chóng giành được thắng lợi. Chính phủ Trung Quốc buộc phải thả những người bị bắt vì tham gia đấu tranh và không kí tên vào hòa ước Vécxai. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu thời kì giai cấp công nhân Trung Quốc đã trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. 

Lý Đại Chiều là người Trung Quốc đầu tiên tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin. Cuối năm 1918, Lý Đại Chiêu đã tuyên truyền về cách mạng tháng Mười Nga. Trong những năm 1918 – 1919, những người cộng sản Trung Quốc đã thành lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Tháng 5-1920, được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, tiểu tổ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Thượng Hải. Sau đó, các tiểu tổ cộng sản đã được thành lập ở nhiều nơi trong nước như: Quảng Châu, Hồ Nam, Hổ Bắc, Sơn Đông 

Ngày 1-7-1921, được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, các tiểu tổ cộng sản các nơi cử 12 đại biểu đại diện cho 57 đảng viên đến họp Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải. Trấn Độc Tú không tham dự đại hội nhưng được bầu giữ chức vụ lãnh đạo Trung ương Đảng. Trần Độc Tủ là một người dân chủ cấp tiến, sau đó trở thành người tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và là người đề xưởng xây dựng đảng vô sản. Trấn Độc Tú có ảnh hưởng rất lớn trong Đảng, nhưng thực ra không phải là người mác xít chân chính, sau này đã trở thành kẻ cơ hội chủ nghĩa. Đại hội đã thông qua điều lệ, cử ra cơ quan lãnh đạo Đảng. Như vậy, ở Trung Quốc đã xuất hiện chính đảng của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa cộng sản làm mục đích, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm kim chỉ nam cho hành động. Đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Trung Quốc. 

Tháng 7-1922, Đảng triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Thượng Hải, có 12 đại biểu thay mặt cho 123 đảng viên. Căn cứ vào chỉ thị của Lênin và Quốc tế cộng sản về cách mạng ở các nước thuộc địa, xuất phát từ việc phân tích tình hình cụ thể của xã hội Trung Quốc, Đại hội đã định ra cương lĩnh cao nhất và cương linh thấp nhất của Đảng. 

Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn của Đảng gồm ba phần: Phần thử nhất nêu rõ việc phân chia thế giới thành hai mặt trận đối lập sau chiến tranh. Một là, mặt trận đế quốc phản cách mạng cấu kết với nhau hòng áp bức bóc lột giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới; hai là, mặt trận liên hiệp của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc. 

Phần thứ hai phân tích tính chất của xã hội Trung Quốc, tính chất của cách mạng Trung Quốc và động lực của cách mạng Trung Quốc: Trung Quốc là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến; cách mạng Trung Quốc trước mắt là cách mạng dân chủ, dân tộc chống đế quốc và phong kiến; động lực cách mạng gồm có giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản; giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng 

Phần thứ ba của Tuyên ngôn nêu rõ Cương lĩnh cao nhất và Cương lĩnh thấp nhất của Đảng. Đó là vấn để trọng tâm đã được thảo luận tại Đại hội. Cương lĩnh cao nhất của Đảng nhằm xây dựng chủ nghĩa Cộng sản tại Trung Quốc. Cương lĩnh thấp nhất của Đảng là hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ tức là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, đánh đổ quân phiệt, xây dựng nước cộng hòa dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc đã có một cương lĩnh đúng đán. Đại hội II đã quyết định tham gia Quốc tế cộng sản và đã thông qua nghị quyết xuất bản “Tuần báo Hướng đạo”, cơ quan trung ương của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản 

Trung Quốc họp tháng 6-1923 tại Quảng Châu với sự có mặt của 30 đại biểu thay mật cho 432 đảng viên. Đại hội đã đề ra phương châm lập Mặt trận thống nhất cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tập hợp các lực lượng cách mạng chống đế quốc và phong kiến. Đại hội đã phê phán các đường lối sai lầm “tả khuynh” và “hữu khuynh”, quyết định hợp tác với Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, hiến nó thành khối liên minh cách mạng của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc để cùng nhau tiến hành đấu tranh cách mạng 

b. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất (1924 – 1927) ở Trung Quốc 

