Thời kì hình thành và bước đầu củng cố của chế độ phong kiến (Thế kỉ IV – VII)

1. Từ triều đại Gúpta (320–500) đến triều đại Hácsa (606–648) 

Lịch sử Ấn Độ trong thời gian gần 600 năm kể từ sau thời Asôca (273 – 236 tr.CN) đến khi vương triều Gúpta thành lập (năm 320) có rất ít tư liệu để khảo sát. Do vậy, sự hiểu biết về thời kì này còn hạn chế. Những tài liệu lịch sử mà chúng ta có được chỉ cho biết rằng, thời kì này Ấn Độ. thường bị ngoại tộc xâm nhập, và tình hình Ấn Độ, nói chung luôn bị chia cắt.

Vào đầu thế kỉ II tr.CN, người Hi Lạp – Bắctơria chinh phục miền Pengiáp và thống trị vùng này trong gần 100 năm. Đến thế kỉ I tr.CN, để quốc Hi Lạp – Báctơria tan rã, cũng là lúc các bộ tộc Masajết tràn vào chinh phục phần lớn miền Tây Bắc Ấn Độ, và có lẽ cả một bộ phận miền Trung Ấn Độ nữa. 

Sau đó, vào thế kỉ I, một phần Tây Bắc Ấn Độ bị người Páctơ xâm lược. Ở đây hình thành một quốc gia lớn của người Páctơ, đóng đô ở Taxila. Nhưng chẳng bao lâu, quốc gia của người Páctơ bị người Cusan, một tộc người ở vùng Trung Á chinh phục. Người Cusan đã dần dẫn thiết lập được sự thống trị của mình trên toàn bộ miền Tây Bắc Ấn Độ kéo dài đến tận sông Nacbada ở phía nam và thành phố Beranét ở phía đông. Dưới triều vua Canisea (năm 78 – 123), đế quốc Cusan trở nên cực thịnh, trong đó khoa học và nghệ thuật đều tiến bộ, còn Phật giáo thì rất phát triển. Người Ấn coi Canisca như Asôca thứ hai của họ, vì ông theo Phật giáo và có công nâng đỡ sự phát triển của Phật giáo. Cũng dưới thời ông, đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập để các nhà thần học Phật giáo thảo luận và định những tín điều cho Phật giáo đại thừa.

Nhưng đế quốc Cusan không tồn tại được lâu. Từ triều vua Vasudeva (năm 140 – 178), đế quốc Cusan bắt đầu quá trình suy yếu và đến đầu thế kỉ III thì tan rã. Từ đó cho đến đầu thế kỉ IV, Ấn Độ bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ thù địch và xung đột lẫn nhau. 

Vào năm 320, trên lãnh thổ Magada, vương triều Gúpta được thành lập. Sandragupta I, người sáng lập vương triều đó, đã nhanh chóng bành trướng thế lực của mình trên toàn bộ Magada và trung phần lưu vực sông Hằng. Con trai ông, Samudragupta (350 – 380), tiếp tục chinh phục được các quốc gia ở thượng lưu sông Hàng và trung phản Ấn Độ. Nhiều vương quốc nhỏ ở Bengan và ở miền chân núi Himalaya cũng nộp cổng phẩm cho Samudragupta. 

Dưới thời trị vì của Sandragupta II (380 – 414), đế quốc Gúpta trở nên cực thịnh. Sandragúpta II khuất phục được các vùng Tây Bắc Ấn Độ, và như vậy đã thống nhất gần như toàn bộ Ấn Độ, bao gồm toàn bộ miền Bắc Ấn Độ, một phần miền Trung, một phần miền Nam và cả đảo Xaylan.

