Triều Hán
1. Cuộc chiến tranh Hán Sở và sự thành lập triều Tây Hán (206 tr.CN – 8 CN)
Sau khi lật đổ nhà Tần, Hạng Vũ tôn Sở Hoài vương lên làm Hoàng đế, hiệu là Nghĩa đế, còn mình thì tự xưng làm Tây Sở bá vương, đồng thời tiến hành phong đất phong vương cho các tướng lĩnh, lập thành 18 nước chư hầu. Việc phân phong của Hạng Vũ không làm hài lòng một số người, nhất là Lưu Bang.
Trước đó, Sở Hoài vương có nói rằng, ai vào được Quan Trung (tức đất Tần cũ) trước thì được phong vương ở đó. Lưu Bang vào được trước tiên, nhưng Hạng Vũ không thực hiện lời hứa của Sở Hoài vương, đem vùng này phong cho ba hàng tướng của Tán là Chương Hàm, Tư Mã Hán và Đổng Ế, lập thành ba vương quốc, còn Lưu Bang chỉ được phong làm Hán vương ở Hán Trung, Ba Thục. Đó là một vùng hẻo lánh ở phía nam nước Tần cũ, nên Hạng Vũ nói vùng ấy cũng là đất Quan Trung.
Lưu Bang giả vờ ngoan ngoãn kéo quân đến đất phong của mình, thậm chỉ sau khi đội ngũ đã đi qua còn sai người đốt sạn đạo(1) để tỏ ý không quay lại nữa, nhưng khi Hạng Vũ vừa đem quân về phía đông thì Lưu Bang liền tiến quân lên phía bắc, đánh bại Chương Hàm ; Tư Mã Hán và Đổng t phải đầu hàng, do đó đã chiếm được toàn bộ vùng Quan Trung.
Tiếp đó, nhân khi Hạng Vũ đem quân đánh Tẻ, Lưu Bang lại tiến sang phía đông, chiếm được một số vương quốc rồi dẫn đại quân đi đánh Sở. Cuộc chiến tranh Hán – Sở chính thức bùng nổ.
Lúc đầu, Lưu Bang bị thất bại nhiều lần, trong đó có hai trận bị bao vây, khó khăn lắm mới thoát được thân. Tuy nhiên về sau so sánh lực lượng dần dần có lợi cho Hán, do đó có thể giằng co với Sở. Năm 203 tr.CN, hai bên đồng ý giảng hoà, lấy Hồng Câu làm ranh giới, phía đông thuộc về Hạng Vũ, phía tây thuộc về Lưu Bang.
Đến năm 202 tr.CN, nhận thấy lực lượng của mình đã hơn hẳn đối phương, Lưu Bang chủ động tấn công quân Sở, và cuối cùng, trong trận Cai Hạ, Hạng Vũ bị bao vây, phải mở đường máu thoát ra ngoài rồi chạy đến Ô Giang tự tử.
Ngay sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang được tôn lên làm vua, hiệu là Hán Cao tổ (206 – 195 tr.CN). Khi mới lên ngôi, Hán Cao tổ đóng đô ở Lạc Dương, sau dời sang Trường An, vì vậy lịch sử gọi triều Hán do Lưu Bang lập nên là Tây Hán hoặc Tiền Hán để phân biệt với Đông Hán hoặc Hậu Hán sau này.
2. Những cuộc đấu tranh trong nội bộ triều Tây Hán
Khi nhà Hán mới thành lập. Hán Cao tổ lập tức chú ý chỉnh đốn mọi việc để củng cố ngai vàng của mình.
Đối với nhân dân, Cao tổ chú ý trước hết đến việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp. Để tăng nguồn lao động cho xã hội, Cao tổ thi hành các chính sách như phục viên binh lính, khuyến khích những người lưu tán trở về quê cũ làm ăn, trả lại tự do cho những người vì nghèo đói phải bán thân làm nô tì v,v…
Đối với giai cấp địa chủ, nếu vì chiến tranh phải rời bỏ quê hương thì nay được trở về nhận lại ruộng đất và được khôi phục tước vị cũ, các quan đều được thăng tước một cấp.
