Sự hình thành và tan rã của Đế quốc A Rập

1. Sự hình thành đế quốc Ả Rập 

Quốc gia Ả Rập đứng đầu là Calipha, vừa nắm quyền hành chính, tôn giáo, vừa nắm quyền chỉ huy quân sự. Trong thời kì Calipha thứ nhất và thứ hai, giai cấp thống trị A Rập còn cố gắng duy trì nguyên tắc giả đối về sự bình đẳng giữa các tín đồ Hồi giáo. Abu Bekro và Ôma trong đời sống riêng của mình còn muốn giữ cho không cách biệt với quán chúng nhân dân, còn tuân theo nguyên tắc chia chiến lợi phẩm như đã quy định. Nhưng đến thời Calipha thứ ba là Ôxman thuộc họ Ômayát thì chính quyền của A Rập đã thể hiện tính chất chuyên chính của giai cấp quý tộc rất rõ rệt. Tất cả mọi chức vị cao cấp về dân sự và quân sự đều giao cho bà con thân thích và các tù trưởng bộ lạc có liên hệ với Calipha, đồng thời còn khuyến khích bọn quý tộc A Rập ở Xiri, Ai Cập và những nơi bị chinh phục khác chiếm đoạt ruộng đất. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và giai cấp quý tộc đứng đầu là Oxman ngày càng gay gắt. 

Lợi dụng lòng oán hờn của quần chúng nhân dân, một bộ phận quý tộc thù ghét Ôxman lập thành một phái chống đối gọi là phải Sit (nghĩa là “đảng phái”, đồng thời cũng còn xuất phát từ chữ Shát Ali – nhóm của Ali). Nguyên tắc cơ bản của phái Sit là chỉ thừa nhận con rể của Mohamét là Ali (chồng của Fatima) và dòng dõi của ông mới là thủ lĩnh hợp pháp về tôn giáo và chính trị. Những người bất đồng với Ôxman cũng sáp nhập vào tổ chức Sit. Năm 656, quần chúng đi viếng mộ Môhamét vốn không hài lòng với tình hình xã hội đương thời đã liên hiệp với cư dân địa phương yêu cầu Ôxman thay viên Tổng đốc ở vùng này. Chính quyền Ôxman bề ngoài chấp nhận yêu cầu đó, nhưng lại ngầm ra lệnh bắt thủ lĩnh của phái chống đổi. Biết được âm mưu ấy, quần chúng bao vây nhà Ôxman và giết chết Ôxman. Sau đó, Ali được bầu làm Calipha. Nhưng họ Ômayát không thừa nhận chính quyền của Ali. Họ buộc tội Ali tòng phạm trong vụ giết Ôxman. Đại biểu của họ Omayát là Muavia Ibơn Abu Xuphian, tổng đốc Xiri đã gây chiến với Ali. Tuy được quần chúng và các quý tộc ở Irác ủng hộ, nhưng Ali lại sợ lực lượng của quần chúng hơn, nên chuẩn bị thoả hiệp với Muavia. Việc đó làm cho phái Sit bị chia rẽ. Rất nhiều người trước kia ủng hộ Ali nay tách ra thành một phái riêng gọi là phái Harijít (nghĩa là “rút khỏi”). Phái này yêu cầu chức Calipha phải do toàn thể tín đồ bầu lên chứ không phải chỉ do “những người bạn chiến đấu của tiên tri” tức là các quý tộc cử ra. Đồng thời họ yêu cầu khôi phục lại những nguyên tắc ban đầu của đạo Hồi như : tất cả mọi tín đồ đều được bình đẳng về địa vị xã hội, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà thờ, chế độ phân chia công bằng các chiến lợi phẩm. Phái Harijít dần trở thành một giáo phái và luôn luôn nổi dậy bạo động. Không một Calipha của triều đại Ômayát nào lại không phải đánh nhau với các đơn vị vũ trang của những người Harijít. Lãnh thổ Irắc, Iran và A Rập nhiều lần trở thành chiến trường của những trận đánh nhau ác liệt. 