Đại hội III của Đảng Cộng sản Trung Quốc (6-1923) đã thông qua nghị quyết về việc hợp tác giữa Dàng Cộng sản và Quốc dân đảng. Ngày 20-1-1924, Đại hội lần thứ I của Quốc dân đảng họp ở Quảng Châu, nhiều đảng viên cộng sản đã tham gia và góp phần lãnh đạo đại hội. Đại hội đã thông qua cương lĩnh mới, điều lệ mới và nhiều biện pháp cụ thể nhằm cải tổ Quốc dân đảng. Đại hội đã giải thích lại “chủ nghĩa Tam dân” bàng chủ nghĩa Tam dân mới. Chủ nghĩa Tam dân mới về nguyên tác cơ bản giống với cương lĩnh thời kì cách mạng dân chủ tư sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc và trở thành cơ sở chính trị cho việc hợp tác giữa Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân. Đại hội I của Đảng Quốc dân đã đánh dấu sự hình thành liên minh hợp tác giữa Đảng Cộng sản và Đảng Quốc dân.

Sau đại hội, với sự giúp đỡ của Liên Xô và những người cộng sản Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã xây dựng chính quyền ở Quảng Châu và vùng phụ cận, phát triển lực lượng về mọi mặt. Trường quân sự Hoàng Phố được thành lập nhằm đào tạo những lớp sĩ quan đầu tiên để xây dựng quân đội cách mạng, lực lượng trấn áp những cuộc phiến loạn phản cách mạng và củng cố chính quyền cách mạng ở Quảng Châu. 

Mặt trận thống nhất cách mạng hình thành đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng của quần chúng khối phục và phát triển. Phong trào công nhân bắt đầu lên cao, phong trào nông dân ở các tỉnh Quảng Đông. Hồ Nam, Hà Nam, Tứ Xuyên, Hổ Bắc cũng bắt đầu mở rộng. 

Tháng 1-1925, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Đại hội lần thứ IV tại Thượng Hải, chuẩn bị về tổ chức để bước vào cao trào đấu tranh cách mạng mới. Sau Đại hội, Đảng đã phát động được phong trào nhân dân toàn quốc đòi chính phủ thống trị Trung Quốc phải triệu tập Quốc hội và đòi bãi bỏ các hiệp ước không bình đảng kí kết với nước ngoài. 

Ngày 12-3-1925, trong chuyển đi công cản, Tôn Trung Sơn làm bệnh và từ trần tại Bắc Kinh. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, phải hữu trong Quốc dân đảng, đại diện là Đới Quý Đào và Tưởng Giới Thạch, đã tăng cường hoạt động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc, âm mưu lái cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc theo con đường phục vụ cho mục tiêu chính trị phản động của chúng 

Tháng 7-1926, cuộc chiến tranh tiêu diệt các tập đoàn quân phiệt phương Bắc (được gọi là “cuộc chiế tranh Bác phạt”) bắt đầu. Quân đội cách mạng dân tộc từ 50.000 đã tăng lên đến 160.000 người. Được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhân dân, quân đội Quốc dẫn đã mau chóng giành được thắng lợi, lần lượt tiêu diệt các lực lượng quân phiệt, giải phóng cả một vùng rộng lớn ở Hoa Trung, lưu vực sông Dương Tử, chiếm lĩnh những vùng đồng bằng rộng mênh mông, những trục giao thông chính, những thành phố lớn. Tháng 9-1926, quân Bắc phạt chiếm Hán Khẩu, ngày 1-1-1927 chính phủ cách mạng Quảng Châu dời về Vũ Hán. 

Ngày 22-3-1927, quân đội cách mạng tiến vào giải phóng Thượng Hải. Công nhân Thượng Hải đã anh dũng đấu tranh phối hợp với quân đội Bắc phạt để giải phóng Thượng Hải. 

Cuộc chiến tranh cách mạng đang đà tiến lên, nhưng nguy cơ các để quốc cấu kết với lực lượng phản động trong nước để phá hoại cách mạng lại rất nghiêm trọng. Ngày 24-3-1927, sau khi quân Bắc phạt chiến Nam Kinh, hạm đội các nước Anh, Mĩ, Nhật, Pháp, Italia… nổ súng bắn vào thành phố này, làm chết hơn 2000 người. Sự kiện này đã mở đầu cho hàng loạt những hành động can thiệp trắng trợn của bọn đế cước vào Trung Quốc. Đồng thời các đế quốc và lực lượng phản động troi, nước đã liên hệ với các lực lượng phải hữu của Quốc dân đảng 

Ngày 12 4- 1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến phản cách mạng ở Thượng Hải, giết hại hàng ngàn đảng viên cộng sản và công nhân cách mạng Tiếp đó ở Quảng Đông, Giang Tổ, Chiết Giang, Phúc Kiến v.v.. cũng xảy ra những cuộc chính biến của lực lượng phản động. Ngày 18-4, Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập cái gọi là “Chính phủ quốc dân” tại Nam Kinh, đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ, đại tư sản mại bản Trung Quốc. 