Đối với những người thân thích và các công thần, Cao tổ phong đất và phong tước hiệu quý tộc cho họ. Trong số đó, ngoài những người thân thích còn có 7 vương khác họ như Sở vương Hàn Tín, Hoài Nam vương Anh Bố, Lương vương Bành Việt v.v… vốn là những tướng lĩnh có công lớn đối với nhà Hán. Những vương quốc này tuy phải phục tùng chính phủ trung ương. nhưng có triều đình riêng, quân đội riêng. Đó là một mối lo đối với ngài vàng của họ Lưu. Vì vậy chỉ mấy năm sau, Hán Cao tổ gán cho họ tội có mưu đó làm phản để tiêu diệt họ, trong đó Hàn Tín và Bành Việt bị giết cả ba họ, thịt của Bành Việt bị ướp muối để phân phát cho tất cả các chư hầu. Sau đó, Lưu Bang đưa các con và những người cùng họ đến thay thế.
Năm 195 tr.CN, Hán Cao tổ chết, Huệ để lên nối ngôi, nhưng mọi việc đều do Lữ Hậu (hoàng hậu của Lưu Bang) quyết định.
Ngay từ khi Lưu Bang còn sống, là một người cứng rắn quyết đoán, Lữ Hậu đã từng tham dự vào việc chính trị. Chính Lữ Hậu đã đóng vai trò quan trọng trong việc giết các công thần, nhất là trong vụ tổ chức bắt và giết Hàn Tín.
Năm 188 tr.CN, Huệ đế chết. Lữ Hậu nghiễm nhiên trở thành người cầm quyền như hoàng đế, đồng thời cho người họ Lữ nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình, lại phong cho họ làm vương thay các vương họ Lưu.
Song song với những việc đó, Lữ Hậu thẳng tay giết nhiều người trong gia đình họ Lưu. Một người vợ, ba trong tám con trai, hai con dâu và hai đứa cháu của Lưu Bang bị giết chết. Chính quyền họ Lưu đứng trước nguy cơ tiêu vong. Nhưng năm 180 tr.CN, Lữ Hậu chết. Trong cung đình nổ ra một cuộc chính biến, họ Lữ bị tước mọi quyền lực, ngai vàng họ Lưu lại được củng cố. Tuy vậy, cho đến giữa thế kỉ II tr.CN, thế lực của các vương còn quá mạnh, chính phủ trung ương thực tế chỉ cai trị được 15 quận, còn 39 quận là do các vương cùng họ khống chế. Vì vậy, sau khi lên ngôi, Hán Vũ đế (140–87 tr.CN) đã thi hành nhiều chính sách nhằm tập trung mọi quyền hành vào chính phủ trung ương và để cao hơn nữa uy quyền của hoàng đế.
Để làm suy yếu thế lực các vương, Vũ đế ra lệnh cho các con thứ của các vương cũng được kế thừa đất phong và được phong tước hầu, thực chất là để chia nhỏ các vương quốc và đế hoàng đế có thể quản lí một phần đất đai vốn thuộc các vương quốc, vì lãnh địa của tước hầu thuộc quyền quản lí của chính phủ trung ương.
Ngoài ra Vũ đế còn hạn chế quyền lực của Thừa tướng ; chia cả nước thành 13 khu giám sát gọi là châu, đứng đầu là Thứ sử có nhiệm vụ giám sát các Quận thủ để trung ương có thể khống chế các địa phương chặt chẽ hơn nữa.
Về hệ tư tưởng, đầu thời Hán, học thuyết Lão Tử được tôn sùng, nhưng đến năm 136 tr.CN, Vũ đế đã ra lệnh bãi bỏ các học thuyết khác, chỉ đề cao Nho học mà thôi. Từ đó, học thuyết này trở thành công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
3. Những cuộc chiến tranh xâm lược thời Hán Vũ đế
Sau khi tình hình trong nước đã được ổn định, Hán Vũ đế liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ.