Cũng chính trong thời đại trị vì của Sandragúpta II, Ấn Độ đạt tới một trình độ văn minh chưa hề có trước đó. Nó được biểu hiện ở sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế và văn hoá. Trên cơ sở ấy mà dưới thời Gúpta có những biến chuyển mới về quan hệ xã hội. Nhà sư Pháp Hiển, một trong số không nhiều nhà sư Trung Quốc đến Ấn Độ vào thời kì hoàng kim của triều đại Gupta^2) đã hết sức ngạc nhiên và khâm phục về sự giàu có và tự do của người Ấn Độ. Trong tác phẩm Phật quốc kí (ghi chép về nước Phật) của mình, Pháp Hiển viết rằng: “Dân trong xứ đông mà sung sướng; không phải theo một nghi thức hành chính nào cả, mà cũng chẳng phải tuân theo một vị phần quan nào ; chỉ những người cày cấy đất của nhà vua là phải nộp cho quốc gia một phần lợi tức mà thôi. Muốn đi đầu thì đi, muốn ở đâu thì ở. Nhà vua trị dân mà không bao giờ xử trảm ai, cũng không phải dùng đến thể hình. Tội nhân chỉ phải đóng một số tiền phạt, ngay như tái phạm tội phản nghịch mà cũng chỉ chặt bàn tay phải thôi”. 

Đạo Phật dưới thời Gúpta tuy vẫn tồn tại, nhưng nhìn chung uy tín của nó bị giảm sút. Trong khi đỗ, như nhà sư Pháp Hiển nhận thấy, đạo Bàlamôn, mà thế lực đã bị suy yếu từ thời Asica, đã dần dần phục hồi trở lại. 

Từ giữa thế kỉ V trở đi, đế quốc Gúpta bắt đầu suy yếu. Cùng lúc đó, một bộ phận người Hung Nó là người Éptalít (người Hung trắng) ở vùng Trung Á, đã liên tục xâm nhập Ấn Độ. Lúc đầu, người Éptalít xâm nhập vào lưu vực sông Jumma và sông Hàng ở phía đông, và Xin, Manva ở phía nam, nhưng bị Scandagupta (455 – 467) đánh bại.

Năm 490, Tôrôman (490 – 515), thủ lĩnh của người Éptalít, đã mang quân xâm chiếm một phần Tay Bắc Ấn Độ. Sau đó đến năm 500, Tôrôman đã chinh phục được toàn bộ lưu vực sông Ấn, sông Hàng, sông Jumma và cả một phần miền Trung Ấn Độ nữa. 

Sau khi Torôman chết (515), người kế vị là Mihiracula, đã được thừa kế một đế quốc rộng mênh mông, bao gồm Ấn Độ và một phần Trung Á. Mihiracula đã chọn Sacala, một địa điểm ở phía bắc Pengiáp, làm kinh đô cho vương quốc của mình. 

Cuộc xâm lăng của người Éptalít vào Ấn Độ rất tàn bạo, nhất là dưới thời của Mihiracula. Cuộc xâm lăng đó làm cho nhiều thành phố cổ của Ấn Độ bị tàn phá, nhiều làng mục bị huỷ diệt, nhân dân Ấn Độ bị cướp bóc và bị giết hại rất nhiều. Nhà sử học Canna của Ấn Độ sống vào thế kỉ XII, đã viết trong tác phẩm Lịch sử Casømia của mình rằng : Về sau khi đất nước. bị tràn ngập dưới các toán người man rợ… con của Tôrôman là Mihiracula lên ngôi. Những hành động tàn bạo của y đã khiến y giống như một hung thần… Khi y đến gần thì có những con chim và quạ bay theo để ăn thịt những xác người mà quân của y giết. 

Tuy thiết lập được sự thống trị của mình đối với Ấn Độ, nhưng người Éptalít vốn có nền văn hóa thấp kém hơn Ấn Độ rất nhiều. Do vậy, trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỉ ở Ấn Độ, người Éptalít dần dần bị đồng hoá. Họ chuyển dân từ lối sống du mục, chăn nuôi sang lối sống nông nghiệp định cư, đồng thời cũng theo các tôn giáo Ấn Độ, cũng xây dựng chùa chiền và ban cấp ruộng đất cho các thầy tu Bàlamôn. 