Cuối tháng 4, trước tình hình cách mạng hiểm nguy, Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội lần thứ V tại Hán Khẩu. Đại hội thực sự không giải quyết được vấn đề gì cả. Sau đại hội, Tổng bí thư Trần Độc Tủ vẫn tiếp tục đi vào chủ nghĩa thỏa hiệp, đầu hàng. 

Sau cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch, chính phủ cách mạng Quảng Châu (lúc bấy giờ đã dời lên Vũ Hán), do Uông Tinh Vệ cầm đầu, bắt đầu dao động. Nhiều tướng tả trong quân đội, quan chức trong chính phủ chạy sang phe phản cách mạng Ngày 15-7-1927, chính phủ Uông Tinh Vệ công khai phản bội cách mạng, tuyên bố li khai với Đảng Cộng sản, tàn sát dã man những người cộng sản và quần chúng cách mạng. Chúng tiến hành khủng bố, giết hại, cầm tù hàng vạn đảng viên cộng sản, quần chủng cách mạng khắp trong nước. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất nhằm đánh đổ bọn quân phiệt, thực hiện những mục tiêu dân tộc, dân chủ, đến đây thất bại. 

Tuy thất bại, cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất (1924 – 1927) vẫn được coi là cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời đã nêu ra những bài học quan trọng cho cách mạng Trung Quốc. 

c. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ hai ở Trung Quốc và cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật xâm lược (1927 – 1937) 

Sau khi nội chiến cách mạng lần thứ nhất thất bại, từ 1927 đến 1930 đã diễn ra các cuộc chiến tranh liên miên giữa tập đoàn Tưởng Giới Thạch với các tập đoàn quân phiệt khác. Nhờ Mã giúp sức, Tưởng Giới Thạch đã đánh bại các địch thủ và thiết lập nền thống trị trong phạm vi cả nước. 

Chính sách đổi nội, đối ngoại của chính quyền Tưởng Giới Thạch nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản mại bản và tư bản nước ngoài. Đồng thời, Tưởng Giới Thạch tiến hành đản áp đẫm máu các lực lượng cách mạng (từ năm 1927 đến năm 1932, chúng đã giết hại một triệu đảng viên, đoàn viên thanh niên và quần chúng cách mạng). Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc trong giai đoạn mới là đánh đổ chính quyền Tưởng Giới Thạch, đại diện cho thế lực đế quốc và phong kiến Trung Quốc. 

Ngay trong năm 1927, những người cộng sản Trung Quốc tiếp tục tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống lại sự khủng bố của bọn phản động Quốc dân đảng. Ngày 1-8-1927, cuộc khởi nghĩa và trang ở Nam Xương (thuộc tỉnh Giang Tây) bùng nổ. Quân khởi nghĩa gồm 3 vạn người đã chiếm lĩnh thành phố, nhưng không giữ được lâu và phải rút khỏi thành phố ngày 5-8. Khởi nghĩa Nam Xương thất bại nhưng đã đánh dấu sự ra đời của quân đội cách mạng của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày 1-8 được coi là ngày thành lập Quân đội Trung Quốc. 

Đấu tháng 9-1927, nông dân ở các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông đã tiến hành cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến, không nộp tô cho chúng; thậm chí ở một số nơi còn tịch thu ruộng đất của địa chủ (thường được gọi là khởi nghĩa Thu Thu – vụ gật mùa thu). Lực lượng vũ trang của địa chủ đã đàn áp dã man cuộc đấu tranh của nông dân. Ngày 11-12-1927, để chống lại cuộc khủng bố, tàn sát của bọn phản động Tưởng Giới Thạch, công nhân và binh lính thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) đã khởi nghĩa. Nghĩa quân đã chiếm lĩnh thành phố, thành lập công xã Quảng Châu (một hình thức chính quyền công nông). Công xã Quảng Châu chỉ tồn tại trong 3 ngày. Quân đội Quốc dân đảng đã tàn sát, khủng bố đẫm máu những người khởi nghĩa, giết hại khoảng 7, 8 nghìn người. 