Ở phía tây, vùng Tân Cương và Trung Á ngày nay, lúc bấy giờ có 36 nước nhỏ, Trung Quốc gọi chung là Tây Vực. Vang lệnh của Hán Vũ đế, năm 138 và 121 tr.CN, Trương Khiên đã hai lần đi sứ, đã đến các nước Ô Tôn (ở Tân Cương), Đại Nhục Chỉ, Đại Hạ (ở Apganixtan), Đại Uyển, Khang Cư (tức là Sogdiane ở Uzøbekixtan) v.v… Sau đó, hằng năm, Vũ đế sai nhiều đoàn sứ giả đến vùng này.
Lấy lí do Đại Uyển không chịu cung cấp ngựa hãn huyết cho Trung Quốc, năm 104 tr.CN, Vũ đế sai Lý Quảng Lợi đem quân sang đánh nước này, nhưng bị tổn thất phải rút về. Năm 102 tr.CN, với một lực lượng lớn hơn nhiều, quân Hán mới hạ được thành Đại Uyển, nhưng phía Trung Quốc, trong 6 vạn quân viễn chinh chỉ còn hơn 1 vạn trở về. Sau đó, bằng hệ thống dịch trạm và đồn điền, Nhà Hán khống chế được một vùng rộng lớn ở Trung Á.
Ở phía bắc, từ năm 133 đến năm 119 tr.CN, Vũ đế tập trung lực lượng để đánh người Hung nô. Kết quả là Trung Quốc đã đẩy bộ tộc du mục này lên tận sa mạc Gobi.
Ở phía đông, trên bán đảo Triều Tiên và một phần đất đai ở đông bắc Trung Quốc ngày nay có các nước Cổ Triều Tiên, Phù Dư và Thìn Quốc. Để kiếm cớ xâm lược, năm 109 tr.CN, Vũ đế sai sứ sang quở trách vua Cổ Triều Tiên đã thu nhận người Hán chạy trốn và cản trở sứ giả hai nước Phù Dư và Thìn Quốc đến Trung Quốc. Năm 108 tr.CN, nhà Hán đưa quân sang đánh chiếm Cổ Triều Tiên, chia nước này thành bốn quận là Lạc Lãng, Chân Phiên, Huyền Thổ và Lâm Đồn. Cổ Triều Tiên bị nhập vào bản đồ Trung Quốc.
Ở phía nam, từ năm 206 tr.CN, viên Quận ủy quận Nam Hải là Triệu Đà khi nghe tin nhà Tán diệt vong đã chiếm luôn cả hai quận Quế Lâm và Tượng, lập nên nước Nam Việt. Năm 179 tr.CN, Triệu Đà đã thần phục Tay Hán, nhưng đến năm 113 tr.CN, Hán Vũ đế đòi Nam Việt phải nội thuộc Trung Quốc. Bị Thừa tướng Nam Việt là Lữ Gia kiên quyết phản đối, Vũ đế liền phái đại quân sang đánh và đến năm 111 tr.CN thì chinh phục được Nam Việt. Trước đó, năm 179 tr.CN, nước Âu Lạc của ta đã bị Triệu Đà thôn tính, nên đến đây nước ta cũng bị nhập đế quốc Hán.
Như vậy, sau hơn hai chục năm chinh phục bên ngoài, Tây Hán đã thôn tính và khống chế được nhiều nước xung quanh, lập thành một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh ở phương Đông. Tuy nhiên, sự cường thịnh của Tây Hán không lâu bền. Sang thế kỉ 1, nhân khi nhà Hán suy yếu, Triều Tiên và các nước Tây Vực dần dẫn thoát khỏi sự khống chế của Tây Hán.