Năm 661, Ali bị một người thuộc phái Harijít giết chết. Muavia do đó giành được thắng lợi và được các quý tộc ở Ai Cập và Xiri lập làm Calipha, lấy hiệu là Muavia I. Muavia I huỷ bỏ chế độ Calipha tuyển cử, thành lập chính quyền chuyên chế, lập ra triều Ômayát (661 – 750). 

Triều đại Ômayát chủ yếu dựa vào quý tộc Hồi giáo Xiri nên chuyển kinh đô đến Đamát, từ đó bán đảo Ai Cập chỉ còn được coi như một thành bang của đế quốc Hồi giáo. Sau khi ổn định tình hình trong nước (Medina và Mécca từng nổi loạn và đã bị Calipha Omayất đàn áp), triều Omayát bắt đầu mở những cuộc chiến tranh bành trướng ra bên ngoài. Về phía tây, A Rập tiếp tục đánh nhau với Bidangxơ, đã mấy lần tấn công vào kinh do của nước này là Công tăngtinốpple. Năm 698, Ả Rập chiếm được Cáctagô, lực lượng còn lại của Bidangxơ ở Bắc Phi bị tiêu diệt. Dân du mục ở đây là người Bécbe rút vào cố thủ ở dãy Átlát, người Hồi giáo phải mất 70 năm mới đè bẹp được họ. Sau đó, hai bên kết thành đồng minh và ít lâu sau, người Bécbe cũng theo đạo Hồi. Năm 710, quân đội A Rập và Bécbe từ Tây Phi vượt qua eo Gibranta nhanh chóng chiếm được toàn bộ Tây Ban Nha của vương quốc Tây Gốt. Sau đó, họ lại tiếp tục vượt dãy Pirêné xâm nhập vào Akiten (tây nam của vương quốc Phrăng), nhưng bị quân đội Phrăng do Tể tướng Sáclơ Mácten chỉ huy đánh bại ở Poachie (732), nên phải rút về. 

Về phía đông, đế quốc Hồi giáo Ả Rập phát triển tới sông Indu (Ấn Độ). Ngoài ra, đế quốc A Rập còn va chạm với đế chế Đường (Trung Quốc). Từ cuối thế kỉ VII và đầu thế kỉ VIII hai nước thường xung đột nhau. Năm 751, hai bên quyết chiến ở vùng thượng lưu sông Xia Đaria (Tân Cương), quân đội A Rập đo Diát Ibi Xalích chỉ huy đánh bại hoàn toàn quân đội nhà Đường do Cao Tiền Chỉ chỉ huy, do đó Trung Á vẫn thuộc về A Rập. 

Như vậy, đến giữa thế kỉ VIII, A Rập trở thành một đế quốc rất rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai của cả ba châu Á, Phi, Âu. 

2. Sự tan rã của đế quốc Ả Rập

Dưới sự thống trị của triều Omayát, nhân dân Ả Rập và nhất là nhân dân các vùng bị chinh phục vô cùng cực khổ, vì vậy họ luôn luôn nổi dậy bạn động. Đế quốc có lãnh thổ quá rộng, nhưng nội bộ không thống nhất, bao gồm nhiều bộ tộc sinh hoạt khác nhau, lợi ích kinh tế khác nhau, bọn lãnh chúa phong kiến không ngừng đánh lẫn nhau để tranh giành quyền lợi và cướp ngôi Calipha, do đó quốc gia không tránh khỏi tan rã. 

Vào những năm 20 của thế kỉ VIII, một địa chủ lớn ở Irắc, có họ hàng với Mohamét tên là Abu Lơ Abát sáng lập phái Abát, định lợi dụng lực lượng của quán chúng giành lấy chính quyền. Trong khi đó, ở miền Đông đế quốc Ả Rập có một người Iran xuất thân từ nô lệ tên là Abu Muxlim cũng đang vận động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa Muxlim cho rằng phái Abát là đồng minh, nên đã dùng danh nghĩa của Abát để hoạt động. Hưởng ứng sự hô hào của Abu Muxlim, nông dân vùng Hôraxan, vùng sông Amu Đaria, vùng Xia Đaria… tới tấp kéo đến tham gia khởi nghĩa. Rất nhiều địa chủ ở Iran cũng đồng tình với quân khởi nghĩa trong việc lật đổ triều Ômayát. Năm 747, khởi nghĩa bùng nổ. Sau 3 năm đấu tranh, quân đội của triều Ômayát hoàn toàn tan rã. Calipha cuối cùng của vương triều này là Mécvan II bỏ chạy sang Ai Cập rồi chết ở đó. Triều Ômayát diệt vong. Ngay năm đó (750) Abu Lơ Abát được lập nên làm Calipha. Triều Abit được thành lập. Kinh đô của đế quốc Ả Rập chuyển từ Đamát sang Bát đa (Irắc). Triều đại này duy trì được đến giữa thế kỉ XIII. 