Như vậy, trong thời gian này cách mạng Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn: đó là những cuộc đàn áp khủng bố đẫm máu của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, những cuộc hỗn chiến liên miền giữa Tưởng Giới Thạch và các tập đoàn quân phiệt khác, thiên tai, mất mùa, sự can thiệp của các đế quốc bên ngoài… 

Tháng 6-1928, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Đại hội lần thứ VI ở Mátxcơva, có các đại biểu thay mặt cho trên 10.000 đảng viên tham dự. Đại hội đã tổng kết cuộc chiến tranh cách mạng 1924 – 1927, lên án chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh của Trần Độc Tú (11-1929, Trấn Độc Tủ bị khai trừ khỏi Đảng). Đại hội xác định: tính chất của cách mạng Trung Quốc vẫn là cách mạng dân chủ tư sản; nhiệm vụ quan trọng trước mắt của những người cộng sản là phải vận động quần chúng, tích luỹ lực lượng; thành lập Hồng quân công nông, mở rộng cách mạng ruộng đất. 

Chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa bè phải vẫn tồn tại trong Đảng. Khoảng giữa những năm 30, đường lối cơ hội chủ nghĩa mang tính chất “tả khuynh” của Lý Lập Tam đã chiếm ưu thế trong Ban lãnh đạo Trung ương Đảng Lý Lập Tam chủ trương tiến hành cướp chính quyền bằng biện pháp manh động, ngay lập tức trong cả nước, đồng thời còn đưa ra quan điểm mang tính chất Đại Hán đối với cách mạng thế giới. Xuất phát từ quan niệm “trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển sang Trung Quốc”, Lý Lập Tam cho rằng sự bùng nổ của cách mạng Trung Quốc sẽ dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng thế giới. Đường lối của Lý Lập Tam đã đưa lại những tổn thất nghiêm trọng cho lực lượng cách mạng Trung Quốc. Được sự giúp đồ của Quốc tế cộng sản, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ III (9-1930) đã thanh toán đường lối của Lý Lập Tam. Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Trấn Thiệu Vũ (Vương Minh) và Tần Bang Hiến (Bắc Cổ) đứng đấu. 

Trong những năm 1929 – 1930, phong trào đấu tranh vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1929, Hồng quân tiến vào khu vực Giang Tây, Phúc Kiến, phát động quần chúng tiến hành chiến tranh du kích. Nam 1930, khu căn cứ địa trung ương được thành lập. Nhiều khu căn cứ ở Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Hồ Bắc, An Huy, Quảng Tây, Quảng Đông … bao gồm 19 khu, cũng được thành lập. Trong các khu căn cứ đã tiến hành cách mạng ruộng đất, xây dựng lực lượng vũ trang, chính quyền Xô viết. Đến năm 1930, Hồng quân công nông đã có 13 đạo quân với khoảng 6 vạn người. 

Cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố các vùng giải phóng đã diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn và gian khổ. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch liên tiếp tổ chức những cuộc han vây nhầm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng. 

Cuối tháng 12-1930, Tưởng Giới Thạch đưa 10 vạn quân mở cuộc vây đánh lần thứ nhất vào căn cứ địa cách mạng trung ương. Trải qua 5 ngày chiến đấu, Hồng quân đã đập tan cuộc vây đánh, tiêu diệt 1,5 sư đoàn quản địch, thu hơn 13.000 súng, bắt sống tổng chỉ huy tiền tuyến của địch là Trương Huy Toàn. 

Tháng 2-1931, Tưởng Giới Thạch lại điều động một đạo quân lớn gồm 20 vạn tên, do Hà Ứng Khâm làm tổng tư lệnh, mở cuộc bao vây và tiến công mới, xây dựng một mặt trận dài 400 km. Trải qua 15 ngày chiến đấu, Hồng quân đã đập tan cuộc vây đánh lần thứ hai, thu 20.000 súng. 

Tháng 7-1931, Tưởng Giới Thạch thân chinh làm tổng tư lệnh mở cuộc vây đánh lần thứ ba với 30 vạn quản, chia làm 3 hướng tiến sâu vào cản cứ địa cách mạng trung ương. Hống quân, với phương châm “tránh chủ lực địch, đánh chỗ hở yếu của địch” đã đập tan 3 mũi tấn công. Quân địch bị bắt và bị thương khoảng 3 vạn tên, mất 25.000 súng. Cuộc vây đánh lần thứ ba của Tưởng Giới Thạch cũng bị thất bại. 

