Thời kì Ngũ Đại, Thập Quốc (907 – 960)
1. Nam triều đại và mười nước
Năm 882, một viên tướng của Hoàng Sào là Chu Ôn đầu hàng nhà Đường, được nhà Đường cho đổi tên thành Chu Toàn Trung và giao cho quyền cao chức trọng, dần dần trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh. Năm 900, Đường Chiêu Tông có mưu toan chống lại tập đoàn quan hoạn nên bị quan hoạn cầm tù. Tể tướng Thôi Dận, do đó, mời Chu Toàn Trung đem quân về kinh đô tiêu diệt bọn quan hoạn. Nạn quan hoạn tuy trừ xong, nhưng mọi quyền hành đều rơi vào tay Chu Toàn Trung. Năm 904, Chu Toàn Trung giết Chiêu Tông lập Ai Đế và đến năm 907 thì giành hẳn ngôi của nhà Đường lập nên triều Hậu Lương, đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong).
Từ đó cho đến năm 960, ở miền Bắc Trung Quốc lần lượt dựng lên năm triều đại là Hậu Lương (907 – 923), Hậu Đường (923 – 935), Hậu Tổn (936 – 947), Hậu Hán (947 – 950), Hậu Chu (951 – 960).
Ở miền Nam, từ cuối đời Đường, các tướng quân phiệt mỗi người chiếm giữ một vùng. Sau khi Đường diệt vong, các thế lực cát cứ ấy đã lần lượt lập thành 9 nước là Tiền Thục (907 – 925), Ngô Việt (907 – 978), Mân (909 – 945), Ngô (919 – 937), Nam Hán (917 – 971), Nam Bình (925 – 978), Sở (927 – 951), Hậu Thục (934 – 965), Nam Đường (937 – 975), cộng với nước Bắc Hán (951 – 979) ở miền Bắc là 10 nước. Vì vậy thời kì lịch sử này gọi chung là thời Ngũ đại Thập quốc.
Trong thời kì này, do tình trạng chia cắt trầm trọng như vậy nên chiến tranh đã diễn ra liên miền. Ở những vùng xảy ra chiến sự, thay chết đầy đường, đồng ruộng bỏ hoang, cả nghìn dặm không có bóng người. Khi đánh nhau, bọn quân phiệt còn tự động phá đề, càng làm cho các loại thiên tai như hạn, lụt, bão thêm trầm trọng. Trong khi đó, chính quyền ở các nước đều thi hành chính sách thuế khoá nặng, hình phạt tàn khốc, bọn quan lại nhân cơ hội ấy tha hồ ức hiếp nhân dân, bởi vậy đời sống của nhân dân Trung Quốc vô cùng khốn khổ.
2. Sự đe dọa của người Khất Đan
Bắt đầu từ thời kì này, Trung Quốc bị người Khát Đan xâm chiếm đất đai và thường xuyên đe doạ.
Người Khất Đan vốn là một chi nhánh của Đông Hồ sống bằng nghề du mục ở Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. Năm 916, một thủ lĩnh bộ lạc là Gia Luật A Bảo Cơ thống nhất các bộ lạc Khất Đan, lên ngôi Hoàng đế. Nước Khất Đan bắt đầu được thành lập. Ngay năm đó, Khất Đan tiến công các tộc Đột Quyết, Đột Dục Hồn, Đảng Hạng. Sa Đà ở phía tây và xâm chiếm nhiều châu ở phía bắc Trung Quốc. Năm 926, Khát Đan tiêu diệt nước Bột Hải(2) ở phía đông, do đó địa bàn được mở rộng, trở thành một nước lớn mạnh.
Năm 936, Tiết độ sứ Hà Đông của Hậu Đường là Thạch Kính Đường (người Sa Đà) dựa vào thế lực của Khát Đan để cướp ngôi của Hậu Đường, lập nên triều Hậu Tấn. Để bảo tạ, Thạch Kính Đường coi vua Khất Đan như cha, mình như con (mặc dù lúc ấy vua Liêu Gia Luật Đức Quang mới 35 tuổi, còn Thạch Kính Đường đã 45 tuổi ; hàng năm phải triều cống 30 vạn tấm lụa và cắt một vùng đất gồm 16 châu ở phía bắc Hoàng Hà nhường cho Khất Đan.
Năm 937, Khát Đan đổi tên thành nước Liêu(3). Vốn có âm mưu xâm chiếm cả miền Bắc Trung Quốc, năm 942, nhân khi Thạch Kính Đường chết, vua Liêu (Gia Luật Đức Quang) đã quở trách kẻ nối ngôi sao không báo trước, sao không xưng “thần” mà lại xưng là “cháu” rồi đem quân tiến xuống phía nam, nhưng bị nhân dân Trung Quốc chặn đánh nên phải tạm thời lui quân.
Năm 946, Liêu lại tấn công Hậu Tấn. Nhiều tướng lĩnh của Hậu Tấn đầu hàng. Quân Liêu chiếm được Biện Lương, Hậu Tấn diệt vong. Gia Luật Đức Quang lên làm Hoàng đế ở Biện Lương nhưng nhân dân Trung Quốc khắp nơi nổi dậy đấu tranh nên đến cuối xuân năm 947, lấy lí do tránh nắng, phải rút về phía bắc Hoàng Hà.