Thời kì thống trị của triều Abát là thời kì phát triển nhất về mọi mặt của đế quốc Ả Rập, nhưng đồng thời đây cũng là thời kì mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn bộ tộc hết sức gay gắt. Ở Tây Ban Nha, một người dòng dõi cuối cùng của triều đại Ômayét tách xứ này ra khỏi đế quốc A Rập, lập ra quốc gia Calipha Omayát Tây Ban Nha hay đế quốc Ả Rập phương Tây, đạt kinh đô ở Coócdoba (Nam Tây Ban Nha). Cư dân trong đế quốc, nhất là cư dân ở những vùng bị chinh phục nổi dậy khởi nghĩa liên tiếp để chống lại sự áp bức phong kiến và ách thống trị của dị tộc. 

Đầu thế kỉ IX, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở Adécbaigian, sau lan sang Ácmênia và một phần Iran, lãnh tụ là một nông dân tên là Balêch. Quân khởi nghĩa có lúc lên tới 3 vạn người, nhiều lần đánh bại quân đội của Calipha.

Nam 869, ở miền Nam Lưỡng Hà lại bùng nổ cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ da đen, kéo dài liên tục trong 15 năm (869 – 883), dưới sự lãnh đạo của Ali Ibơn Mohamét An Báccui, một người Ả Rập dũng cảm, tín đồ của giáo phái Harijít. Quân khởi nghĩa có tới 20 vạn người gồm nô lệ, nông dân, dân du mục. Chỉ sau một năm khởi nghĩa, nghĩa quân đã chiếm được phần lớn đất đai ở Irắc, đe doạ cả kinh đô Bátđa. Chính phủ Calipha nhiều lần cho quân đi đàn áp, nhưng đều bị đánh bại. Chính phủ Calipha phải dùng phương pháp mua chuộc để dụ hàng. Hơn nữa, lực lượng khởi nghĩa cũng không thống nhất. Những người lãnh đạo khởi nghĩa mỗi khi chiếm được những vùng đất màu mỡ thì biến thành của riêng, nghiễm nhiên trở thành những địa chủ phong kiến. Các thủ lĩnh của phong trào này còn bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, cũng tồn Ali lên làm Calipha. Những sự việc ấy làm cho quần chúng nông dân, dân du mục thất vọng, nên rời bỏ hàng ngũ khởi nghĩa. Phong trào ngày càng bị cô lập, và sau 14 năm tồn tại, bị quân đội của chính phủ đánh bai (883). 

Cuối thế kỉ IX, tại Xiri, Irắc, Barên, Yemen, Horaxan đã hình thành một tổ chức bí mật chống phong kiến gọi là phái Cácmát, một giáo phái chủ trường kiên quyết chống lại triều Abát và phái chính thống của đạo Hồi – phái Sunit. Năm 890, phái Cácmát tổ chức cuộc khởi nghĩa ở một vùng gần thành phố Vaxít ở Irắc dưới sự lãnh đạo của một nông dân tên là Hamdan. Năm 894, phải Các mát khởi nghĩa ở Barên rồi thành lập ở đó một quốc gia đóng đô ở Laxa. Quốc gia này tồn tại được hơn 150 năm. Các nơi khác như Xiri, Palextin, Horaxan, Trung Á…. cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa của phái Các mát. Các Tổng đốc ở Marốc, Tuynidi, Angiêri, Ai Cập, Xiri, Palextin đều lần lượt lập những triều vua riêng và tuyên bố độc lập. Đến năm 969, ở Ai Cập chính thức thành lập nước Calipha Cairo…