Đến năm 1932, lực lượng Hồng quân trong toàn quốc đã phát triển lên tới 10 vạn. Đội xích vệ tăng đến 10 vạn, vũ khí khoảng 15 vạn súng. Tuy vậy trong thời gian này, nhiều tổ chức Đảng ở các khu Quốc dân đảng bị phá vỡ. Năm 1938, Trung ương Đảng buộc phải dời về Khu căn cứ địa trung ương. 

Ngày 18-9-1931, phát xít Nhật bắt đầu xâm lược Đông bắc Trung Quốc. Do chủ trương “tuyệt đối không kháng cự” của chính quyền Tưởng Giới Thạch, chỉ trong vòng vài tháng toàn bộ vùng Đông Bắc rộng lớn đã rơi vào tay Nhật. Sau đó, tháng 1- 1932, chúng tiến công Thượng Hải; năm 1933, chiếm Nhiệt Hà và miền Bắc Sát Cáp Nhì; năm 1935, chiếm niên Đông bắc Hà Bắc. Cuộc tiến công của đế quốc Nhật đã làm thay đổi tình hình chính trị Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đòi hỏi chính phủ Tưởng Giới Thạch phải thay đổi chính sách, khẩn cấp tiến hành kháng chiến chống xâm lược Nhật. 

Trong bối cảnh đó, tập đoàn Tưởng Giới Thạch tiếp tục tập trung lực lượng tiến hành cuộc vây đánh lần thứ tư vào khu căn cứ địa cách mạng, với 60 vạn quân. Sau khi tấn công vào căn cứ địa Hổ Bắc – Hà Nam – An Huy, Tưởng Giới Thạch cho dốc toàn sức tấn công khu căn cứ địa trung ương từ tháng 6-1932 đến tháng 2-1933. Hồng quân đã tiêu diệt 3 sư đoàn địch, bắt hơn 1 vạn tù binh, giành được thắng lợi trong cuộc vây đánh lẫn thứ tư. 

Tháng 10 -1933, Tưởng Giới Thạch lại tiến hành cuộc vây đánh lần thứ năm với 1 triệu quân. Lần này, do những sai lầm về đường lối chỉ đạo quân sự, Hồng quân đã không thể phá được cuộc vây quét của địch. Từ tháng 10-1934, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc hành quân phá vây tiến lên khu căn cứ phía bắc (thường được gọi là cuộc Vạn lí trường chỉnh). Cuộc hành quân này kéo dài hơn một nam rồng, vô cùng khó khăn gian khổ, tổn thất nặng nề. Vượt qua chặng đường dài hơn 5000 km, qua 11 tỉnh, với những điều kiện thiên nhiên khác nghiệt, những cuộc chiến đấu ác liệt với quân địch, Hồng quân với tổng số 300.000 người lúc xuất phát, chỉ còn lại gần 30.000 người. Trên đường hành quân, tại hội nghị Tuân Nghĩa (tỉnh Quý Châu) họp tháng 1-1935, Mao Trạch Đông đã lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Ngày 1-8-1935, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ dân chủ công nông ra hiệu triệu “đỉnh chỉ nội chiến, đoàn kết chống Nhật”, được các tầng lớp nhân dân đông đảo hưởng ứng. Phong trào biểu tình thị uy chống Nhật bùng nổ với quy mô to lớn, lan rộng khắp trong nước. 

Lúc này, tình hình thế giới và Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi mau chóng. Trước nguy cơ xâm lược ngày càng nghiêm trọng của chủ nghĩa phát xít, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã để ra sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong phong trào cách mạng thế giới, tập trung vào cuộc đấu tranh chống thảm họa phát xít, chống chiến tranh. Ở Trung Quốc, cuộc xâm lược ngày càng mở rộng của phát xít Nhật đã đặt dân tộc Trung Hoa trước thảm họa diệt vong. Trong Quốc dân đảng đã xuất hiện những lực lượng có xu hướng chống Nhật, chủ trương hợp tác với Đảng Cộng sản để cứu nguy dân tộc. Việc thành lập một Mặt trận thống nhất dân tộc chống đế quốc trong lúc này là một yêu cầu khách quan của cách mạng Trung Quốc, đồng thời còn là một khả năng có thể thực hiện được. 

Từ tháng 5-1936, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Quốc dân đảng đình chiến, hiệp thương hòa bình, thành lập Mạt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. 