4. Triều Tân (9-23)
Sau khi Vũ đế chết một thời gian, tình hình Tây Hán ngày càng rối ren. Đến cuối thế kỉ I, quyền bính bị nắm trong tay ngoại thích họ vương. Năm 8 sau CN, ngoại thích Vương Mãng đã cướp ngôi của nhà Hán, tự mình lên làm vua, đặt tên triều đại mới là Tần.
Với mục đích muốn cứu vãn tình hình nguy ngập cuối thời Tây Hán, xoa địu mâu thuẫn xã hội, củng cố nền thống trị của mình, Vương Mãng ban hành một số chính sách cải cách, gồm mấy nội dung chính sau đây :
– Tuyên bố tất cả ruộng đất trong nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, gọi là “vương điển” ; nô tì thì gọi là “tư thuộc”. Nếu nhà nào có số đình nam dưới 8 người mà có ruộng đất hơn 1 “tỉnh” (900 mẫu) thì phải đem số ruộng quá tiêu chuẩn quy định chia cho bà con hàng xóm. Những người không có ruộng đất, mỗi đỉnh nam được nhận 100 mẫu. Ruộng đất và nó tì đều không được bán. Nếu trái lệnh, nhẹ thì bị đi đày, nặng thì bị xử tử.
– Nhà nước độc quyền quản lí 8 thứ : Muối, sắt, rượu, đúc tiền, rừng núi, ao hồ, thị trường và cho vay nợ.
– Thay đổi chế độ quan lại, đặt lại tên đất.
Những chủ trương cải cách của Vương Mãng phần thì không thực tế, phần thì đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp địa chủ, phần thì gây nhiều xáo trộn trong xã hội, nên không thi hành được. Những mâu thuẫn trong xã hội chẳng những không giải quyết được mà lại càng gay gắt thêm. Vì vậy, triều Tân của Vương Mãng không thể tránh khỏi nguy cơ sụp đổ.
5. Phong trào chiến tranh nông dân Lục Lâm – Mày đỏ và sự thành lập triều Đông Hán (25 – 220)
Cuộc cải cách của Vương Mãng không thành công, giai cấp địa chủ vẫn chiếm nhiều ruộng đất làm cho “kẻ giàu ruộng liền bờ bát ngát, người nghèo không có miếng đất cắm dùi”. Thêm vào đó, các loại thiên tai như hạn hán, châu chấu cắn lúa xảy ra khắp nơi. Vì thường xuyên bị đói khổ, nông dân ở nhiều địa phương đã nổi dậy khởi nghĩa.
Năm 17, dân đói ở Hồ Bắc, dưới sự lãnh đạo của Vương Khuông, Vương Phượng đã tập hợp thành một lực lượng nghĩa quân đóng trên núi Lục Lâm. nên gọi là quân Lục Lâm. Nam 22, quân Lục Lâm rời khỏi căn cứ địa ra ngoài hoạt động. Lúc ấy, ở các nơi khác, một số địa chủ như Lưu Huyền và anh em Lưu Diễn, Lưu Tú cũng tổ chức được những đội quân rồi hợp tác với quân nông dân. Do vậy, lực lượng khởi nghĩa càng lớn mạnh nhanh chóng.
Năm 23, sau khi đánh thắng quân Vương Mãng một trận lớn, nghĩa quân cử Lưu Huyền lên làm Hoàng đế, lấy hiệu là Cảnh Thuỷ, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở đất Uyển (Hà Nam). Ngay năm đó, quân lục Lâm chia làm hai cạo đi đánh Lạc Dương và Trường An. Khi quân Lục Lam chưa đến nơi, ở Trường An đã nổ ra binh biến, Vương Mãng bị giết chết. Đầu năm 24, Lưu Huyền vào làm vua ở Trường An.
Trong khi quân Lục Lâm nổi dậy ở Hồ Bắc, năm 18, ở Sởn Đông, dưới sự lãnh đạo của Phần Sùng, nông dân cũng nổi dậy khởi nghĩa.