Kết quả là đến thế kỉ X, lãnh thổ của triều Abắt chỉ còn lại một vùng xung quanh Bátđa. Năm 945, Bátđa bị thế lực của tập đoàn Bui, kẻ thống trị ở miền Tây Iran đánh chiếm. Chính quyển Calipha triều Abát còn tổn tại, nhưng thực tế đã bị họ Bui khống chế, Calipha chỉ còn tồn tại với tư cách là thủ lĩnh tôn giáo mà thôi. Nam 1055, người Tuốc Xenjúc sau khi chiếm toàn bộ Trung Á đã tiến quân chinh phục Iran và chiếm được Bátđa. 

Người Tuốc Xenjúc cũng theo đạo Hồi, nên thủ lĩnh của họ bắt Calipha phong cho mình danh hiệu Xuntan (nghĩa là người có uy quyền), còn Calipha thì vẫn được công nhận là thủ lĩnh tôn giáo. 

Năm 1132, nhân khi thế nước của người Tuốc Xenjúc suy yếu, Calipha khôi phục được chính quyền ở Bátđa, nhưng lãnh thổ so với trước càng thu nhỏ. Đến giữa thế kỉ XIII, quân Mông Cổ, đội quân đang tung hoành vớ ngựa xâm lược nhiều nơi trên thế giới, chinh phục được Iran. Năm 1258, quân Mông Cổ chiếm được Bátđa. Calipha cuối cùng của triều Abát là An Muxtaxim phải đầu hàng không điều kiện. Vương triều Abát diệt vong và đế quốc Ả Rập đến đây kết thúc sau 6 thế kỉ tồn tại. 

3. Vài nét về sự phát triển kinh tế và chế độ ruộng đất 

Từ khi trở thành một đế quốc, nền kinh tế A Rập có nhiều biến đổi, nhất là từ thế kỉ IX đến thế kỉ X. 

Để phục vụ việc trồng trọt, trong thời kì này, nhà nước tổ chức đào được nhiều kênh lớn, sửa chữa và cải tiến hệ thống giếng tưới nước, đắp thêm nhiều đề và hồ chứa nước. Nhà nước còn cho xây dựng những dãy tường dài để chắn cát sa mạc làm cho các vùng trồng trọt khỏi bị vùi lấp. Nhờ vậy, những vùng ngoại ô Bátda, bờ Đông vịnh Ba Tư, miền Nam Lưỡng Hà và vùng nằm giữa hai sông Xia Đaria và Amu Đaria đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Các phương tiện tưới nước như xe nước, guồng nước cũng được sử dụng rộng rãi. Việc chế biến ngũ cốc cũng được cải tiến. Các cối xay trước dùng sức người và súc vật để kéo, nay được thay bằng sức nước, có nơi còn dùng cối xay gió. Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông, đay được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây. Các loại nông phẩm được trồng rộng rãi nhất là mía, nho. Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng tương đối phát triển. 

Trong thủ công nghiệp, nghề dệt lụa. dệt thảm, làm đồ thuỷ tinh, làm giấy, làm đồ gốm, làm đồ trang sức… đều phát triển. 

Thương nghiệp, nhất là ngoại thương được đẩy mạnh. A Rập buôn bán với nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Á, châu Âu, châu Phi. Người A Rập mua tơ lụa của Trung Quốc ; hương liệu, thuốc nhuộm của Ấn Độ ; nô lệ và các loại đá quý của người Tuốc ở Trung Á ; da, lòng của Nga và vùng Xcangđinavơ, nô lệ da đen, ngà voi của Đông Phi….Do thương nghiệp phát triển như vậy, nên chế độ cho vay nợ có bảo đảm, việc sử dụng các loại tín phiếu, nghề hối đoái… tồn tại khá phổ biến. 

Công thương nghiệp phát đạt làm nhiều thành phố trở nên phồn thịnh, nhiều thành phố mới ra đời, trong đó quan trọng nhất là kinh đô Bátđa. 