Nhưng sự thống trị của người Éptalit ở Ấn Độ không được vững chắc, nên chẳng duy trì được bao lâu. Sau khi Mihiracula chết (năm 540), sự thống trị của người Éptalít ở Ấn Độ cũng không tồn tại nữa. Ấn Độ lại bị phân chia thành nhiều công quốc nhỏ, và chịu cảnh hỗn loạn trong suốt – mấy chục năm. Vào cuối thế kỉ VI, vương quốc Tanesa ở phía bắc lưu vực sông Jumma bắt đầu cường thịnh. Vương công của nước này là Hácsa (606 – 648). Ông đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và chinh phục được hầu hết lãnh thổ của cường quốc Gúpta xưa, bắt các công quốc nhỏ khác phải thần phục. Do vậy, đế quốc do Hácsa lập nên là một liên minh gồm nhiều công quốc phong kiến nhỏ. Với tư cách là kẻ chiếm hữu đất đai tối cao, Hácsa phân phong đất đai cho các vương công, thu cống phẩm từ họ, và đòi hỏi họ, với địa vị chư hầu, phải trình diện ở triều đình và phải mang quân đội tham gia khi có chiến tranh. Tuy nhiên, về nhiều phương diện khác, các công quốc vẫn giữ được sự độc lập của mình. 

Dưới thời Hácsa, Ấn Độ phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế và văn hoá. Kinh đô Canaút của Hánsa là một thành phố rộng lớn có tường cao và hào sâu xung quanh. Theo lệnh ông, người ta xây dựng ở kinh đô rất nhiều đến đài, những công viên và những hồ tắm miễn phí, đồng thời xây cất trên bờ sông Hằng mấy ngàn điện Phật nhỏ (tope). Dân Ấn Độ thời đó, nói chung, được sống trong cảnh thanh bình. Cứ 5 năm một lần, Hácsa lại tổ chức một đại lễ bố thí. Vào dịp đó, ông cho mời đại diện tất cả các tôn giáo và tất cả những người nghèo khó trong nước đến, rồi dùng toàn bộ quốc khổ đã tích luỹ được trong 5 năm để bố thí cho họ. 

Danh tiếng của Ấn Độ thời Hánsa đã vượt ra bên ngoài, khiến cho Huyền Trang, một nhà sư nổi tiếng Trung Hoa, đã phải gian nan, mạo hiểm vượt qua các khu vực phía tây của nước Đại Đường, lúc đó còn ở trong tình trạng bán sơ khai, và dãy núi Himalaya để đến Ấn Độ). Theo những ghi chép của Huyền Trang về Ấn Độ thì Hánsa là một minh quân cai trị một đất nước hùng mạnh đến mức “các vua ở bốn phương Thiên Trúc đều hướng về phía bắc để xưng thần”. 

Nhưng triều đại Hácsa cũng không tồn tại được lâu dài. Hácsa chết (năm 648), không có con trai kế vị, ngôi vua bị rơi vào tay một kẻ đại thần. Quốc gia hùng mạnh do Hácsa lập nên bị tan rã. Từ đó cho đến hết thế kỉ XII, Ấn Độ lại rơi vào trình trạng bị chia cắt, tàn phá, và liên tục bị bên ngoài xâm lược. 

2. Kinh tế Ấn Độ trong các thế kỉ IV – VII 

Trước thời Gúpta, Ấn Độ đã có những bước phát triển nhất định về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Về nông nghiệp, người ta đã biết xác định và phân loại các thứ đất trồng trọt, sử dụng các biện pháp gieo hạt và dùng phân bón, đồng thời biết trồng thêm nhiều loại cây mới. Diện tích canh tác cũng được mở rộng nhờ khai phá rừng rậm và đất hoang. Nhiều công trình thuỷ lợi lớn nhỏ được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu tưới nước trong nông nghiệp. 

Sang thời Gúpta và Hácsa, các công trình thuỷ lợi tiếp tục được xây dựng và mở rộng. Người ta đào thêm nhiều kênh dẫn nước nối liền đồng ruộng với các sông nhỏ và xây dựng nhiều đập ngăn nước qua những dòng sông. Ở những nơi ruộng cao, người ta sử dụng những xe nước do bò kéo. Loại xe này giảm được nhiều sức lao động của con người, lại có thể đưa nước từ hồ và sông lên cao tới 2m. Nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp được trồng như: lúa, lúa mì, lúa mạch, kê, đậu, vừng, lạc, bóng, đay, lanh, gai, chăm… Ngoài ra, người ta còn trồng nhiều loại cây rau, quả và cả các loại cây gia vị nữa. Ở nhiều nơi của Ấn Độ người ta còn trồng dừa, là loại cây được coi là rất quý. 