Năm 22, Vương Mãng điều hơn 10 vạn quân đến đàn áp. Để phân biệt với địch, nghĩa quân tô đỏ lông mày nên gọi là quân Mày đỏ (Xích mi).
Cũng như quân Lục Lâm, quân Mày đỏ đã giáng cho quân Vương Mãng những đòn thất bại nặng nề. Nam 23, Phàn Sùng và các tướng lĩnh khác của quân Mày đỏ được Lưu Huyền phong hầu.
Năm 25, lực lượng của quân Mày đỏ phát triển đến 35 vạn. Họ muốn lập một người thuộc dòng họ nhà Hán lên làm hoàng đế. Từ trong hàng ngũ của mình, họ chọn được 3 người có họ gần nhất với nhà Hán, rồi bằng phương pháp bốc thăm, Lưu Bồn Tử, vốn là một chú chăn bò 15 tuổi được cử lên làm vua.
Trong khi đó, Lưu Huyền ngày càng xa rời quần chúng nông dân, nên đã xảy ra xung đột nội bộ giữa các tướng lĩnh xuất thân nông dân và các tướng lĩnh xuất thân địa chủ. Do vậy, khi quân Mày đỏ tiến sang phía tây, các tướng xuất thần nông dân trong quân Lục Lâm đã phối hợp với quân Mày đỏ để cùng tấn công Trường An. Lưu Huyền phải đầu hàng. Lưu Bốn Tử tiếp quản Trường An.
Tuy làm chủ được kinh đô, nhưng quân nông dân bị địa chủ bao vây kinh tế, gặp phải khó khăn về lương thực, buộc phải rút lui.
Ngoài hai trung tâm Hồ Bắc và Sơn Đông, lúc bấy giờ ở Hà Bắc cũng có nhiều nhóm khởi nghĩa nhỏ. Năm 23, Lưu Tú được Lưu Huyền phải lên đây để phát triển lực lượng. Với sự ủng hộ của một số quan lại và địa chủ ở địa phương, Lưu Tú lập được căn cứ địa của mình rồi từ đó tiêu diệt hoặc hàng phục các nhóm khởi nghĩa khác, làm chủ được cả vùng Hà Bắc. Do thế lực đã mạnh, Lưu Tú bắt đầu tấn công quân của Lưu Huyền, chiếm được Lạc Dương.
Năm 25, Lưu Tú xưng làm Hoàng đế, hiệu là Quang Vũ đế, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Đông Hán. Năm 27, Lưu Tú đánh bại quân Mày đỏ khi lực lượng này đang rút về phía đông. Thế là, nhờ sự nổi dậy của nông dân, Lưu Tú đã được leo lên ngôi Hoàng đế và lập nên một triều đại mới.
6. Tình hình thời Đông Hán và phong trào chiến tranh nông dân Khăn vàng
Đầu thời Đông Hán, Quang Vũ đế cũng thi hành nhiều chính sách tích cực như cấm giết nô lệ và giải phóng nô lệ, giảm thuế từ 1/10 xuống 1/30, phục viên binh lính để làm tăng thêm người lao động, sáp nhập huyện để giảm bớt quan lại, xây dựng các công trình thuỷ lợi v.v… Nhờ vậy tình hình xã hội tương đối ổn định.
Đối với bên ngoài, Đông Hán tìm cách chiếm lại những nơi đã thoát khỏi sự thống trị hoặc khống chế của Trung Quốc. Ở nước ta, năm 40, thể lực của Đông Hán đã bị Hai Bà Trưng đánh đuổi, nhưng đến năm 43, quân Đông Hán đánh bại Hai Bà Trưng, đặt lại ách đô hộ lên nước ta một lần nữa. Ở phía tây, từ cuối thời Tây Hán, các nước Tây Vực đã thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Vì vậy, năm 73, Đông Hán một mặt phái quân đi đánh Hung nổ, một mặt sai Ban Siêu đi lôi kéo các nước Tây Vực. Ở đây, Ban Siêu đã dùng đủ các ngón độc ác, nham hiểm, lường gạt, tấn công… kết quả là đã thần phục được một số nước.