Về chế độ ruộng đất, theo quan niệm của đạo Hồi, ruộng đất là tài sản của thánh Ala, nên chỉ có Calipha – kẻ kế thừa tiền trị mới có quyền chi ‘phối. Vì vậy nói chung quyền sở hữu ruộng đất và các công trình thuỷ lợi là thuộc về nhà nước. Trên cơ sở ấy, nhà nước đem phần lớn ruộng đất giao cho nông dân cày cấy để thu thuế, một phần ban thưởng cho các tướng lĩnh Hồi giáo làm thái ấp và một phần giao cho các nhà thờ Hồi giáo. Các loại ruộng giao, ban, cấp này, lúc đầu đều là những ruộng giao, ban, cấp có điều kiện. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của đế quốc, tính chất sử dụng ruộng đất cũng có sự thay đổi. Trên thực tế, không phải ở A Rập không có tư hữu ruộng đất. 

Loại ruộng đất ban thưởng cho các tướng lĩnh làm thái ấp gọi là “Ikta” (nghĩa là “phần đất”). Người được ban cấp ruộng đất chỉ có quyền thu tố thuế. Sau khi chết, nếu không được Calipha cho phép, thì thái ấp phải trả lại nhà nước chứ không được truyền cho con cháu. Người được ban cấp phải có nghĩa vụ cung cấp cho nhà nước một số quân đội tương ứng với diện tích ruộng đất được ban cấp và do đó được miễn khoản thuế đóng cho nhà nước. Đến đầu thế kỉ X, ruộng Ikta dẫn biến thành loại ruộng mà người được ban cấp có quyền chi phối. Do đó, loại ruộng Ikta lúc đầu giống như ruộng Bênêfixơ (loại có điều kiện, không được cha truyền con nối), và về sau thì giống loại ruộng Fiếp (ruộng được cha truyền con nối) ở Tây Âu. 

Loại ruộng đất giao cho nhà thờ tuy không được mua bán, chuyển nhượng, nhưng không phải nộp thuế cho nhà nước, vì vậy, trên thực tế đã trở thành sở hữu tập thể của nhà thờ Hồi giáo. 

Bên cạnh ruộng đất của nhà nước, ở A Rập còn tồn tại loại ruộng Muncơ, là ruộng đất tư của vương thất và các địa chủ khác. Loại ruộng Muncơ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ruộng đất của đế quốc từng được pháp luật công nhận dưới thời Calipha Muavia I – triều Omayát. Trừ những trường hợp đặc biệt, những người có ruộng đất tư phải nộp thuế 1/10 cho nhà nước, còn Muncơ là loại ruộng mà chủ có quyền chi phối, được mua bán, chuyển nhượng… Ở các vùng bị A Rập chinh phục trong thời kì để quốc Ả Rập, tình hình ruộng đất có hơi khác. Theo giáo lí của đạo Hồi, đất đai mới chiếm được thuộc quyền quản lí của các Calipha. Nhưng trong thực tế, khi xâm chiếm được đất đai mới chiếm được của Iran và Bidang xơ, các tướng lĩnh Ả Rập đã bắt chước phương thức bóc lột phong kiến ở những nơi này, cũng chiếm đoạt ruộng đất, thành lập trang viên, bắt nông nô và nô lệ cây cây, trở thành những lãnh chúa lớn. Chẳng hạn, họ Ali đã chiếm được lãnh địa ở Irắc của triều Xaxanit ; họ Ômayát chiếm được những lãnh địa rộng lớn ở Xiri, các con của Calipha Ibu, Bekro và Oma cũng trở thành những địa chủ lớn nhất ở Irắc… Ngoài ra, các chúa đất ở Iran và Bidantium chịu thần phục. quy y theo đạo Hồi thì quyền sở hữu ruộng đất của họ vẫn được duy trì như cũ. 

Cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất phong kiến, quan hệ phong kiến cũng ngày một vững chắc. Giai cấp địa chủ phong kiến bắt nông dân và nô lệ lao động và bóc lột họ rất nặng nề. Nông dân phải nộp tổ thuế. Ngay từ cuối thế kỉ VII, theo lệnh của nhà nước, nông dân còn phải đeo một bảng chì lên cổ, trong đó ghi rõ chỗ ở của họ, mục đích để đề phòng nông dân bỏ chạy hay trốn thuế. Sau nông dân, số lượng nô lệ trong xã hội Ả Rập còn tương đối nhiều, phần lớn nô lệ do mua về hoặc bắt được trong các cuộc chiến tranh. Nô lệ phải làm nhiều công việc như đào kênh, vết cống. làm việc trong các cánh đồng trồng bông, vườn quả, các công trường khai thác đá, khai mỏ… Một số nô lệ làm các nghề thủ công, còn một số nô lệ mà chủ yếu là nô lệ da trắng phải làm các công việc trong nhà như hầu hạ hoặc múa hát mua vui cho chủ. 

4. Sự truyền bá của đạo Hồi 

Ngay sau khi xuất hiện, đạo Hồi đã cùng với các nhà chinh phục Ả Rập vượt qua biên giới nhiều nước, bắt đầu truyền bá vào các dân tộc khác. 

Từ một tôn giáo quốc gia trở thành tôn giáo của nhiều nước trên thế giới, sự truyền bá của đạo Hồi đã trải qua 3 giai đoạn sau : 

a) Giai đoạn từ đầu thế kỉ VII đến giữa thế kỉ VIII 

Giai đoạn này, gắn liền với quá trình A Rập xâm lược các nước khác, trở thành một đế quốc có lãnh thổ rộng lớn ; phía đông đến Tây Bắc Ấn Độ, Trung Á ; tây đến Bắc Phi ; bắc đến Tây Ban Nha. Ở những vùng bị chỉnh phục cư dân dần dần đi theo đạo Hồi, và dần dần hình thành những tập tục mang những nét đặc trưng riêng của đời sống sinh hoạt xã hội Hồi giáo như: cùng ăn chay tháng Ramadan; cùng kiêng kị (không uống rượu, không ăn thịt chó, thịt lợn) ; y phục riêng (chiếc khăn trùm đầu, chiếc áo khoác rất dài và rất rộng, phụ nữ dùng mạng che mặt) ; tiếng A Rập được truyền bá và trở thành ngôn ngữ thiêng liêng… Người A Rập còn tạo ra một không gian Hồi giáo với những thánh thất có vòm tròn nhọn độc đáo. Trên đường chinh phục các nước, mọc lên hàng loạt các thành phố, các khu doanh trại làm chỗ dừng chân cho các đội quân. Tại các thành phố đều có những thánh thất làm khu vực trung tâm của cộng đồng Hồi giáo. Thánh thất Đamát được xây dựng năm 705 đã trở thành khuôn mẫu chung cho thánh thất của đạo Hồi. 

Dưới triều đại Ômayát (661 – 750), các vị Calipha đã có nhiều công sức để tập hợp các đi sản văn hoá A Rập một cách có hệ thống, trong đó quan trọng nhất là chú giải kinh Coran. 

b) Giai đoạn từ giữa thế kỉ VIII đến năm 1050 

Giai đoạn này bắt đầu bằng sự kiện Abu Lơ Abát lật đổ triều Omayát (750), lập triều Abát. Trung tâm hành chính của đế quốc Ả Rập đóng ở Bátđa, trên sông Tigra. 

Đây là thời kì đạo Hỏi chuyển sang một giai đoạn mới : vai trò chính nằm trong tay người Ba Tư. Người Ba Tư còn muốn phủ nhận vị trí độc quyền của người Ả Rập trong giai đoạn đầu về việc bảo vệ văn hoá, ngôn ngữ Hồi giáo. 

Trung tâm Hồi giáo nhích thêm một bước nữa sang phương Đông. Đặt thủ đô ở Bátđa, tức là đặt các trung tâm Hồi giáo vào nơi truyền thống văn hoá Ba Tư cổ đại, nên từ đó Hồi giáo mang sắc diện mới. Bátđa trở thành khuôn mẫu cho những thành phố, cung điện sẽ xây dựng sau này. Một loạt đô thị phương Đông mọc lên trên biển cả nông thôn rộng lớn. Vùng Địa Trung Hải mọc lên các thành phố nổi tiếng như Cairo, Tiarét, Phê, Cácduê làm thay đổi hẳn bộ mặt xứ sở. Tiếp theo là những thành phố dọc theo hai sông lớn ở Lưỡng Hà, những thành phố ốc đảo trên đường đi của các đoàn buôn ở Trung Á, những thành phố công xưởng ở Xudian, những thành phố lớn ở bờ Địa Trung Hải hay Vịnh Ba Tư, những thành phố trung chuyển ở cửa ngõ các con đường phía bắc sa mạc Xahara. 