Bên cạnh trồng trọt, người Ấn Độ còn nuôi rất nhiều loại gia súc như bò, trâu, lạc đà, cừu và dê… Ở miền hạ lưu sông Ấn và ở một số vùng thuộc Tây Bắc Ấn Độ có nuôi những giống ngựa địa phương. 

Thủ công nghiệp trong thời kì từ Gúpta đến Hácsa khá phát triển. Nghề dệt, vốn đã rất nổi tiếng từ xưa, lúc này vẫn là nghề thủ công phổ biến nhất và giữ ý nghĩa hàng đầu trong kinh tế thủ công nghiệp. Chỉ với khung cửi thô sơ, những người thợ thủ công khéo léo của Ấn Độ đã dệt được những tấm vải mỏng, mềm và nhẹ, với màu sắc rực rỡ không phai. Nó trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Ấn Độ mà phương Tây rất ưa thích. 

Nghề khai mỏ cũng phát triển. Người ta khai thác sắt, đồng, vàng, muối và các loại đá quý. Nhờ khai thác được nhiều kim loại mà các nghề luyện kim, rèn và làm đồ trang sức thời kì này đạt đến độ hoàn thiện. Vào thế kỉ V, những người thợ luyện kim Ấn Độ đã đúc một cột sắt cao 7,25m, nặng 6500kg ở Đèli, mà điều đáng kinh ngạc là cho đến nay đã trải qua 1500 năm, cột sắt đó văn hầu như không han rỉ. Cũng ở thế kỉ này, người ta đã đúc được một bức tượng Phật bằng đồng cao 2m. 

Nhưng có lẽ, sau nghề dệt, nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề làm đồ trang sức. Sở dĩ như vậy vì người Ấn, giàu cũng như nghèo, đều thích đổ trang sức, để đeo mà cũng để cất, chứa. Tại các thành thị thời đó có vô số các cửa hàng đầy nghẹt các thợ thủ công cặm cụi chạm trổ để làm các đồ trang sức đủ loại như : móc, trâm, châu ngọc, dây đeo, dao, lược… bằng bạc, vàng, đá quý hay ngà voi, với đủ các kiểu dáng, có chạm hình hoa, loài vật hoặc thần thánh. Những đồ trang sức đó đạt đến một trình độ nghệ thuật rất cao. Nghề đóng thuyền cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Người ta đã đóng được những con thuyền lớn chở được hàng trăm người, có buồm và nhiều chèo, thích hợp cho những cuộc du hành xa xôi trên biển. Nghệ thuật xây dựng đạt đến mức khá cao. Trước kia, nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và gạch, lúc này đã phổ biến việc xây dựng nhà bằng đá. Người ta cũng bắt đầu xây dựng đến chùa trong các hang động. Việc xây dựng đến chùa như vậy đòi hỏi một sự tính toán phức tạp, tốn nhiều công sức, và cần một nghệ thuật chạm đá rất cao. 

Cùng với thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển. Sông Hàng cùng với các nhánh của nó trở thành mạch máu giao thông chính của vùng Bắc Ấn. Nhiều con đường buôn bán nối liền các vùng khác nhau trên bán đảo cũng được hình thành, trên đó thường có nhiều đoàn súc vật chở hàng hoá đi lại. Hàng hoá dùng để trao đổi thường là kim loại, muối, gạo. Ngoài ra còn có các loại hàng được coi là xa xỉ như vải quý và ngựa chiến. 