Tuy nhiên, sự ổn định của Đông Hán không duy trì được lâu. Sang thế kỉ II, trong triều đình thường xuyên diễn ra những cuộc tranh giành quyền lực giữa ngoại thích và quan hoạn, do đó tình hình chính trị hết sức rối ren.
Ở các địa phương, giai cấp địa chủ tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất, lập thành những điển trang rộng lớn. Trong khi đó, các loại thiên tai như lụt, hạn, bão, mưa đá, châu chấu v.v… thường xuyên xảy ra.
Tất cả những nguyên nhân ấy làm cho nhân dân thường xuyên bị nạn đới hoành hành đến nỗi rất nhiều người phải “trần truồng đi kiếm có để ăn”, có nơi dẫn chết đói đến bốn, năm phần mười. Vì vậy, nông dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa và đến cuối thế kỉ II, dưới sự lãnh đạo của Trương Giác, một cuộc chiến tranh nông dân rầm rộ đã bùng nổ.
Trương Giác vốn là thủ lĩnh của một giáo phái Đạo giáo lưu hành trong dân gian gọi là đạo Thái bình. Ông tự xưng là “Đại hiền lương sư”, tay cầm gây chín đốt và bùa, miệng niệm chủ, dùng tàn hương, nước lã chữa bệnh. Sau hơn 10 năm truyền giáo, số tín đồ của đạo Thái bình đã lên đến mấy chục vạn, phân bố khắp miền Bắc Trung Quốc.
Để chuẩn bị khởi nghĩa, Trương Giác chia tín đồ thành 36 phương, mỗi phương trên dưới 1 vạn người, và cử tướng lĩnh đến chỉ huy. Đồng thời, ông sai người đi các nơi loan truyền câu sấm: “Trời xanh sắp chết, trời vàng đang lập, đến năm Giáp Ti, thiên hạ tốt lành.
Năm 184 (năm Giáp Tí), Mã Nguyên Nghĩa, thủ lĩnh một phương lớn được giao nhiệm vụ tổ chức khởi nghĩa, nhưng kế hoạch bị bại lộ. Bởi vậy, Trương Giác quyết định cả 36 phương phải khởi sự trước thời gian dự định. Quân khởi nghĩa đầu chít khăn vàng để làm dấu hiệu riêng nên gọi là quân Khăn vàng. Khắp nơi, họ tấn công thành áp, đốt phá dinh thự, các quan lại phải chạy trốn.
Hoảng sợ trước sự đấu tranh của nông dân, chính phủ Đông Hán và các tập đoàn quân phiệt ở các địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp. Quân Khăn vàng tuy chiến đấu rất ngoan cường nhưng đến cuối năm 184 bị Hoàng Phủ Tung đánh bại. Trương Giác trước đó đã ốm chết, còn hai em là Trương Bảo, Trương Lương đều bị tử trận. Năm vạn nghĩa quân không chịu khuất phục nhảy xuống sông tự tử, 13 vạn người khác bị quân Hoàng Phủ Tung giết chết. Mộ của Trương Giác bị quật lên, bổ áo quan, cắt đầu đưa về kinh đô. Sau khi bộ phận chủ lực của quân Khăn vàng thất bại, nông dân các nơi khác vẫn tiếp tục đấu tranh trong 20 năm nữa mới hoàn toàn bị dập tắt.
Như vậy, triều Đông Hán vẫn chưa bị phong trào nông dân lật đổ, nhưng từ đó lại càng thêm suy yếu. Vua Đông Hán chỉ còn là bù nhìn trong tay các tướng quân phiệt và đến năm 220 thì phải nhường ngôi cho họ Tào.