Trung tâm Hồi giáo nằm ở ngã tư đường buôn bán thế giới, nơi gặp gỡ của nhiều luồng văn minh khiến cho nó vừa mang tính chất cổ điển, vừa mang tính chất hỗn tạp, vừa đóng vai trò trung tâm, vừa là môi giới giữa các nền văn minh thế giới. 

Ngôn ngữ Ả Rập đóng vai trò quan trọng, trở thành công cụ giao tiếp phổ biến, rất thông dụng, làm cho việc truyền bá đạo Hồi thêm thuận lợi.

c) Giai đoạn từ giữa thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIII 

Đầu thế kỉ XI, người Tuốc vào được Ba Tư. Người Tuốc tiếp nhận đạo Hồi. Năm 1055, người Tuốc được vị Calipha ở Bátđa mời đến để đánh đuổi thế lực của dòng họ Bui vẫn kiềm chế mình. Nhờ đó, vị Calipha A Rập thoát khỏi bàn tay thao túng của dòng họ Bui, nhưng cũng từ đó họ đánh mất luôn quyền thống trị thế giới Hồi giáo vào tay các Xuntan người Tuốc. 

Theo bước chân chinh phục của người Tuốc, thế giới Hồi giáo bành trưởng, tây đến Áo, đồng sang tận Trung Quốc, nam xuống Ấn Độ rồi tràn vào Inđôněxia, và tây nam xuống tận châu Phi. 

Từ 1096 đến 1270, người Tuốc phải đương đầu với những cuộc tấn công của quân Thập tự Cơ đốc giáo để giành khu vực mộ thánh Jeruzalem. Quân Thập tự thất bại, thế giới Hồi giáo được củng cố. Vào thế kỉ XIII, thế giới Hồi giáo lại bị những đoàn kị binh Mông Cổ tấn công. Quân Mông Cổ đã 4 lần tấn công ở ạt vào thế giới Hồi giáo. Năm 1258, quân Mông Cổ chiếm Batda. Năm 1260, quân Mông Cổ chiếm Đamát. Từ 1380 đến 1400, Timua Lang từ Trung Á kéo quân tràn xuống Ấn Độ, sang tận Xiri. Thế giới Hỏi giáo liên tiếp bị đe doạ, tưởng chừng bị tiêu diệt, nhưng ngược lại, ảnh hưởng của đạo Hồi lại càng được mở rộng. Trung Á trở thành một trong những trung tâm quan trọng của đạo Hồi suốt mấy thế kỉ. Sự xuất hiện của ngành Tuổi Ốtoman ở Tiểu Á trong một thời gian dài là chỗ dựa cho thế giới Hồi giáo. Thời Ốtôman là đỉnh cao của bản thân thế giới Hồi giáo Tuốc, và là thời kì phát triển quan trọng của lịch sử đạo Hồi. 

Quá trình truyền bá đạo Hồi đã mất không ít thời gian. Trong nhiều vùng, sự phổ biến việc cưỡng bức cư dân theo đạo Hồi kéo dài hàng trăm năm. Nhưng, những hành động cưỡng bức không hoàn toàn bảo đảm cho sự truyền bá tôn giáo mới. Những biện pháp khuyến khích vật chất, kinh tế – xã hội, sức ép tinh thần và tâm lí, những sự tuyên truyền dai dẳng, sự suy tàn của các tín ngưỡng địa phương, sự trùng hợp quyền lợi của các giai cấp thống trị với quyền lợi của kẻ xâm lược… tất cả các nhân tố đó đều nằm trong sự liên hệ chống chéo giúp cho đạo Hồi được truyền bá một cách rộng rãi.