Ngoại thương của Ấn Độ lại càng tấp nập hơn trên cơ sở Ấn Độ đã có một nền mậu dịch đối ngoại từ lâu đời. Ấn Độ thường mang bán ra nước ngoài các loại vải quý, đỗ trang sức, ngà voi, ngọc trai, hồ tiêu, hương liệu và các thứ cầm thú lạ, đồng thời nhập cảng rượu, kim loại quý và kim loại mẫu cùng những đồ vật bằng kim loại. Thời Gúpta, các thương nhân người Hi Lạp, La Mã đổ xô vào thị trường Ấn Độ. Họ mua hương liệu, dầu thơm, thuốc dán và phải trả với giá rất đắt các hàng gấm, lụa, sa, và hàng dệt đồ kim tuyến của Ấn Độ. Ngay cả những con báo, cọp, voi trong đấu trường Colide ở La Mã cũng mua từ Ấn Độ. Thời đó, các đoàn súc vật chở hàng hoá sang phương Tây đi theo một nhánh của “con đường tơ lụa”, từ Ấn Độ qua Apganixtan đến Trung Á, qua Ba Tư, Lưỡng Hà rồi đến Địa Trung Hải. 

Ngoại thương bằng đường biển của Ấn Độ còn nhộn nhịp hơn nhiều. Thời Gúpta và Hácsa, các hải cảng Tamralípti ở cửa sông Hàng, Brốc và Camply ở bờ biển Tây Bắc Ấn Độ là những hải cảng chủ yếu. Các thương nhân Ấn Độ từ những hải cảng này vượt biển đến buôn bán ở Ai Cập, Trung Quốc, các nước Đông Dương, các đảo thuộc quần đảo Mã Lai, trong đó có nhiều người lập nghiệp ở nước ngoài, gây dựng được những thực dân địa buôn bán, gọi là các “làng Ấn Độ”. Những người này dẫn dẫn hoà với dân cư địa phương. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá nền văn hoá của đất nước họ, khiến cho những nơi họ đến đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Ấn Độ. 

3. Chế độ ruộng đất và quan hệ giai cấp 

Ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên, xã hội Ấn Độ đã lộ rõ những dấu hiệu khủng hoảng và hình thành những quan hệ xã hội mới. Sự phát triển của sức sản xuất khiến cho việc sử dụng lao động nô lệ ngày càng không có lợi. Do đó, quý tộc chủ nô dẫn dần từ bỏ việc sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất, làm cho số nô lệ hoạt động sản xuất ngày càng giảm. Nô lệ chỉ còn được dùng để phục dịch trong lâu dài nhà vua, trong nhà quý tộc và trong các nhà giàu. 

Trong tác phẩm khảo luận nổi tiếng Actasaxtơra (Luận về chính trị) viết vào thời đó, Cautilia, tác giả của cuốn sách, đã nói tới việc cấm biến những dân tự do thành nô lệ, và đòi hỏi nhà vua phải ra lệnh cho chủ nó giải phóng nô lệ, để họ trở thành người tự do, đồng thời chia cho họ những khoảnh đất nhỏ để họ cày cấy với nghĩa vụ nộp địa tô nô dịch. Cautilia cũng khuyên nhà vua trao lại những đất đai không được cày cấy vì thiếu nó lệ cho những người nào bằng lòng lĩnh canh nộp tổ. 

Tuy vậy, quá trình phong kiến hoá ở Ấn Độ diễn ra với một tốc độ chậm chạp, kéo dài. Thời Gúpta (320 – 500), những quan hệ phong kiến mới được hình thành một cách rõ rệt. Trong thời kì này, quyền sở hữu về ruộng đất chủ yếu vẫn thuộc về nhà nước. Trên cơ sở ấy, các vua Gúpta đem ruộng đất ban cấp cho các quan lại để làm bổng lộc. Họ được hưởng phần tỏ thuế trên đất đai đó, nhưng ruộng đất thì vẫn tiếp tục thuộc về nhà nước. Tuy nhiên, để củng cố địa vị của mình, những người được ban cấp ruộng đất đã tự nới rộng đặc quyền cho mình bằng cách bắt các nông dân lệ thuộc chặt chẽ vào mình. 

Vốn nhận được rất nhiều đất đai mà nhà nước ban cấp cho để làm bổng lộc, kèm theo những nông dân sống trên đất đai đó, giới tăng lữ Phật giáo và Bàlamôn cũng trở thành những chúa phong kiến lớn, bóc lột nông dân lệ thuộc một cách tham tàn không thua kém bọn phong kiến thế tục. 