Ngày 12-12-1936, những người chỉ huy quân Đông bắc và quân Tây bắc của Quốc dân đảng là Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, đã tán thành chính sách Mặt trận, cự tuyệt mệnh lệnh tấn công vào Hồng quân của Tưởng Giới Thạch. Trương Học Lương và Dương Hổ Thành đã bắt giữ Tưởng Giới Thạch khi ông ta đích thân đến Tây An bố trí trận tấn công Hồng quân và buộc Tưởng phải đình chỉ việc tấn công Hồng quân. Phái thân Nhật trong Quốc dân đảng là Hà Ứng Khâm lại điều động quân đội đến Tây An, âm mưu mở rộng cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Trong tình hình đó, Đảng Cộng sản chủ trương giải phóng một cách hòa bình “sự biến Tây An”, thả Tưởng Giới Thạch sau khi Tưởng chấp nhận những điều kiện đình chỉ nội chiến, liên hợp với Hồng quân chống Nhật. Sau sự biến Tây An, Quốc dân đảng bước đầu chấp nhận những đề nghị của Đảng Cộng sản. Ngày 15-7-1937, Đảng Cộng sản ra Tuyên ngôn Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật. Ngày 22-9, Quốc dân đảng buộc phải chính thức công bố bản Tuyên ngôn đó. Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật chính thức thành lập. 

d. Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc (1937 – 1945) 

Ngày 7-7-1937, quân đội Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Cấu Kiểu ở ngoại ô phía nam Bắc Bình (Bắc Kinh), mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc trên quy mô cả nước. Lịch sử Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: thời kì kháng chiến chống Nhật (1937 – 1945).

Không đấy một tháng sau vụ Lư Cấu Kiểu, Bắc Kinh, Thiên Tân đều rơi vào tay Nhật. Đến tháng 3-1938, Hoa Bắc bị chiếm gần hết. Ở Hoa Trung, tháng 11-1937, mất Thượng Hải; tháng 12,Nam Kinh bị chiếm. Đến tháng 10-1938, Vũ Hán, Quảng Châu đều rơi vào tay Nhật. 

Mười ngày sau khi Nhật Bản tấn công, ngày 17-7-1937, Tưởng Giới Thạch mới chính thức tuyên bố kháng chiến chống Nhật. Nhưng trên thực tế, chính quyền Quốc dân đảng đã không tích cực kháng chiến chống Nhật mà thực hiện chính sách “tọa sơn quan hổ đấu” (ngồi trên núi xem hổ võ nhau) với âm mưu dùng phát xít Nhật để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, đồng thời dùng lực lượng cách mạng Trung Quốc để làm suy yếu Nhật Bản. Quân đội Tưởng Giới Thạch từng bước rời bỏ trận địa và cuối cùng. tập trung tại khu vực Tây Nam Trung Quốc để bảo toàn lực lượng. Đại bản doanh của Tưởng Giới Thạch được dời về Trùng Khánh, một thành phố ở thượng lưu sông Dương Tử. 

Trong khi quân Quốc dân đảng rút lui thì lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản ở vùng Tây Bắc (lúc này được đổi tên là Bát lộ quân – đạo quân thứ tám) và lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản vùng Hoa Nam được gọi là Tân tử quân (Quân đoàn thứ tư mới), đã thực hiện phương châm độc lập tự chủ tiến hành chiến tranh nhân dân, tiến vào vùng hậu địch, phát động nhân dân mở rộng chiến tranh du kích, lập nhiều khu căn cứ địa chống Nhật. Hơn 30.000 Bát lộ quân vượt Hoàng Hà tiến về Hoa Bắc, 12.000 Tần tử quân tiến về phía bắc và nam Trường Giang. Cuối tháng 9-1937, sư đoàn 115 của Bát lộ quân đã đánh thắng trận lớn đầu tiên tại Bình Hình quan (Sơn Tây), tiêu diệt hơn 3000 quân tinh nhuệ của địch, cổ và niềm tin của nhân dân cả nước vào tháng lợi của cuộc kháng chiến. 

Trong những năm kháng chiến chống Nhật (1937 – 1945), nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh cực kì gian khổ vì sự sống còn của dân tộc mình, đồng thời góp những cống hiến to lớn vào cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân các nước trên thế giới. Nhân dân Trung Quốc đã phải đương đầu với đại bộ phận quân Nhật, đồng minh mạnh nhất của phát xít Đức, làm tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận lớn quân Nhật, góp phần cùng các nước đồng minh đánh bại phát xít Nhật.