Từ thời Hácsa, các vua thường đem ruộng đất ban cấp cho các đền chùa, các thầy tu và bề tôi của vua, nhưng thường chia làm hai loại : một loại ban cấp có thời hạn và một loại ban cấp vĩnh viễn. 

Loại ruộng đất ban cấp có thời hạn gọi là Pátta, dùng để phong cho những quan lại nhà nước. Huyền Trang, trong Đại Đường Tây Vực kí của mình đã viết rằng : “Tề mục, phụ thần, thứ quan, liều tá đều có đất phong, sống bằng thái ấp của mình”. Tuy nhiên, những người được phóng đất Patta chỉ được sử dụng ruộng đất trong thời kì đang giữ chức vụ. Sau khi chết hoặc khi không còn giữ chức vụ gì nữa thì phải trả lại đất cho nhà nước, chứ không được truyền cho con cháu. Vẻ nguyên tắc thì như vậy, nhưng ở Ấn Độ lúc bấy giờ, các chức vụ thường cha truyền con nối, nên trên thực tế, ruộng đất cũng được truyền từ đời này sang đời khác. 

Loại ruộng đất dùng để ban cấp cho đền chùa và tăng lữ được gọi là grax. Đất phong loại này lớn nhỏ khác nhau, có khi là một làng, nhưng có khi là hàng trăm hàng nghìn làng. Người được phong đất grax được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước phong kiến như : được sử dụng vĩnh viễn ruộng đất phong, “một khi mặt trăng và mặt trời hãy còn sáng” ; lại không phải chịu một nghĩa vụ nào ; đồng thời còn được toàn quyền thống trị và thu tô thuế trên đất đai của mình, thậm chí có quyền xử án nông dân lệ thuộc mình, nếu như họ phạm những tội nhẹ như ăn cắp, lăng nhục, lừa dối, vu khống hay xâm phạm quyền sở hữu của người khác. 

Vì đất đai trở thành tư hữu của các chúa phong kiến nên hiện tượng mua bán ruộng đất dần dần trở nên phổ biến. Việc mua bán ruộng đất đã góp phần thúc đẩy sự hình thành chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Không những chỉ quý tộc quan lại phong kiến, mà cả những thương nhân và những tầng lớp trên của các công xã cũng mua ruộng, chiếm hữu nhiều đất đai và cũng bóc lột sức lao động của nông dân phụ thuộc. 

Trong quá trình hình thành chế độ phong kiến, xã hội dần dần phân chia thành hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa phong kiến và nông dân. Lãnh chúa phong kiến thường từ đẳng cấp tăng lữ Bàlamôn, tăng lữ Phật giáo, quý tộc võ sĩ (ksatoria) và một bộ phận những người bình dân (vaixia) chuyển hoá thành, trong đó có các tăng lữ Bàlamôn có nhiều đặc quyền phong kiến nhất. 

Giai cấp nông dân được hình thành từ nhiều tầng lớp nhân dân lao động khác nhau, mà phần lớn có nguồn gốc từ đảng cấp vaixia (những người bình dân làm ruộng), đẳng cấp sudra (những người tôi tớ, đi làm thuê, làm mướn và có địa vị xã hội rất thấp kém) và những nông dân công xã. Cũng có một số khá đông nông dân lệ thuộc là do nô lệ chuyển hoá thành. 

Hình thức bóc lột chủ yếu đối với nông dân là tô thuế. Họ phải nộp cho chúa phong kiến khoảng 1/4 đến 1/2 số hoa lợi thu hoạch được. Ngoài ra, nông dân còn phải đi làm lực dịch như xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng cung điện, đến chùa, lâu đài, pháo đài, cầu đường hoặc những công việc vặt trong nhà của các chúa phong kiến. Đời sống của nông dân, do vậy, cũng hết sức cực khổ. 

Như vậy là, trong thời kì từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông dân đã xuất hiện cùng với sự hình thành chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Điều đó chứng tỏ rằng, chế độ phong kiến ở Ấn Độ đã thực sự hình thành. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng biệt mà ở Ấn Độ, tuy đã hình thành chế độ phong kiến, nhưng những tàn dư của chế độ nô lệ vẫn tồn tại mãi cho đến những thế kỉ XI – XII.